HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn cho nam thanh niên 22 tuổi do chủ quan với cơn đau

06/12/2024 | 11:55 AM

 | 

Bệnh viện Bạch Mai thông tin, mới đây, Đơn vị Nam học thuộc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu của bệnh viện đã tiến hành mổ cắt tinh hoàn cho nam bệnh nhân 22 tuổi do bị xoắn tinh hoàn.

Trước đó, nam thanh niên đến khám trong tình trạng đau tinh hoàn. Bệnh nhân cho biết đã xuất hiện triệu chứng đau cách đây 2 ngày nhưng do bận ôn thi hết năm nên cố chịu đựng để thi xong. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng, kết quả cho thấy bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn nhưng đến viện muộn, mô tinh hoàn không có cơ hội hồi phục và bệnh nhân phải mổ cắt tinh hoàn.

Qua trường hợp này, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cho hay, đau tinh hoàn là một dấu hiệu phổ biến thường gặp ở hầu hết các bệnh lý tinh hoàn, mỗi người nam giới ít nhất có vài lần đau tinh hoàn trong đời. Triệu chứng này đa số là do các bệnh lý lành tính, có thể tự hết mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng, nếu bỏ qua có thể dẫn đến hậu quả khôn lường như phải cắt bỏ tinh hoàn, teo tinh hoàn, thậm chí là vô sinh về sau.

Thông thường, bệnh nhân có thể đau với các mức độ như đau tức, đau nhói, đau âm ỉ, thậm chí có thể đau dữ dội, vật vã. Mức độ đau thường liên quan đến mức độ trầm trọng của bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả đều bị đau dữ dội, có những trường hợp đau có thể nhẹ, đau tức nặng nhưng có thể là biểu hiện của viêm nhiễm tinh hoàn, có thể dẫn đến teo tinh hoàn. Nguyên nhân gây đau tinh hoàn rất đa dạng, có thể lành tính như đau do giãn tĩnh mạch tinh, chấn thương, vi chấn thương, viêm nhiễm, hoặc là biểu hiện của bệnh lý ác tính như ung thư tinh hoàn … nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý cấp cứu cần phải phẫu thuật khẩn cấp mà nếu để lâu có thể dẫn đến phải cắt bỏ tinh hoàn thậm chí nguy hiểm tới tính mạng như xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn.

Bác sĩ CKII Đồng Thế Uy - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Một trong số những bệnh lý nguy hiểm khởi phát từ cơn đau tinh hoàn có thể dẫn đến việc phải cắt bỏ tinh hoàn đó là bệnh xoắn tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn lại, ngăn chặn con đường vận chuyển máu đến tinh hoàn. Từ đó làm giảm lưu lượng máu, gây sưng đau đột ngột và dữ dội. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và giai đoạn từ 12 - 18 tuổi. Tinh hoàn bị xoắn phải can thiệp phẫu thuật khẩn cấp để tránh tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến cắt bỏ.

 

Giải thích về lý do phải đến viện sớm khi có biểu hiện đau tinh hoàn, bác sĩ Uy cho biết, khi con đường vận chuyển máu đến tinh hoàn bị cắt đứt, tinh hoàn bị xoắn có thể gây đau dữ dội. Bìu sưng to và có nguy cơ hoại tử nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu điển hình nam giới nên theo dõi, nhận biết để liên hệ sớm với bác sĩ: Đau tinh hoàn đột ngột và dữ dội một bên tinh hoàn; Đỏ và sưng tinh hoàn; Đau tinh hoàn kèm theo một bên tinh hoàn cao hơn bên còn lại; Đau bụng; Buồn nôn và nôn; Sốt; Đi tiểu buốt rắt; Xuất hiện khối u bất thường trong tinh hoàn…

Bác sĩ Uy cho biết them hầu hết những người bị xoắn tinh hoàn đều không có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước đó. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này, bao gồm: Một tinh hoàn có kích thước lớn hơn; Khối u xuất hiện trên tinh hoàn, đặc biệt là khối u ác tính liên quan đến thừng tinh; Tuổi tác: Tình trạng xoắn tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên giai đoạn từ 16 - 18 tuổi (trước hoặc trong tuổi dậy thì). Một số dị tật hoặc biến thể giải phẫu bẩm sinh ở tinh hoàn hoặc các cấu trúc xung quanh cũng có thể làm tăng nguy cơ xoắn, điển hình là dị dạng “quả lắc chuông”  (bell-clapper deformity), chiếm đến 90% tổng số các trường hợp; Chấn thương bìu hoặc tập thể dục nặng, chẳng hạn như đạp xe đạp (chỉ có khoảng 4 - 8% tổng sống các trường hợp).

Trả lời về các biện pháp phòng ngừa để tránh mắc bệnh xoắn tinh hoàn, bác sĩ Uy chia sẻ: Hiện không có phương pháp nào phòng ngừa sớm việc xoắn tinh hoàn và hiếm khi hiện tượng xoắn xảy ra ở cả hai bên. Vì vậy, nếu không may bị loại bỏ một tinh hoàn, tinh hoàn còn lại vẫn có khả năng sản xuất đủ tinh trùng để thụ thai. Tuy nhiên, những người từng bị xoắn tinh hoàn thường sẽ có số lượng tinh trùng thấp hơn bình thường. Do đó, nam giới nên cân nhắc mặc quần áo bảo hộ khi vận động, chơi thể thao để bảo vệ cơ quan khỏi chấn thương không đáng có.

Hiện nay, đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị các căn nguyên gây đau tinh hoàn. Với sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, phẫu thuật Tiết niệu - Nam học, việc chẩn đoán và xử trí các căn nguyên gây đau tinh hoàn đã được rút ngắn rất nhiều với độ chính xác cao đảm bảo cho người bệnh được chẩn đoán đúng và kịp thời, tránh nguy cơ bị mất tinh hoàn cũng như các biến chứng nặng do chẩn đoán sai và chẩn đoán chậm.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến