HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Những bệnh lây qua đường tình dục không thể chữa khỏi

14/08/2019 | 03:12 AM

 | 

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục được lây nhiễm từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

 

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là phổ biến, một số bệnh có thể chữa khỏi nhưng có những bệnh chỉ hạn chế bệnh tái phát và không thể chữa khỏi.

Có nhiều STD khác nhau, trong đó, có 8 STD đang có số người bệnh mắc phổ biến nhất là: giang mai, viêm gan B, bệnh lậu, Herpes đơn dạng, Chlamydia, HIV, Trichomonas, HPV. Tùy thuộc vào loại STD bị nhiễm, một người có thể chữa khỏi bệnh hay chỉ kiểm soát bệnh. Nhiều người có thể điều trị, thậm chí có thể chữa khỏi thông qua thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virut và một số STD có thể tự khỏi. Tuy nhiên, vẫn còn 4 STD không thể chữa được là bệnh viêm gan b , Herpes, HIV và HPV, chúng chỉ có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị và sử dụng thuốc.

Bệnh viêm gan B: Viêm gan B là bệnh phổ biến toàn cầu do virut viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính và có hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan. Virut viêm gan B rất dễ lây. Khả năng lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần. Khi quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan siêu vi B, sẽ có khả năng bị nhiễm HBV vì virut có trong dịch tiết của người nhiễm và thâm nhập thân thể qua các vết xước nhỏ và di chuyển vào máu. Phương thức lây truyền qua đường tình dục đặc biệt hay gặp ở những người đàn ông không được tiêm chủng có quan hệ tình dục với đồng giới có nhiều bạn tình hoặc tiếp xúc với gái mại dâm. Hầu hết các trường hợp nhiễm HBV đều không có triệu chứng và người lớn có thể tự mình chống lại virut. Nếu bị viêm gan B, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm tra gan và các lựa chọn thuốc để giảm bớt triệu chứng bệnh. Điều chỉnh hệ thống miễn dịch và thuốc kháng virut có thể giúp làm chậm virut gây hại cho gan.

 

Herpes (mụn rộp sinh dục): Mụn rộp sinh dục hay còn gọi với cái tên khác là Herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, do virut Herpes Simplex (HSV) gây nên. Nhiễm HSV có thể gây ra vết loét và mụn nước quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Mụn rộp sinh dục phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới. HSV lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét Herpes. HSV cũng có thể có mặt trên da ngay cả khi không có vết loét. Nếu một người tiếp xúc với virut trên da người bị nhiễm bệnh thì người đó cũng có thể bị nhiễm bệnh. Mụn rộp sinh dục là loại bệnh khó chữa khỏi, tuy nhiên, một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho nó ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra.

Nhiễm HIV: Một trong những đường lây truyền chủ yếu của HIV là qua quan hệ tình dục. Trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. HIV có rất nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết xước này để đột nhập cơ thể. Những kiểu giao hợp gây nhiều xây xước (qua đường hậu môn) sẽ rất dễ bị nhiễm HIV. Trong quan hệ tình dục, ai là người nhận tinh dịch, người đó dễ bị nhiễm HIV hơn. Người mắc bệnh lây qua đường tình dục mạn tính có viêm loét như giang mai, lậu, hạ cam... có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục lần so với người khác. Càng có nhiều bạn tình càng làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV vì người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khác người bình thường.

Nhiễm HPV: Nhiễm Human Papilloma Virus (viết tắt là HPV) là loại virut lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh có thể không gây nguy hại gì cho sức khỏe. Nhưng đáng ngại hơn cả là nhiễm HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư. HPV là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung và nhiều loại ung thư khác như ung thư hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan. Bệnh ung thư thường xảy ra hàng năm, kể cả hàng chục năm sau khi nhiễm HPV. 

Các chủng HPV có thể gây mụn cóc sinh dục không giống như chủng HPV có thể gây ung thư. Đường lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc tình dục, dịch tiết hoặc tiếp xúc da. Yếu tố nguy cơ là do vệ sinh kém, bộ phận sinh dục thường ẩm ướt, bao quy đầu dài, viêm âm hộ âm đạo, suy giảm miễn dịch, đa số kèm với các bệnh tình dục khác. Nhiễm HPV không thể chữa được. Biện pháp phòng ngừa chủ động là sử dụng vắc-xin HPV. Hiện nay, loại vắc-xin ngừa HPV type 6, 11, 16, 18 dùng cho phụ nữ từ 9 - 26 tuổi có thể phòng ngừa bị sùi mào gà do 2 chủng HPV 6, 11 gây ra.

Để phòng các bệnh STD, cần thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ thủy chung một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất; sử dụng bao cao su đúng phương pháp, ngay từ đầu và trong suốt thời gian giao hợp để phòng lây nhiễm. Khi có dấu hiệu bệnh, cần đi khám chuyên khoa để điều trị theo đúng phác đồ./.

Nguồn: Sức khỏe và Đời sống


Thăm dò ý kiến