HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Thứ Bẩy, ngày 17/08/2024 12:16

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức dự lễ công bố nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của Đại học Y Dược TP.HCM

Thứ Bẩy, ngày 17/08/2024 08:02

Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển dược liệu biển Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 16/08/2024 05:50

Bộ Y tế đánh giá cao công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm khu vực miền Trung

Thứ Sáu, ngày 16/08/2024 01:51

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Nicaragua tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 16/08/2024 01:47

Bộ Y tế Việt Nam và Đại sứ quán Hoa Kỳ trao đổi về hợp tác y tế, xây dựng CDC Trung ương

Thứ Sáu, ngày 15/08/2024 20:06

Chương trình "Mang âm nhạc đến bệnh viện" lan tỏa giá trị tốt đẹp trong cộng đồng

Thứ Năm, ngày 15/08/2024 01:21

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Trung tâm Y tế huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Thứ Năm, ngày 15/08/2024 01:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với tỉnh Đắk Nông về công tác y tế

Thứ Năm, ngày 14/08/2024 21:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trao tặng Bằng khen và chúc mừng Báo Lao Động nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (14/8/1929 - 14/8/2024)

Thứ Tư, ngày 14/08/2024 09:40

Bộ Y tế tập huấn công tác đấu thầu và giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến mua sắm trong khối y dược cổ truyền

Thứ Tư, ngày 14/08/2024 09:36

Hội nghị tổng kết công tác giám định pháp y năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024

Thứ Tư, ngày 14/08/2024 03:13

Thứ trưởng Bộ Y tế ghi nhận sự nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Thứ Ba, ngày 13/08/2024 15:27

Toàn ngành Y tế hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024

Thứ Ba, ngày 13/08/2024 14:13

Đánh giá kỹ lưỡng, cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn đối với nội dung về oxy y tế

Thứ Hai, ngày 12/08/2024 07:02

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 16 và các Hội nghị liên quan

Thứ Bẩy, ngày 10/08/2024 11:52

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về công tác y tế

Thứ Bẩy, ngày 10/08/2024 05:37

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác dân số theo Nghị quyết 21-NQ/TW

Thứ Sáu, ngày 09/08/2024 09:27

Bộ Y tế tập huấn công tác thi đua, khen thưởng ngành Y tế năm 2024

Thứ Sáu, ngày 09/08/2024 09:23

Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam họp song phương với Bộ trưởng Bộ Y tế Lào về tăng cường hợp tác y tế

Thứ Sáu, ngày 09/08/2024 07:46

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nữ điều dưỡng cứu trẻ sặc sữa trên taxi: Cha mẹ cần học cách xử lý khi con bị sặc sữa

15/07/2024 | 09:55 AM

 | 

Sặc sữa xảy ra khiến trẻ khó thở, tím tái có thể gây ngừng thở. Nếu không được sơ cứu kịp thời, tính mạng cho trẻ có thể bị đe dọa.

 

Mới đây, mạng xã hội chia sẻ một video ghi lại hình ảnh nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo (SN 1990), Khoa Hô hấp, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cấp cứu cho bé 7 ngày tuổi ngưng thở do sặc sữa ngay trên xe taxi. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, video này đã gây "bão" mạng xã hội. Hành động đẹp của nữ điều dưỡng đã khiến nhiều người cảm động.

Bên cạnh đó, nhiều người cho biết đã không khỏi "đứng tim" khi xem đoạn video kể trên.

Sự việc trong video xảy ra vào khoảng 21h ngày 4/7, tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Khi đang cùng gia đình trên đường về nhà (ở Thủy Nguyên), điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo thấy một người đàn ông lớn tuổi hốt hoảng bế trên tay một cháu nhỏ sơ sinh tím tái chạy ra ngoài đường như tìm xe taxi chở đi cấp cứu. Phía sau, một người phụ nữ trong tinh thần hoảng loạn, khóc thất thanh như cầu cứu.

Nữ điều dưỡng cứu trẻ sặc sữa trên taxi: Cha mẹ cần học cách xử lý khi con bị sặc sữa- Ảnh 1.

Điều dưỡng Thảo chăm sóc bé sơ sinh 7 ngày tuổi sặc sữa, ngưng thở mà mình đã cứu ngoại viện. Ảnh: Tiến Sinh.

Ngay lập tức chị Thảo dừng xe, chạy tới, giới thiệu nhanh mình là nhân viên y tế, đỡ bé và đưa vào ghế sau xe taxi vừa chạy đến. Trên xe taxi, nữ điều dưỡng tập trung cao độ xử lý cấp cứu cho bé như ép tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt, hút mũi miệng trực tiếp...

Khoảng 10 phút sau, xe taxi tới Bệnh viện Thủy Nguyên. Tại đây, điều dưỡng Thảo bế vội cháu bé chạy vào Khoa Cấp cứu và thông tin cho các đồng nghiệp "bệnh nhân đã ngừng thở, ngừng tim, đề nghị mọi người lấy nội khí quản để cấp cứu cho bệnh nhân".

Sau thời gian cấp cứu khoảng hơn 1 phút, điều kỳ diệu đã đến, bé sơ sinh có mạch đập trở lại và chuyển tuyến cho bé tới Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng để điều trị chuyên sâu.

Qua 6 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhi đã đỡ hơn rất nhiều, các thông số trong máu đã dần trở về bình thường. Hiện, cháu bé chỉ còn thở oxy và đang tiếp tục được theo dõi, điều trị phục hồi sức khỏe.

Anh Hoàng Minh T. - bố của bệnh nhi cho biết, tối hôm đó (4/7) đã pha sữa cho con uống với bình sữa là 400ml. Có lẽ vì cho con uống quá nhiều nên cháu bị sặc sữa, gia đình lại không biết cách sơ cứu nên khi thấy con có biểu hiện ngưng thở, tím tái, cả nhà vô cùng hoảng loạn, chỉ biết bế con chạy xuống nhà gọi xe để đưa đi cấp cứu. May mắn, thời điểm đó lại gặp được chị Thảo đi ngang qua và đã cấp cứu kịp thời cho cháu.

Nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ

Theo BSCKII Phạm Thị Thanh Tâm, Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, BV Nhi Trung ương, sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ dưới 2 tuổi. Sặc sữa xảy ra khiến trẻ khó thở, tím tái có thể gây ngừng thở. Nếu không được sơ cứu kịp thời, tính mạng cho trẻ có thể bị đe dọa.

BSCKII Phạm Thị Thanh Tâm cũng cho hay, nguyên nhân gây sặc sữa bao gồm:

Trẻ bú, ăn không đúng tư thế, như trẻ bú hoặc ăn khi đang nằm;

Bú quá no;

Bú khi đang khóc, ho;

Sữa mẹ nhiều khiến trẻ không kịp nuốt khi bú;

Lỗ thông ở núm vú cao su của bình sữa quá rộng khiến sữa chảy nhiều;

Ngoài ra, trẻ sinh non, trẻ có dị tật bẩm sinh vùng hầu họng như sứt môi, hở hàm ếch… cũng rất dễ gặp phải tình trạng sặc sữa.

"Trẻ bị sặc sữa khi đang bú hoặc ngay sau khi bú xong sẽ đột ngột ho sặc sụa, tím tái và lịm đi, sữa trào qua mũi, miệng. Với trẻ sinh non, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng, trẻ có dị tật vùng hàm mặt, trẻ có tình trạng giảm cơ lực (nhược cơ) thì phản xạ ho sẽ kém hơn. Dấu hiệu sặc sữa ở nhóm trẻ này diễn biến chậm, thường có biểu hiện tím ở quanh môi, quanh góc mũi, trẻ có thể xuất hiện tình trạng thở nhanh hoặc thở chậm, ngừng thở", BSCKII Phạm Thị Thanh Tâm cho hay.

Nữ điều dưỡng cứu trẻ sặc sữa trên taxi: Cha mẹ cần học cách xử lý khi con bị sặc sữa- Ảnh 2.

Sặc sữa ở trẻ rất nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách. Ảnh minh họa.

Cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa

Theo BSCKII Phạm Thị Thanh Tâm, tùy vào từng trạng thái của trẻ khi xảy ra sặc sữa sẽ có những cách sơ cứu thích hợp.

Trong trường hợp trẻ bị sặc sữa còn ho được

Nghiêng đầu trẻ sang một bên, lau sạch sữa ở mũi, miệng trẻ. Chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên để trẻ ho.

Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không được dùng tay móc họng trẻ.

Trường hợp trẻ không ho được nhưng còn tỉnh táo

Cha mẹ cho trẻ nằm sấp, đặt đầu thấp hơn ngực trên mặt trong cẳng tay, tựa vào đùi. Giữ vùng đầu và cằm trẻ ở tư thế thẳng.

Sử dụng tay vỗ lưng 5 lần giữa 2 vai của trẻ theo hướng từ trên xuống dưới.

Sau khi vỗ lưng, dùng cẳng tay còn lại đặt lên lưng trẻ, bàn tay giữ chặt đầu và cổ.

Lật ngửa trẻ một cách cẩn thận (giữ chặt đầu và cổ), giữ trẻ nằm ngửa trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ đầu thấp hơn cơ thể.

Ấn ngực 5 lần ở vị trí 1⁄2 dưới xương ức, ngay dưới đường liên vú. Mỗi lần đẩy ngực khoảng 1 giây, cố gắng tạo áp lực đủ để sữa ra ngoài.

Lặp lại chu kỳ 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực cho đến trẻ thở lại hoặc khi trẻ không đáp ứng.

Trường hợp trẻ bất tỉnh

Lập tức gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế (gọi điện thoại, bật chế độ loa ngoài và làm theo hướng dẫn). Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quỳ tùy theo điều kiện.

Ngay lập tức ép tim – thổi ngạt cho trẻ:

- Ép tim ở vị trí 1/3 dưới xương ức, chiều sâu 1/3 đường kính trước sau của lồng ngực. Thực hiện 30 lần ép tim - 2 lần thổi ngạt (nếu chỉ có 1 mình), hoặc 15 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Nếu có ≥ 2 người cấp cứu).

- Thổi ngạt miệng – miệng hoặc thổi ngạt miệng – mũi cho trẻ: Thổi hơi vào trong 1 giây, chú ý quan sát lồng ngực trẻ phồng lên. Lặp lại 2 lần. Nếu lồng ngực không phồng lên, lặp lại động tác ngửa đầu nâng cằm, điều chỉnh tư thế ngửa đầu.

- Thổi ngạt miệng – mũi: Hít 1 hơi bình thường, đè kín miệng của người cấp cứu lên miệng và mũi của trẻ để tiến hành thổi ngạt.

- Thổi ngạt miệng – miệng: Hít 1 hơi bình thường, đè kín miệng của người cấp cứu lên miệng của trẻ, kẹp chặt cánh mũi với ngón cái và ngón trỏ, bàn tay tì lên trán trẻ và tiến hành thổi ngạt.

- Tiếp tục cấp cứu tại chỗ cho đến khi trẻ hồng hào trở lại hoặc có nhân viên y tế hỗ trợ.

Cách phòng tránh trẻ bị sặc sữa

Theo BSCKII Phạm Thị Thanh Tâm, để tránh việc trẻ bị sặc sữa, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

Không cho trẻ bú khi trẻ đang ngủ, đang khóc/cười, đang ho.

Không cho trẻ bú trong tình trạng trẻ gập cổ hoặc ngửa cổ vì có thể khiến trẻ bị sặc sữa lên mũi.

Không quấn tã, mặc quần áo chật, tránh làm tăng áp lực ổ bụng của trẻ.

Không nên ép trẻ ăn quá no.

Khi cho trẻ bú, mẹ cần bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái.

Nên cho trẻ ăn dưới ánh sáng để dễ dàng quan sát thấy được trẻ nuốt sau khi mút sữa và các hiện tượng tím (nếu có).

Nếu sữa mẹ tiết ra nhiều mà trẻ không bú kịp, mẹ dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại.

Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh cha mẹ không nên cho trẻ bú vội vàng.

Với những trẻ bú bình, chọn những bình sữa có núm vú phù hợp với lứa tuổi.

Sau khi trẻ bú xong, cha mẹ nên bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ 15 – 20 phút, vỗ nhẹ lưng để trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày, tránh tình trạng đầy hơi gây sặc.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến