HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 08:00

Lễ trao giải tôi khỏe đẹp hơn lần 3

Thứ Bẩy, ngày 04/01/2025 01:16

Bộ Y tế gặp mặt các lãnh đạo, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 08:52

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 06:25

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đoàn Tập Đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Trung Quốc

Thứ Sáu, ngày 03/01/2025 01:00

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Văn phòng Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 07:04

Bộ Y tế phổ biến Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 02/01/2025 06:54

Bộ Y tế gặp mặt chúc Tết Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Y tế đã nghỉ hưu và đang công tại TP Hồ Chí Minh

Thứ Tư, ngày 01/01/2025 05:21

Phát triển cấp cứu ngoại viện, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 14:03

Lãnh đạo Bộ Y tế dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Tp. HCM và Nghĩa trang liệt sỹ Tp. HCM

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 09:09

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thứ Ba, ngày 31/12/2024 01:09

Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 13:26

Việt Nam 'đi sau về trước' trong kỹ thuật ghép tạng

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:54

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm nhiều kỳ vọng đối với các trí thức, nhà khoa học

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 08:50

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Hiến máu, vì sức khỏe mỗi chúng ta và sinh mệnh nhiều người bệnh'

Thứ Hai, ngày 30/12/2024 04:21

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dự lễ khai trương Khu xạ trị kỹ thuật cao tại Hà Tĩnh

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:32

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Chỉ đạo tuyến đóng vai trò quyết định thành tựu của ngành Y tế năm 2024

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 06:26

Diễn tập ứng phó với khủng bố sinh học

Chủ Nhật, ngày 29/12/2024 01:00

Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ ngành y tế - nơi ươm mầm và cổ vũ tài năng trẻ

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 08:02

Tập trung chỉ đạo điều hành, hướng dẫn, đôn đốc hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số

Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:29

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Tiếp nhận điều trị nhiều trẻ mắc sởi nhập viện

15/12/2024 | 10:09 AM

 | 

Hà Nội có xu hướng gia tăng dịch sởi, những ngày gần đây tại Bệnh viện Thanh Nhàn cũng đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhi mắc sởi nhập viện.

Các giường bệnh đã chật kín vì trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện khá đông

Tại khoa nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, các giường bệnh đã chật kín vì trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện khá đông, khu vực điều trị bệnh nhi mắc sởi được tách riêng để tránh lây nhiễm.

Có con mắc sởi đang điều trị tại khoa Nhi, chị Đinh Thị Phương (ở Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Cháu nhập viện trong tình trạng sốt triền miên, cháu sốt đến ngày thứ 5, xuất hiện mẩn đỏ, phát ban khắp người và được xét nghiệm, chẩn đoán mắc bệnh sởi. Khi vào viện, cháu đã có biến chứng kèm theo viêm thanh quản. Đã lâu, gia đình quên không tiêm vaccine sởi cho cháu nên cũng khá lo lắng”.

Cũng theo chị Phương, dù tiêm nhiều loại vắc xin cho con, nhưng gia đình lại chủ quan, bỏ qua mũi sởi.

Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết trong khoảng 1 tháng trở lại đây, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị gần 40 bệnh nhân mắc sởi. Đa số các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho và sổ mũi. Đây cũng là các triệu chứng của viêm đường hô hấp, giống với nhiều bệnh lý. Một số trẻ sốt đi kèm phát phát ban thì được test để chẩn đoán sởi.

Theo bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, số các trẻ mắc sởi được ghi nhận chủ yếu là trẻ ở độ tuổi 4 tháng tuổi đến 8 tuổi. Nhiều trẻ khi vào viện đã bị biến chứng viêm phổi, viêm thanh quản, chưa ghi nhận trường hợp nặng như viêm não.

Nhiều trẻ mắc sởi chưa đến tuổi tiêm vắc xin; một số trẻ tiêm không đầy đủ; trẻ bị bỏ sót mũi tiêm.

Bệnh nhi đang được chăm sóc, điều trị.

Về việc bệnh sởi gia tăng, bệnh sởi đã được ghi nhận bùng phát theo chu kỳ, cứ khoảng 10 năm lại có một đợt sởi bùng phát mạnh. Tại Hà Nội, năm 2024 cũng là năm dự báo bùng phát dịch, sau đợt bùng phát dịch sởi năm 2014.

Nguyên nhân dịch sởi lây lan còn do các yếu tố như: Thời tiết mùa đông - xuân hiện nay đang là môi trường thuận lợi để virus sởi phát triển, lây lan. Bên cạnh đó, miễn dịch do tiêm vắc xin sởi ở trẻ chưa sản sinh hoặc miễn dịch của trẻ chưa tốt. Đặc biệt, thời gian ủ bệnh, diễn biến bệnh sởi khá lâu nên nên dẫn đến thời gian lây nhiễm kéo dài. Việc chẩn đoán chính xác bệnh sởi thường là khi bệnh nhi đã xuất hiện phát ban và gia đình mới có thể cách ly trẻ.

Bác sĩ cũng chú ý, đối với việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ, khi mới tiêm 1 mũi, hiệu lực vắc xin đã có thể giảm xuống dưới 80%; khi tiêm đủ 2 mũi, cơ thể sản sinh ra kháng thể đạt 90% - 95% hiệu lực của vắc xin.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, các gia đình cần chú ý lịch tiêm vắc xin sởi, và tiêm đủ mũi cho trẻ theo hướng dẫn để trẻ có miễn dịch đầy đủ phòng bệnh.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây lan rất nhanh qua đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Các triệu chứng điển hình của bệnh sởi bao gồm sốt cao, phát ban đỏ, viêm kết mạc, ho, sổ mũi và các đốm trắng li ti trong miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong.

Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn tránh để bệnh diễn tiến nặng.

 

Không chỉ bệnh sởi, tại Bệnh viện Thanh Nhàn cũng ghi nhận các ca mắc sốt sốt huyết gia tăng.

Chị Trần Thị Thúy có con đang nằm tại tại khoa Nhi bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: “Cháu nhập viện trong tình trạng sốt cao trên 40 độ, uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ. Gia đình đưa cháu vào viện và xét nghiệm máu thì cháu được xác định dương tính với sốt xuất huyết”.

Theo chị Thúy, con chị chưa bao giờ bị sốt sốt huyết. Gia đình cũng luôn chú trọng vệ sinh sạch sẽ; trong gia đình cũng chưa có ai bị sốt sốt huyết, nên không rõ con bị lây bệnh từ đâu.

Các chuyên gia khuyến cáo, ngoài tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng, người dân nên tiêm các vắc xin cúm, phế cầu cho trẻ nếu có đủ điều kiện. Ngay khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho, số mũi, sốt cao khó hạ, co giật, bỏ ăn, khó thở, khò khè... phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn tránh để bệnh diễn tiến nặng.

Theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi (TP.HCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong). So với cùng kỳ năm 2023, số nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn 111 lần.

 

Đáng chú ý, nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng đã mắc sởi. Một số địa phương có số nghi sởi và sởi dương tính cao là TP.HCM, Đồng Nai, Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Dương, Hà Nội, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp.

 

Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi tại 31 tỉnh, thành, cho trẻ em 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh, thành phố triển khai chiến dịch chưa đảm bảo tiến độ.

 

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến