HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Kêu gọi ủng hộ người bệnh ung thư qua chiến dịch “Triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”

Thứ Hai, ngày 02/12/2024 02:03

Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, tổng kết Nghị quyết của Đảng

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 05:32

Y tế tư nhân dần khẳng định vị thế trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân

Chủ Nhật, ngày 01/12/2024 02:11

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Y học cổ truyền Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 30/11/2024 04:06

Hội nghị thường niên Câu Lạc bộ Giám đốc các bệnh viện khu vực phía Nam lần thứ XXII

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 10:12

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS

Thứ Sáu, ngày 29/11/2024 07:50

Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận làm việc với Hiệp hội sản xuất Dược Hàn Quốc

Thứ Năm, ngày 28/11/2024 07:31

Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'

Thứ Ba, ngày 26/11/2024 01:32

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Thứ Hai, ngày 25/11/2024 07:28

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các gia đình chính sách

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 08:03

Bộ Y tế tổ chức: Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 03:41

Bộ Y tế mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc năm 2024

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:34

Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc 2024

Thứ Bẩy, ngày 23/11/2024 01:32

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổ chức Facing the World

Thứ Sáu, ngày 21/11/2024 22:36

Chung kết Cuộc thi “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”

Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:28

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Tổ chức Operation Smile

Thứ Năm, ngày 21/11/2024 08:23

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm các bệnh nhân ghép tạng đặc biệt của Việt Nam

Thứ Tư, ngày 20/11/2024 07:36

Bộ Y tế hỗ trợ Hà Giang về công tác y tế, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ Tư, ngày 20/11/2024 01:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Thứ Ba, ngày 19/11/2024 04:12

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Trường hợp nào phải xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt?

29/05/2024 | 10:57 AM

 | 

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Trong đó nêu rõ các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

Trường hợp nào phải xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt?- Ảnh 1.

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định các trường hợp phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Thông tư nêu rõ, công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt hoặc cấp nước cho nhiều mục đích, trong đó có cấp nước cho sinh hoạt (công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt) của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì phải xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, bao gồm:

1- Công trình khai thác nước mặt có quy mô trên 100 m3/ngày đêm.

2- Công trình khai thác nước dưới đất có quy mô trên 10 m3/ngày đêm.

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước mặt

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông, suối, kênh, mương, rạch để cấp cho sinh hoạt là vùng thượng lưu, hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước của công trình (bao gồm cả phần phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước sông, suối, kênh, mương, rạch mà công trình đó khai thác), được quy định như sau:

Trường hợp công trình khai thác nước có quy mô trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 1.000 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; không nhỏ hơn 800 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.

Trường hợp công trình khai thác nước có quy mô từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt không nhỏ hơn 1.500 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 100 m về phía hạ lưu đối với khu vực miền núi; không nhỏ hơn 1.000 m về phía thượng lưu và không nhỏ hơn 200 m về phía hạ lưu đối với khu vực đồng bằng, trung du.

Theo Thông tư, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt từ hồ chứa, đập dâng để cấp cho sinh hoạt được tính từ vị trí khai thác nước của công trình và được quy định như sau: 1- Không nhỏ hơn 1.500 m từ vị trí khai thác nước đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa, đập dâng trên sông, suối và không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa, phạm vi bảo vệ đập; 2- Toàn bộ khu vực lòng hồ đối với trường hợp công trình khai thác nước từ hồ chứa khác với quy định trên.

Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước dưới đất

Đối với công trình khai nước dưới đất trong tầng chứa nước có áp thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được xác định cho từng giếng khai thác và không nhỏ hơn 3 m tính từ miệng giếng.

Đối với công trình khai nước dưới đất trong tầng chứa nước không áp thì phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt được xác định cho từng giếng khai thác và không nhỏ hơn 20 m tính từ miệng giếng.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Thông tư nêu rõ, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải tuân thủ các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước mặt, nước dưới đất theo quy định pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tổ chức, cá nhân đầu tư, quản lý, vận hành công trình khai thác nước có trách nhiệm lắp đặt, cắm biển chỉ dẫn, bảo vệ biển chỉ dẫn về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình của mình; bảo vệ nguồn nước mình đang trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình.

Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khác trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác thì phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.

Theo Thông tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau đây: xác định ranh giới vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa; thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên địa bàn; tiếp nhận thông tin, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên địa bàn theo thẩm quyền.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Nguồn: Chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến