HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37

Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét

Chủ Nhật, ngày 06/07/2025 01:31

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25

'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 02:12

Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 01:35

Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 10:03

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 09:55

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 03/07/2025 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ

Thứ Ba, ngày 01/07/2025 07:48

Khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:43

Sơn La công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; thành lập tổ chức đảng; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam cấp xã

Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:34

Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân

Chủ Nhật, ngày 28/06/2025 21:55

Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác”

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 10:50

Lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 07:44

Thứ trưởng Bộ Y tế: Liệu pháp miễn dịch, gene, tế bào gốc đang mang lại những hy vọng lớn cho người bệnh

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 05:40

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thoát cửa tử sau sinh 12 ngày: Cảnh báo băng huyết muộn có thể đe dọa tính mạng sản phụ

09/07/2025 | 10:22 AM

 | 

Trong khi nhiều người cho rằng hành trình vượt cạn kết thúc khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, thì thực tế cho thấy giai đoạn hậu sản vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe, thậm chí tính mạng người mẹ.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội mới đây tiếp nhận một ca cấp cứu đặc biệt nghiêm trọng. Đó là sản phụ Lương P.A, 20 tuổi, trú tại Hà Nội, được chuyển tuyến trong tình trạng ra máu âm đạo ồ ạt sau khi sinh thường được 12 ngày. Khi đến bệnh viện, sản phụ vẫn tỉnh táo nhưng có biểu hiện thiếu máu rõ rệt. Da và niêm mạc nhợt nhạt, huyết áp tụt xuống còn 90/60 mmHg, mạch nhanh 100 lần mỗi phút – những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất máu nghiêm trọng. Thăm khám cho thấy tử cung co hồi kém, cổ tử cung có gạc chèn, âm đạo vẫn đang chảy máu đỏ tươi từ buồng tử cung qua kênh cổ tử cung.

Kết quả siêu âm ghi nhận có cấu trúc tăng âm trong buồng tử cung, kích thước 78x10mm, nghi ngờ còn sót mô nhau hoặc sản dịch ứ đọng. Xét nghiệm máu cho thấy chỉ số huyết sắc tố giảm xuống còn 82 g/l, hematocrit ở mức 0,25 L/L, xác nhận tình trạng thiếu máu nặng. Các bác sĩ nhanh chóng xác định đây là tình trạng băng huyết muộn sau sinh – một biến chứng nguy hiểm dù không thường gặp.

Ngay lập tức, kíp trực tại bệnh viện đã tiến hành các bước xử trí theo phác đồ cấp cứu sản khoa: nạo sạch buồng tử cung nhằm loại bỏ nguyên nhân gây chảy máu, sử dụng thuốc tăng co tử cung để hỗ trợ co hồi và cầm máu, đồng thời truyền ba đơn vị hồng cầu khối để bù lượng máu đã mất, kết hợp sử dụng kháng sinh phổ rộng phòng nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, máu đỏ tươi vẫn tiếp tục chảy ra với lượng ước tính khoảng 300ml, cho thấy vẫn còn một vị trí mạch máu đang hoạt động gây chảy máu liên tục.

Trước diễn biến không cải thiện, sản phụ được chuyển gấp lên phòng mổ cấp cứu. Ca phẫu thuật được chỉ huy trực tiếp bởi TS.BS Đỗ Tuấn Đạt – Trưởng khoa Sản bệnh và BSCKII Lương Thị Ngọc Vân – Phó khoa Gây mê hồi sức. Ê-kíp đã nhanh chóng xác định được vị trí chảy máu là từ một vết xước ở cổ tử cung. Sau khi tiến hành khâu cầm máu và thắt động mạch cổ tử cung hai bên để hạn chế máu đến khu vực đang tổn thương, các bác sĩ tiếp tục đặt bóng chèn tử cung nhằm hỗ trợ cầm máu từ bên trong và tạo điều kiện cho tử cung co hồi hiệu quả hơn.

Tổng lượng máu và chế phẩm máu được truyền trong và sau mổ lên tới 1050ml hồng cầu khối, 400ml plasma tươi đông lạnh và 400ml cryoprecipitate – con số cho thấy mức độ mất máu nặng nề và nguy cơ rối loạn đông máu đi kèm. Sau can thiệp, sức khỏe của bệnh nhân ổn định. Sản phụ tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa C3. Năm ngày sau đó, chị P.A được xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt.

Trường hợp của sản phụ trẻ này là một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng băng huyết muộn sau sinh – biến chứng ít phổ biến nhưng có thể diễn tiến âm thầm, khó lường và đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.

Theo các chuyên gia, băng huyết sau sinh thường được chia làm hai loại: băng huyết sớm xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và băng huyết muộn xuất hiện từ sau 24 giờ đến vài tuần sau khi sinh. Trong khi băng huyết sớm được phát hiện dễ dàng do bệnh nhân vẫn đang nằm viện, thì băng huyết muộn thường xảy ra khi sản phụ đã về nhà, khiến việc nhận biết và xử trí sớm gặp khó khăn.

Nguyên nhân dẫn đến băng huyết muộn có thể bao gồm tình trạng sót nhau hoặc mô trong buồng tử cung, tử cung co hồi kém, nhiễm trùng hậu sản hoặc rối loạn đông máu. Điều đáng lo ngại là nhiều sản phụ có tâm lý chủ quan, cho rằng sau khi sinh thường thành công, cơ thể sẽ tự phục hồi mà không cần tái khám hay theo dõi sát sao. Chính sự chủ quan này khiến những dấu hiệu nguy hiểm bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng nguy kịch mới được phát hiện.

Bác sĩ Đỗ Tuấn Đạt chia sẻ, trong thực tế lâm sàng, không hiếm gặp những sản phụ đến bệnh viện trong tình trạng nặng, chỉ vì trì hoãn việc thăm khám khi có các triệu chứng bất thường. Các dấu hiệu như ra máu âm đạo kéo dài hơn bình thường, lượng máu đột ngột tăng nhiều, cảm giác chóng mặt, mệt lả, đau bụng tăng dần, sốt hoặc sản dịch có mùi hôi đều là những cảnh báo cần được chú ý. Nếu không được xử trí kịp thời, sản phụ có thể rơi vào tình trạng mất máu cấp, rối loạn đông máu, thậm chí tử vong.

Từ ca bệnh trên, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ sau sinh cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn hậu sản – giai đoạn kéo dài ít nhất 6 tuần sau sinh. Trong thời gian này, việc tái khám định kỳ, theo dõi lượng sản dịch, tình trạng co hồi tử cung, cảm giác toàn thân và các biểu hiện bất thường là vô cùng quan trọng. Đồng thời, người thân trong gia đình cũng cần được trang bị kiến thức cơ bản về chăm sóc hậu sản để có thể hỗ trợ sản phụ kịp thời khi cần.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến