HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Vĩnh Long tổng kết Nghị quyết 134 và công bố 6 kỹ thuật chuyên sâu về y tế
Thứ Ba, ngày 17/12/2024 08:59Ngày 17/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức tổng kết Nghị quyết số 134/NQ-HĐND ngày 12/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về Đề án phát triển Bệnh viện đa khoa tỉnh...
Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2025
Thứ Ba, ngày 17/12/2024 08:55Nhấn mạnh các nhiệm vụ đối với ngành tư pháp trong năm 2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu quán triệt nghiêm túc, đẩy mạnh thực hiện các chỉ đạo của Tổng Bí thư trong cuộc làm...
Tạo sự thống nhất, đồng thuận về cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Thứ Ba, ngày 17/12/2024 02:13Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tham mưu cấp ủy xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và các lĩnh vực tuyên giáo...
Tổng Bí thư Tô Lâm: Khẩn trương tham mưu việc tinh gọn bộ máy, góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng
Thứ Ba, ngày 17/12/2024 02:08Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả...
Thứ trưởng Bộ Y tế gặp mặt, trao học bổng cho các cháu là con CCVCLĐ ngành Y tế có thành tích cao trong học tập đang theo học tại các trường Y - Dược
Chủ Nhật, ngày 15/12/2024 14:45Ngày 14/12/2024 tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức gặp mặt, trao học bổng cho các cháu là con của công chức, viên chức, người lao động (CCVCNLĐ) ngành Y tế có thành tích cao trong học tập...
Họp thống nhất phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn
Thứ Bẩy, ngày 14/12/2024 09:59Toàn cảnh cuộc họp Sáng ngày 13/12/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì cuộc họp thống nhất phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế...
Hội thảo giới thiệu hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ - trẻ em/ sức khỏe sinh sản
Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:10Hội thảo giới thiệu hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ - trẻ em/ sức khỏe sinh sản Sáng ngày 12/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo giới thiệu hệ thống thông...
Đoàn Bộ Y tế tìm hiểu số hóa, đào tạo nhân lực y tế và chăm sóc người cao tuổi tại Phần Lan
Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:08Trong chương trình tiếp theo của chuyến thăm và làm việc tại Phần Lan, trong các ngày 10 và 11/12/2024, đoàn Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đã làm việc với các chuyên gia của Bộ Y tế...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:02Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ Chiều ngày 11/12/2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã có buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp...
Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế: Sáng về y đức, sâu về y lý và giỏi về y thuật
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 07:11Phát biểu tại lễ kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đề nghị bệnh viện không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phấn đấu trở thành bệnh...
Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Thứ Năm, ngày 12/12/2024 04:50Ngày 11/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục...
Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan
Thứ Tư, ngày 11/12/2024 08:37Ngày 09/12/2024, tại thủ đô Helsinki, đoàn đại biểu của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan. Bà Marjo Lindgren,...
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao
Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49Lễ khởi công Dự án: Xây dựng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương- Giai đoạn hai Sáng ngày 11/12/2024, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tổ chức lễ khởi công Dự án: Xây dựng...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg
Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49Sáng ngày 11/12/2024 tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã có buổi tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg bàn về một số nội dung liên quan đến công tác phòng, chống tác hại...
Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.
Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:35Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024 Ngày 10/12/2024, tại Đông Anh (thành phố Hà Nội) Bộ Y tế phối hợp UBND TP...
Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người
Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:18Sáng ngày 10/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài Nguyên và Môi trường (ba Bộ) đã phối hợp tổ chức diễn đàn cấp cao thường niên về một sức khỏe...
Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 13:43Ngày 07/12/2024, tại huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên, Bộ Y tế (Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) tổ chức lễ dâng hương và báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng...
Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand
Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 05:25Chiều ngày 06/12/2024, tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã tiếp GS.TS Valery Feigin, Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần...
Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá
Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024, định hướng kế hoạch năm 2025 Sáng ngày 06/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ...
Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở
Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38Ngày 06/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Ngân hàng Thế giới (WB) và các đối tác cùng phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ...
Xuất bản thông tin
Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2025
17/12/2024 | 15:55 PM
Nhấn mạnh các nhiệm vụ đối với ngành tư pháp trong năm 2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu quán triệt nghiêm túc, đẩy mạnh thực hiện các chỉ đạo của Tổng Bí thư trong cuộc làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, trong đó, lưu ý việc đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm".
Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu quán triệt nghiêm túc, đẩy mạnh thực hiện các chỉ đạo của Tổng Bí thư trong cuộc làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, trong đó, lưu ý việc đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm" - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Hôm nay, 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố dự hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, Giải Nobel kinh tế năm 2024 được trao cho 3 nhà kinh tế học người Mỹ với công trình nghiên cứu khẳng định vai trò của thể chế đối với sự thịnh vượng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, đối với việc giảm khoảng cách giàu-nghèo. Trước đó, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này và đã có những tác phẩm được dịch ra tiếng Việt như cuốn "Vì sao các quốc gia thất bại".
Phó Thủ tướng nêu rõ, chúng ta luôn khẳng định xây dựng và hoàn thiện thể chế là 1 trong 3 khâu đột phá và dự thảo văn kiện tại Đại hội Đảng sắp tới cũng tiếp tục khẳng định điều này. Chính phủ cũng xác định rõ tầm quan trọng của thể chế, Phó Thủ tướng nhấn mạnh và dẫn chứng, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 31 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với hơn 110 đề nghị xây dựng luật, dự án luật. Đã trình Quốc hội cho ý kiến 52 dự án luật, thông qua 58 dự án luật, 18 dự thảo nghị quyết.
Xây dựng, hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, trong đó, ngành tư pháp là một lực lượng nòng cốt, tham mưu trực tiếp. Ngoài các công việc chung như các bộ, ngành khác thì Bộ Tư pháp làm thêm một số việc với tư cách là cơ quan chuyên về xây dựng pháp luật.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp làm tốt công tác xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về "Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới", trong đó cần lưu ý lấy ý kiến của các tầng lớp, cơ quan, bộ, ngành - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Đối với kết quả Bộ Tư pháp đạt được thời gian qua, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp mới đây với đánh giá, nước ta đã hình thành hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận, cơ bản điều chỉnh tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; tạo nền tảng pháp lý để phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của đất nước; lĩnh vực hành chính tư pháp ngày càng thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thông qua các nền tảng số. Nhiều lĩnh vực trước đây chỉ do cơ quan nhà nước thực hiện, đến nay từng bước được xã hội hoá. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý được triển khai rộng rãi, với nhiều phương thức đa dạng. Đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật, tư pháp từng bước trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới.
Qua báo cáo của Bộ Tư pháp và trực tiếp chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc của Bộ Tư pháp, ngành tư pháp cũng như các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao các kết quả mà Bộ Tư pháp đã đạt được và nhấn mạnh một số nội dung nổi bật.
Đó là Bộ Tư pháp đã phát huy vai trò cơ quan thường trực Tổ công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, theo đó, đã tham mưu, đề xuất việc một luật sửa 9 luật trong lĩnh vực tài chính, một luật sửa 4 luật về đầu tư. Kết quả nổi bật nữa là việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID. Công tác thi hành án dân sự đạt nhiều kết quả tích cực với trên 621.000 việc được thi hành xong, thu được trên 117.000 tỷ đồng (tăng hơn 45.000 việc và hơn 27.000 tỷ đồng so với năm 2023).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật
Phó Thủ tướng nhìn nhận, ngành tư pháp đã đóng góp một cách rất trách nhiệm, hiệu quả và có bản lĩnh trong việc giải quyết một số việc đã tích tụ từ lâu. Công tác pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, tư pháp đạt nhiều kết quả quan trọng. Bộ Tư pháp đã tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các tranh chấp đầu tư quốc tế.
Bên cạnh các kết quả nổi bật, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số mặt tồn tại, như chất lượng xây dựng thể chế; công tác chuyển đổi số của ngành tư pháp còn chậm, có dấu hiệu một số cán bộ, công chức né tránh trách nhiệm, tham mưu không rõ ràng…
Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, chúng ta phải tiến hành đồng thời 3 việc là chuẩn bị nội dung và nhân sự để tổ chức Đại hội Đảng các cấp, phải đạt tăng trưởng hơn 7% để hoàn thành được mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra và triển khai việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Bối cảnh đó đặt nhiều nhiều khó khăn, thách thức đối với tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành tư pháp.
Phó Thủ tướng mong muốn các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương quan tâm, chia sẻ, phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành tư pháp, đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Nhấn mạnh các nhiệm vụ đối với ngành tư pháp trong năm 2025, Phó Thủ tướng yêu cầu quán triệt nghiêm túc, đẩy mạnh thực hiện các chỉ đạo của Tổng Bí thư trong cuộc làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, trong đó, lưu ý việc đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm".
Công tác xây dựng pháp luật phải bảo đảm khả thi, hiệu quả, chi phí tuân thủ thấp, đến được với ngươi dân, doanh nhiệp, nâng cao năng suất và chất lượng; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính.
Trong năm 2025, thực hiện yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp sẽ xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về "Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới". Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp làm tốt công tác này, trong đó cần lưu ý lấy ý kiến của các tầng lớp, cơ quan, bộ, ngành.
Chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy để nền hành chính không bị gián đoạn.
Khối lượng công việc đồ sộ, cần xác định rõ đầu bài, việc gì khả thi, việc gì làm trước, việc gì làm sau để bảo đảm kịp thời gian, chất lượng, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Bộ Tư pháp cần quan tâm hơn nữa đến công tác chuyển đổi số, coi đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt, tròn vai đối với các chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành tư pháp.
Bộ Tư pháp, ngành tư pháp cần nghiêm túc, khẩn trương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, đề xuất đổi mới, sắp xếp, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, theo định hướng là giảm tối thiểu 15-20% đầu mối tổ chức bên trong. Không sắp xếp một cách cơ học, không để gián đoạn trong thực hiện nhiệm vụ.
Bộ Tư pháp, ngành tư pháp phát huy vai trò, tiếp tục tập trung nguồn lực, trí tuệ giúp Chính phủ, UBND các cấp xử lý tốt các vấn đề pháp lý trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, trong đó có việc phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế.
Phó Thủ tướng mong muốn các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương quan tâm, chia sẻ, phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành tư pháp, đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp.
Các đại biểu trình bày tham luận, báo cáo tại hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Khó mấy cũng phải làm
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, năm 2024, Bộ Tư pháp, cùng các bộ, ngành đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 28 luật, 5 nghị quyết quy phạm. Riêng tại Bộ Tư pháp đã chủ trì, xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 3 luật, 1 nghị quyết.
Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (LLTP) đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã triển khai thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID và được người dân đón nhận tích cực. Trong gần 2 tháng thực hiện thí điểm, đã cấp 70.000 Phiếu LLTP điện tử (chiếm tỉ lệ hơn 50% tổng số hồ sơ cấp Phiếu LLTP trên toàn quốc).
Bộ Tư pháp cho biết, nhiệm vụ năm 2025 là rất nặng nề. Bên cạnh việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, tinh gọn tổ chức bộ máy của chính mình với tinh thần "không làm không được, khó mấy cũng phải làm", "gác lại lợi ích riêng, vì lợi ích chung", Bộ sẽ phải tham mưu Chính phủ sửa đổi nhiều luật quan trọng.
Quan trọng nhất, cũng khó nhất là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, sẽ phải trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 với yêu cầu rất cao.
Cụ thể, phải đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.
Luật mới phải cải tiến quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghiệp hơn, khoa học hơn, gắn kết chặt chẽ với thi hành pháp luật. Qua đó, bảo đảm sức sống của pháp luật thay vì thường xuyên phải sửa đổi.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Dự hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, việc sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Ủy ban Pháp luật trong thời gian tới và cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng với Bộ Tư pháp - cơ quan gác cổng của Chính phủ về xây dựng pháp luật.
Ông cũng cho biết, trước các yêu rất mới, Thường trực Ủy ban Pháp luật đang được lãnh đạo Quốc hội giao tham mưu, chuẩn bị tổ chức diễn đàn pháp luật về chủ đề đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật. Đây cũng là nhiệm vụ chung mà Bộ Tư pháp đang ưu tiên.
Còn về nhiệm vụ trước mắt, hai cơ quan đang phải phối hợp, trao đổi để tham mưu về giải pháp pháp lý phục vụ cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang triển khai một cách quyết liệt.
Bước đầu, Bộ Tư pháp đã xác định có trên 150 luật ghi tên cụ thể các bộ. Tức là khi kết thúc hoạt động, sáp nhập các bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, giảm các tổng cục và tương đương, thì sẽ phải xử lý về mặt pháp lý tên các cơ quan này trong các đạo luật.
Với các yêu cầu rất cao về tiến độ, quá trình pháp lý này sẽ triển khai theo tinh thần vừa chạy vừa xếp hàng, không đợi tổng kết. Có thể Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội "2 trong 1", tức là vừa trình bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các luật, nghị quyết cần sửa, cần ban hành; vừa trình nội dung dự thảo.
Nguồn: Chinhphu.vn
Tin liên quan
- Vĩnh Long tổng kết Nghị quyết 134 và công bố 6 kỹ thuật chuyên sâu về y tế
- Tạo sự thống nhất, đồng thuận về cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Khẩn trương tham mưu việc tinh gọn bộ máy, góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng
- Bộ Y tế đã cắt giảm trên 50% dòng hàng thực phẩm phải kiểm tra trước thông quan
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế, nghiên cứu, ứng dụng AI vào cải thiện chất lượng giấc ngủ của người Việt
- Bệnh nhân ca ghép phổi khiến bác sĩ "cân não" được xuất viện