HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37

Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét

Chủ Nhật, ngày 06/07/2025 01:31

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25

'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 02:12

Tiếp tục nỗ lực để sớm đạt mức độ 3, tiến tới mức độ 4 hệ thống sản xuất quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 01:35

Họp Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 10:03

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp và làm việc với UNICEF

Thứ Sáu, ngày 04/07/2025 09:55

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 03/07/2025 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ

Thứ Ba, ngày 01/07/2025 07:48

Khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:43

Sơn La công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; thành lập tổ chức đảng; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam cấp xã

Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:34

Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân

Chủ Nhật, ngày 28/06/2025 21:55

Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác”

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 10:50

Lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 07:44

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nổi ban tím tứ chi, ngừng tim sau bữa tiết canh, lòng lợn

10/07/2025 | 08:47 AM

 | 

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa chạy đua với thời gian, ép tim cấp cứu bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, lòng lợn gần nhà. 

Bác sĩ ép tim ngoài lồng ngực cứu sống bệnh nhân.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam N.N.T. (63 tuổi, trú tại Hà Nội) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, cơ thể xuất hiện nhiều ban tím ở đầu, mặt, tai và tứ chi.

Theo người nhà, 3 ngày trước đó, ông T. có ăn tiết canh, lòng lợn và uống rượu tại một quán quen gần nhà. Chiều hôm sau, ông bắt đầu cảm thấy khó chịu và được đưa đến cơ sở y tế gần nhà.

Đến sáng 9/7, bệnh nhân mệt mỏi tăng lên, xuất hiện nhiều các ban tím vùng đầu, mặt cổ, kèm theo khó thở nên được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thanh Bằng, Khoa Cấp cứu cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím ở vùng đầu, mặt, cổ và tứ chi. Bệnh nhân khó thở và nổi vân tím trên da, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Bệnh diễn biến rất nhanh, trong quá trình can thiệp, bệnh nhân đột ngột xuất hiện ngừng tim. Ê-kíp cấp cứu gồm 4 bác sĩ đã nhanh chóng ép tim, hồi sức tích cực và sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp.

Hiện tại, bệnh nhân tạm thời ổn định nhưng vẫn đang trong giai đoạn đầu, nguy cơ diễn tiến nặng là rất cao.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng – Phó Trưởng khoa Cấp cứu, hiện Khoa đang điều trị cho hai bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn liên cầu lợn, cả hai đều trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy và dùng thuốc vận mạch và lọc máu liên tục để duy trì các chức năng sinh tồn.

Bệnh nhân nổi ban tím tứ chi.

Tiến sĩ Hùng cho biết, liên cầu lợn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra, có thể lây từ lợn sang người. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tri giác, đại tiện phân lòng và đặc biệt với thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn thì bệnh nhân có ban xuất huyết dưới da – khởi phát từ vùng đầu, mặt, cổ rồi lan ra toàn thân.

Bệnh tiến triển rất nhanh, có thể từ nhẹ chuyển sang nặng chỉ trong vòng 24 giờ, dễ dẫn đến biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Người bệnh thường mắc do ăn các sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín kỹ như tiết canh, lòng trần, nem chua… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể thâm nhập qua các vết trầy xước, vết thương hở trên da khi tiếp xúc với máu, dịch tiết của lợn bệnh trong quá trình giết mổ, chế biến, chăm sóc hoặc vệ sinh chuồng trại.

Tiến sĩ Hùng khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn các món làm từ thịt lợn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ, đặc biệt là tiết canh. Những người thường xuyên tiếp xúc với lợn cần sử dụng đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, đồng thời xử lý cẩn trọng các vết thương hở để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

Nguồn: nhandan.vn


Thăm dò ý kiến