HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Bẩy, ngày 26/07/2025 03:01

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và Công đoàn Y tế Việt Nam thăm gia đình Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 14:00

Bộ Y tế tiếp Đoàn đánh giá độc lập JEE: Ghi nhận nhiều điểm mạnh, xác định rõ lĩnh vực cần tăng cường

Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 13:16

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng nhân dịp 27/7

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:26

Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu 2025: Khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong chăm sóc đột quỵ

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:22

Hơn 950 suất quà được Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam trao tặng gia đình chính sách và người có công tại tỉnh Hưng Yên

Thứ Tư, ngày 23/07/2025 09:01

Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12

Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thanh Hóa: Khẩn cấp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

26/07/2025 | 11:23 AM

 | 

 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường giám sát, vệ sinh môi trường, dự trữ vật tư để phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ.

Nhằm chủ động kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trong và sau mưa lũ, ngay sau khi nước rút, các xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã huy động đoàn viên, thanh niên đồng loạt ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Cùng với đó, CDC Thanh Hóa đề nghị các đơn vị y tế duy trì giám sát chặt chẽ các ca bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ, viêm hô hấp và các bệnh do muỗi truyền.

Thanh Hóa: Khẩn cấp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 1.

Đoàn viên các xã, phường dọn dẹp vệ sinh sau khi nước lũ rút.

CDC Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị tổ chức tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, xử lý xác động vật chết bằng vôi bột hoặc hóa chất Cloramin B. Người dân được hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt bằng cách đun sôi, dùng Cloramin B hoặc viên lọc nước. Công tác khơi thông cống rãnh, loại bỏ các ổ nước tù đọng được đặc biệt chú trọng nhằm hạn chế muỗi và vật trung gian truyền bệnh.

Theo Trung tâm Y tế Thường Xuân, từ ngày 21 đến 23/7, mưa lớn đã gây sạt lở và ngập lụt tại 14 thôn thuộc các xã Luận Thành, Tân Thành, Vạn Xuân… với 117 hộ dân bị ảnh hưởng. Đến nay, một số nơi nước lũ đã rút, chính quyền các địa phương tập trung chỉ đạo tổng vệ sinh môi trường, phun hóa chất tiêu độc khử trùng, chủ động phòng chống dịch bệnh.

Thanh Hóa: Khẩn cấp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 2.

Cán bộ CDC hướng dẫn cơ sở xử lý nguồn nước sinh hoạt sau ngập lụt cho người dân xã Luận Thành.

CDC Thanh Hóa đã cử đoàn cán bộ trực tiếp hỗ trợ các xã Thường Xuân, Luận Thành, Xuân Chinh, Thắng Lộc và Tân Thành trong công tác xử lý môi trường, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm sau bão lũ. Để đáp ứng nhu cầu phòng dịch, CDC tỉnh cũng đã cấp 5.000 viên khử khuẩn nước Aquatab và 35 kg Cloramin B cho các địa phương.

Thanh Hóa: Khẩn cấp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 3.

Phun hóa chất khử khuẩn.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế Hạc Thành, khu vực trung tâm quản lý có 3 phường bị ngập lụt (Hạc Thành, Đông Quang, Đông Tiến) với 1.103 hộ dân, 145 công trình vệ sinh và 33 chuồng gia súc bị ngập. Đến nay, 15 công trình vệ sinh hộ gia đình và các chuồng gia súc đã được xử lý.

Ông Lê Việt Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế Hạc Thành, cho biết sau bão, đơn vị đã rà soát, thống kê các điểm ngập lụt, bãi rác tồn đọng gây ảnh hưởng môi trường và sức khỏe, đồng thời triển khai nhiều biện pháp xử lý môi trường nhằm phòng chống dịch bệnh.

"Các địa phương đã tổ chức vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, xác động vật chết, xử lý bằng vôi bột hoặc Cloramin B, khơi thông cống rãnh, loại bỏ ổ nước tù đọng để hạn chế muỗi phát sinh", ông Hùng cho biết.

Thanh Hóa: Khẩn cấp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ- Ảnh 4.

Ông Hoàng Bình Yên, Giám đốc CDC tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.

Ông Hoàng Bình Yên, Giám đốc CDC tỉnh Thanh Hóa đề nghị các cơ sở tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình ngập lụt tại địa bàn để có giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với các tình huống khẩn cấp về y tế, môi trường và dịch bệnh có thể phát sinh trong và sau mưa bão, không để dịch bệnh bùng phát.

"Cần tiến hành khử khuẩn, xử lý và bảo đảm nguồn nước sạch cho các hộ dân bị ngập; kịp thời báo cáo tình huống khẩn cấp để Sở Y tế nắm bắt, chỉ đạo. Đồng thời, tích cực tuyên truyền để người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, nắm rõ biện pháp xử lý vệ sinh môi trường, nguồn nước ăn uống, đảm bảo vệ sinh cá nhân và phòng chống dịch bệnh", ông Yên nhấn mạnh.

Do ảnh hưởng của bão số 3, Thanh Hóa ghi nhận mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 220 – 487mm, khiến nhiều khu vực trũng thấp, ven sông bị ngập sâu.

Chính quyền các cấp đã khẩn trương sơ tán 524 hộ với 2.302 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm; đồng thời vận hành 49 trạm bơm để tiêu úng, cứu lúa và hoa màu.

Theo thống kê, có 1 người bị thương; 251 ngôi nhà hư hỏng; gần 19.400ha lúa, hoa màu và cây ăn quả bị ngập, đổ gãy; hàng nghìn vật nuôi, thủy sản bị cuốn trôi. Hạ tầng giao thông, thủy lợi, đê điều cũng xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, nhiều địa phương bị ngập lụt, chia cắt tạm thời do nước sông suối dâng cao.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến