HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thứ Năm, ngày 28/03/2024 13:40

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 09:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 08:43

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 09:55

Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 09:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

Thứ Sáu, ngày 22/03/2024 02:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự Hội nghị Quốc gia về Y tế biển đảo lần thứ VII

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 12:50

Bộ Y tế bổ nhiệm Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Thứ Năm, ngày 21/03/2024 09:18

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan làm việc với Quỹ Toàn cầu

Thứ Tư, ngày 20/03/2024 01:52

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2024

Chủ Nhật, ngày 17/03/2024 12:23

Hội thảo triển khai công tác khoa học và công nghệ ngành Y tế 2024

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:33

Điều động, bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Bẩy, ngày 16/03/2024 12:28

Đánh giá nhân lực y tế khoa học, chuẩn mực, nhưng có độ mở, linh hoạt

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 08:57

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 14/03/2024 01:40

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị cấp cáo ASEAN – Australia thăm chính thức Australia và NewZealand

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 06:08

Thủ tướng thúc đẩy các tập đoàn hàng đầu New Zealand và thế giới đầu tư vào Việt Nam

Thứ Hai, ngày 11/03/2024 03:41

Hội nghị giao ban y tế dự phòng khu vực Tây Nguyên năm 2024

Chủ Nhật, ngày 10/03/2024 08:50

Việt Nam-Australia ký kết, trao đổi 12 văn kiện hợp tác quan trọng

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:14

Việt Nam-Australia nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 07:11

Bộ Y tế bổ nhiệm hai Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy

Thứ Năm, ngày 07/03/2024 03:29

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thầy thuốc đồng hành: Đợt tình nguyện lịch sử!

14/01/2022 | 21:16 PM

 | 

Tháng 7 năm 2021, khi dịch bùng phát mạnh mẽ tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, hơn 300 nghìn y bác sĩ lên đường hướng về miền Nam hỗ trợ tham gia chống dịch nhưng tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế vẫn rất lớn. Y tế Việt Nam đứng trước thách thức chưa từng có.

Còn nhớ cũng vào khoảng thời gian đó, dịch bệnh tại Bắc Giang, Bắc Ninh chưa kịp lắng xuống, tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam dịch đã bùng phát dữ dội với hàng chục nghìn ca mắc mỗi ngày. Y tế Việt Nam đứng trước thách thức chưa từng có. Hơn 300 nghìn y bác sĩ   tham gia hỗ trợ chống dịch nhưng tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế ở TP HCM vẫn rất lớn.

Đồng hành cùng nhân dân

Trước tình thế đó, phương án cách ly, điều trị tại nhà với các trường hợp F0 nhẹ được đưa ra nhằm giảm tải áp lực cho các cơ sở thu dung điều trị. Nhưng nếu điều trị tại nhà cần một lượng lớn y bác sĩ tham gia hỗ trợ trong khi đó y tế địa phương đã quá tải. Trước tình cảnh đó, Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam đã lên ý tưởng thành lập mạng lưới thầy thuốc từ xa để hỗ trợ các F0 điều trị tại nhà trên cơ sở huy động các bác sĩ đang tạm thời không công tác (vì thời điểm đó cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội) tình nguyện tham gia hỗ trợ người bệnh.

"Thầy thuốc đồng hành": Kỳ 1: Đợt tình nguyện dài nhất từ trước đến nay - Ảnh 1.

Mạng lưới thầy thuốc đồng hành với hơn 10 nghìn thành viên.

Sau khi lên kế hoạch cùng với sự hỗ trợ của các công ty công nghệ, ngày 26/7/2021 mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" được đưa vào hoạt động. Ngay tuần đầu tiên, mạng lưới đã huy động được hơn 2000 y bác sĩ và sau một tháng đã có 10.400 y bác sĩ đăng ký tình nguyện tham gia mạng lưới. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng.

Công việc hàng ngày của các thầy thuốc là nhận cuộc gọi từ các F0 và F1 nghi vấn qua tổng đài 1022. Bên cạnh đó, họ còn chủ động gọi điện thăm hỏi, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ người bệnh (hướng dẫn các bài tập thở, cách dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe…); đánh giá tình trạng bệnh nhân; sàng lọc phân nhóm các bệnh nhân thành nhóm nguy cơ theo 5 mức độ, từ đó đưa ra khuyến cáo theo theo từng mức độ như tiếp tục theo dõi tại nhà, nhập viện hay chuyển cấp cứu. Kết nối với Sở Y Tế, 115 cùng các bệnh viện dã chiến, khu thu dung khu cách ly để chuyển các bệnh nhân nặng tới cấp cứu….

"Thầy thuốc đồng hành": Kỳ 1: Đợt tình nguyện dài nhất từ trước đến nay - Ảnh 2.

ThS. DS Nguyễn Hữu Tú - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam.

ThS. DS Nguyễn Hữu Tú - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết: Khi gọi điện tư vấn cho F0 điều trị tại nhà, cuộc gọi đầu tiên rất quan trọng, bởi với bất cứ ai cũng mang năng tâm lý, khi bị nhiễm COVID-19, họ thường rất hoang mang, lo lắng. Do vậy, khi được sự hỗ trợ của lực lượng y tế người bệnh sẽ an tâm hơn và có những hành động đúng (sử dụng thuốc, tập luyện, chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức theo). Do vậy số lượng bệnh nhân chuyển nặng và tử vong giảm nhiều.

Những con số biết nói

Khi kết thúc giai đoạn 1, mạng lưới thầy thuốc đồng hành đã hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương quản lý hơn 42% số lượng người bệnh COVID-19.

Sau gần 6 tháng đi vào hoạt động, mạng lưới đã có mặt tại 5 tỉnh thành trong cả nước gồm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ và Cà Mau; thực hiện hơn 3,5 triệu phút gọi với gần 390 nghìn bệnh nhân COVID được hỗ trợ. Hiện tại mỗi ngày mạng lưới tiếp nhận gần 4000 cuộc gọi từ bệnh nhân F0, phần lớn ở Hà Nội.

"Cho đến thời này, cơ bản các địa phương thực hiện  điều trị F0 tại nhà đều có nhu cầu mở mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành". Do vậy, thời gian tới mạng lưới sẽ tiếp tục mở rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhất là các địa phương đang là điểm nóng dịch bệnh và sẽ có tổng đài trung tâm cũng như tổng đài địa phương để hỗ trợ người bệnh. " ThS. DS Tú cho biết.

"Thầy thuốc đồng hành": Kỳ 1: Đợt tình nguyện dài nhất từ trước đến nay - Ảnh 3.

Tại Hà Nội, mỗi ngày các bác sĩ tiếp nhận gần 6000 cuộc gọi với 3000 bệnh nhân được hỗ trợ.

Tại Hà Nội, mạng lưới thầy thuốc đồng hành hỗ trợ người bệnh qua tổng đài 1022 nhánh số 3 với hơn 1000 bác sĩ và hơn 3000 tình nguyện viên tham gia. Mỗi ngày mạng lưới tiếp nhận gần 6000 cuộc gọi với hơn 3000 bệnh nhân được hỗ trợ. Hiện mạng lưới đang theo dõi gần 42 nghìn F0 điều trị tại nhà, gấp gần 5 lần số F0 điều trị tại các cơ sở y tế và khu thu dung ở Hà Nội.

Bên cạnh việc hỗ trợ tư vấn điều trị từ xa, mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" cũng phối hợp trực tiếp với các thành đoàn, tỉnh đoàn, triển khai công tác cấp cứu khác như cây ATM oxy,  cấp phát túi thuốc điều trị bệnh nhân F0, Hội đã cấp hơn 22 nghìn túi thuốc điều trị F0. Những trường hợp cấp cứu, mà y tế địa phương, 115 chưa đến kịp các bác sĩ trong đội phản ứng nhanh sẽ tham gia hỗ trợ cấp cứu người bệnh cho đến khi có lực lượng cấp cứu đến.

"Thầy thuốc đồng hành": Kỳ 1: Đợt tình nguyện dài nhất từ trước đến nay - Ảnh 4.

Nhiều y bác sĩ tranh thủ thời gian trống trong giờ làm việc hành chính để gọi điện, tư vấn cho bệnh nhân.

Khi được bác sĩ hỗ trợ phần lớn người bệnh rất cảm kích, vui mừng. Cuộc gọi của các y bác sĩ mạng lưới thầy thuốc đồng hành có ý nghĩa rất lớn, bởi khi dịch bệnh căng thẳng (nhất là thời điểm tại TP. Hồ Chí Minh) các số hotline, tổng đài đều trong tình trạng quá tải, khi không gọi được cho nhân viên y tế người bệnh thường rất lo lắng. Do vậy  khi được sự quan tâm của nhân viên y tế họ cảm thấy như tìm được phao cứu sinh. Người dân phối hợp rất tốt với các bác sĩ. Do vậy, 90% các ca bệnh sau thời gian được theo dõi chăm sóc điều trị từ xa đều khỏe mạnh.

Cần lắm những lời động viên

ThS. DS Nguyễn Hữu Tú chi sẻ, gần 6 tháng nay, hơn 10 nghìn thầy thuốc trong mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" tham gia hỗ trợ chống dịch mà không có một đồng hỗ trợ nào. Tất cả thầy thuốc tham gia hoàn toàn tự nguyện vì lương tâm của người thầy thuốc và sự an toàn của người bệnh. Đây có thể được xem là đợt tình nguyện dài nhất từ trước đến nay.

"Thầy thuốc đồng hành": Kỳ 1: Đợt tình nguyện dài nhất từ trước đến nay - Ảnh 5.

Sau giờ làm việc trở về nhà, các bác sĩ vẫn hỗ trợ người bệnh COVID-19 đến tận 9, 10 giờ đêm.

Chăm sóc sức khỏe từ xa là mô hình hữu hiệu trong giai đoạn dịch bệnh này. Mong Nhà nước sẽ có chính sách phù hợp đầu tư cho khám chữa bệnh từ xa và có một sự "ghi nhận", động viên cho các y bác sĩ và những sinh viên tình nguyện đã tham gia hỗ trợ chống dịch nhiều tháng nay. 

Sau giai đoạn giãn cách, trở lại với công việc thường ngày mặc dù rất bận rộn, nhưng các bác sĩ vẫn tranh thủ thời gian trống trong ngày để gọi điện tư vấn cho người bệnh hay sau giờ làm hành chính vẫn gọi điện hỗ trợ bệnh nhân đến 9, 10 giờ đêm. Đây là sự hy sinh cực kỳ to lớn.

Do vậy, mong người bệnh phối hợp với các y bác sĩ để làm sao giảm con số tử vong xuống thấp nhất, để nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh đưa cuộc sống trở lại bình thường. 

Để...

Công nhân vẫn vào nhà máy để sản xuất...

Thầy cô giáo vẫn đi dạy...

Trẻ em, học sinh, sinh viên vẫn phải "đến trường", bằng cách này hay cách khác...

Cuộc sống đã và vẫn tiếp tục như cách mà chúng ta trải qua những Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân....

Nhưng để trải qua và thích ứng, cần có những sự đồng hành....

Và tôi tin, chỉ cần mỗi chúng ta dành ra 30 phút mỗi ngày để cùng làm một điều gì đó, như điều mà chúng tôi cùng làm, thì cuộc sống sẽ tiếp tục bình yên như cách mà chúng ta mong đợi nhất....

Nguồn: SKĐS


Thăm dò ý kiến