HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4)

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:32

Ủy viên Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 02:21

Bộ Y tế công bố Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 01:02

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:59

Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:00

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm việc với 3 bệnh viện ở TPHCM về đảm bảo công tác y tế cho dịp lễ 30/4

Thứ Hai, ngày 14/04/2025 01:28

Hội nghị khoa học thường niên Chi hội miễn dịch trị liệu ung thư các tỉnh duyên hải Bắc bộ lần thứ nhất

Thứ Bẩy, ngày 12/04/2025 14:13

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH Roche Pharma Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 08:04

Thành công triển khai liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với các cơ sở y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh và Thái Nguyên

Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 06:35

Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính phủ”

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 08:52

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 07:44

Bộ Y tế triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2025–2030

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 06:31

Thúc đẩy hợp tác phòng chống ung thư vú tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 02:40

Ngành Y tế tạo đột phá, vững bước vào kỷ nguyên mới

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 00:10

Bộ Y tế họp định hướng xây dựng luật năm 2025 và các năm tiếp theo

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 08:50

Bộ Y tế họp lấy ý kiến địa phương về xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 02:10

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Uzbekistan

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 01:02

Khánh thành tượng những Thầy thuốc tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 05/04/2025 02:02

Giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế

Thứ Bẩy, ngày 04/04/2025 23:55

Tăng cường hợp tác y tế nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 04/04/2025 13:53

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Trẻ mắc trầm cảm vì bị "bạo lực tinh thần" trong gia đình

16/04/2025 | 09:23 AM

 | 

 

Áp lực gia đình, mâu thuẫn xã hội và thiếu sự quan tâm kịp thời, trẻ vị thành niên không chỉ suy giảm học tập mà còn đối mặt với những hành vi tự làm tổn hại bản thân, tự tử.

Nhiều gia đình đưa con đến Bệnh viện Bạch Mai khi thấy con có dấu hiệu trầm cảm. (Ảnh minh họa: T.L)

Nhiều gia đình đưa con đến Bệnh viện Bạch Mai khi thấy con có dấu hiệu trầm cảm. (Ảnh minh họa: T.L)

Trẻ trầm cảm vì những mâu thuẫn trong gia đình

Bệnh nhân N.T.L (19 tuổi, sinh viên đại học) vào Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai vì buồn chán, có ý định tự sát bằng cách treo cổ. Là con cả trong gia đình có hai chị em, L. luôn cảm thấy bị thiệt thòi khi bố mẹ dành tình cảm và quà tặng nhiều hơn cho em trai. Mâu thuẫn giữa hai chị em thường xuyên xảy ra, dù bố mẹ vẫn yêu thương con cái.

Lên đại học, L. sống xa nhà, kết bạn mới và tạm thời vui vẻ. Tuy nhiên, khi bố đột ngột ốm nặng, cô rơi vào trạng thái lo lắng, mất ngủ, chán ăn, sụt 3kg trong 2 tuần. Cô không còn hứng thú với học tập, xa lánh bạn bè, thường xuyên nghĩ đến cái chết và lên kế hoạch tự sát (mua dây về treo cổ).

Gia đình đưa L đến Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám. Qua đánh giá lâm sàng và khai thác bệnh sử, các bác sĩ xác định N.T.L đang ở giai đoạn trầm cảm nặng không kèm triệu chứng loạn thần, có hành vi tự sát.

Bệnh nhân N.T.H (15 tuổi) nhập viện sau khi uống thuốc diệt chuột tự sát. H. sống với bố từ năm 6 tuổi sau khi bố mẹ ly dị. Bố thường xuyên uống rượu, mắng chửi vô cớ và cấm con liên lạc với mẹ.

Ở trường, H. bị bạn bè xa lánh, bắt nạt, nhưng không nhận được sự hỗ trợ từ gia đình. Cô bé dần thu mình, mất ngủ, cắt tay tự hủy hoại và cuối cùng uống thuốc tự hủy hoại bản thân.

Qua thăm khám tại Viện Sức khỏe tâm thần, các bác sĩ chẩn đoán H. bị trầm cảm nặng kèm hành vi tự sát, stress kéo dài.

 

Trầm cảm là vấn đề phổ biến ở tuổi vị thành niên. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 10-20% trẻ vị thành niên trải qua ít nhất một rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm là phổ biến nhất. Tại Việt Nam, báo cáo tỷ lệ này dao động 5-8%, nhưng nhiều trường hợp vẫn bị bỏ sót do thiếu hiểu biết.

Giúp cha mẹ nhận diện con bị trầm cảm

Bác sĩ Bùi Văn Lợi, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, trầm cảm ở vị thành niên là một vấn đề sức khỏe tâm thần phức tạp, bắt nguồn từ sự tương tác của nhiều yếu tố khác nhau.

Về yếu tố gene-di truyền, trẻ có cha mẹ mắc trầm cảm có nguy cơ cao gấp 2 lần. Những trẻ có tính cách nhạy cảm, khó chia sẻ cảm xúc; gia đình có yếu tố ly hôn, bạo lực, thiếu quan tâm; trẻ ở trường bị bắt nạt, áp lực thi cử... cũng là yếu tố gây ra trầm cảm ở trẻ.

Ngoài ra, các sự kiện trong cuộc sống như bỏ học, cha mẹ mất, khó khăn tài chính trong gia đình, mất bạn bè hoặc thành viên trong gia đình bị bệnh cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ra trầm cảm ở trẻ vị thành niên.

Những người trải qua các trải nghiệm tiêu cực nghiêm trọng trong thời thơ ấu như bị lạm dụng, bạo hành, trải qua các triệu chứng trầm cảm cao hơn khi phải đối mặt với các yếu tố gây căng thẳng hiện tại.

Bác sĩ Lợi cho biết, trầm cảm ở tuổi vị thành niên có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, đôi khi dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những thay đổi tâm sinh lý bình thường của lứa tuổi.

Trẻ có thể có cảm xúc tiêu cực như buồn bã vô cớ, có thể bao gồm những cơn khóc không rõ lý do; cảm thấy vô vọng hoặc trống rỗng; tâm trạng cáu kỉnh hoặc khó chịu, dễ tức giận cáu gắt vì những chuyện nhỏ; mất hứng thú hoặc niềm vui trong các thú vui sở thích trước đây; cảm giác vô giá trị hoặc tội lỗi.

Trẻ hay nhớ về những sự kiện buồn khi còn nhỏ, tự trách bản thân và gia đình; trẻ cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối hoặc thất bại; khó suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ; cảm giác tương lai thật ảm đạm và u ám. Thậm chí, có trẻ còn thường xuyên nghĩ đến cái chết.

 

Cha mẹ cần để ý nếu con có hành vi mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn so với mức bình thường; thay đổi cảm giác ngon miệng: giảm cảm giác thèm ăn và sụt cân, hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân; sử dụng rượu hoặc chất để cố làm mình dễ chịu hơn.

Trẻ có hành vi kích động hoặc bồn chồn, đi lại nhiều, không thể ngồi yên; kết quả học tập kém hoặc thường xuyên nghỉ học, bỏ học; ít chú ý đến vệ sinh cá nhân hoặc ngoại hình; bùng nổ cơn giận dữ vô cớ, hành vi gây rối; tự làm đau bản thân (hành vi tự gây thương tích); lên kế hoạch tự sát hoặc cố gắng tự sát.

Về nhận thức, trẻ giảm tập trung, học tập sa sút, khó đưa ra quyết định. Ở tuổi dậy thì, trầm cảm thường biểu hiện qua cáu kỉnh thay vì buồn bã, dễ bị nhầm lẫn với "khủng hoảng tuổi teen".

Ngoài ra, trầm cảm ở vị thành niên có thể đi kèm với các rối loạn đồng mắc khác, bao gồm: Rối loạn liên quan đến sử dụng chất; rối loạn hoảng sợ; rối loạn ám ảnh cưỡng bức; chán ăn tâm thần; ăn vô độ tâm thần; rối loạn nhân cách ranh giới.

Bác sĩ Lợi cho biết, hiện có nhiều phương pháp có giá trị trong đánh giá trầm cảm ở vị thành niên, từ xét nghiệm các gene, chất dẫn truyền thần kinh liên quan và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh-thăm dò chức năng, trắc nghiệm tâm lý.

Phòng ngừa trầm cảm ở vị thành niên đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Do đó, gia đình cần dành thời gian lắng nghe, tránh so sánh giữa các con; can thiệp kịp thời khi trẻ có dấu hiệu bị bắt nạt hoặc stress.

Nhà trường cần tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý, phát hiện sớm học sinh có nguy cơ, giáo dục kỹ năng ứng phó với áp lực.

Gia đình và nhà trường cần khuyến khích trẻ tham gia thể thao, nghệ thuật để giải tỏa cảm xúc.

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tiên lượng của trầm cảm ở vị thành niên. Các gia đình cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần khi có các dấu hiệu: trẻ có ý định tự sát hoặc hành vi tự hủy hoại; triệu chứng (buồn chán, mất ngủ, chán ăn) kéo dài trên 2 tuần; suy giảm nghiêm trọng học tập, sinh hoạt.

Chuyên gia này cũng khuyến cáo, các gia đình đừng nghĩ trầm cảm là rối loạn nhẹ nhàng mà từ chối tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Việc phát hiện sớm, can thiệp sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa tái phát.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến