HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33

Cuộc họp của Ủy ban điều phối chung Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y tế lần thứ 2

Thứ Tư, ngày 18/12/2024 09:09

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nhiều tiềm ẩn khi chữa đau vai gáy tại spa

24/12/2024 | 15:47 PM

 | 

Đau vai gáy là tình trạng phổ biến song việc tự ý điều trị tại các spa hoặc cơ sở thiếu chuyên môn có thể dẫn đến hậu quả khôn lường

Mới đây, anh H.N (32 tuổi, ở TP HCM) chạy đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cầu cứu bác sĩ trong tâm trạng lo lắng. Anh là một trong số nạn nhân bị biến chứng nghiêm trọng của đau cổ vai gáy sau khi chọn dịch vụ massage của spa gần nhà để chữa trị. Sau 2 ngày massage tại đây, tình trạng của anh chẳng những không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn với cảm giác cứng cổ, đau lan xuống cánh tay và tê bì, gây mất ngủ.

Tử vong khi massage thư giãn

Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện nguyên nhân do anh N. thường xuyên làm việc trong môi trường máy lạnh, ngồi lâu trước máy tính và sử dụng gối cao khi ngủ khiến các nhóm cơ quanh vùng cổ vai gáy bị co cứng. Sau 14 ngày điều trị bằng thuốc, châm cứu, bấm huyệt và các bài tập, tình trạng của anh đã thuyên giảm, không còn cảm giác đau nhức hay tê bì.

Bệnh nhân điều trị đau cổ vai gáy bằng phương pháp y học cổ truyền tại Cơ sở 3 - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

 

Tương tự, chị P.Y (33 tuổi, ở TP Thủ Đức, TP HCM), một nhân viên văn phòng, cũng gặp phải tình trạng đau vai gáy sau khi massage tại một spa. Sau khi massage, tình trạng của chị không chỉ không cải thiện mà còn bị bầm tím tại các khu vực massage và cơn đau lan rộng khắp lưng. Chị cho hay nhân viên massage đã sử dụng lực mạnh để "giãn cơ", dù rất đau nhưng chị vẫn để họ thực hiện với hy vọng giảm được cơn đau. Tuy nhiên, tình trạng không hề thuyên giảm và kéo dài, buộc chị phải đến bệnh viện thăm khám. Tại đây, bác sĩ đã điều trị bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt và hướng dẫn các bài tập, giúp chị cải thiện tình trạng đau vai gáy.

Đáng chú ý, mới đây, có thông tin về một ca tử vong sau khi đi massage cổ vai gáy. Sự việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn khi trị liệu không đúng cách tại các spa, nơi thiếu chuyên môn và kỹ thuật điều trị đúng chuẩn.

Theo các bác sĩ, massage có thể giúp thư giãn và giảm đau nhức tạm thời nhưng không thể chữa trị các bệnh lý về cổ vai gáy như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm hay các tổn thương thực thể khác. Việc người bệnh kỳ vọng vào massage để chữa bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu nhân viên thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc dùng lực quá mạnh.

TS-BS chuyên khoa II Kiều Xuân Thy, Phó trưởng Cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết hiện nay tình trạng đau vai gáy ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người làm việc văn phòng, lái xe hoặc các nghề nghiệp yêu cầu duy trì tư thế cố định trong thời gian dài. Cơn đau không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Đã có nhiều bệnh nhân đến khám đều trong tình trạng đau, cứng vai, đặc biệt là sau khi ngủ dậy, do nằm ngủ sai tư thế.

Theo BS Calvin Q. Trịnh, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng và hình thể HMR, vùng cổ là một bộ phận quan trọng nhưng rất yếu trong cơ thể. Tủy sống ở vùng cổ là nơi dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ não đến toàn bộ cơ thể. Vì vậy, bất kỳ tổn thương nào ở khu vực này đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, trong quá trình massage tại spa, nếu nhân viên không được đào tạo bài bản hoặc cố tình sử dụng lực quá mạnh, tạo tiếng "bẻ khớp" hoặc sử dụng các dụng cụ như búa gỗ để tác động mạnh vào cột sống thì có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng như di lệch cột sống, vỡ đĩa đệm, chèn ép thần kinh, gây chảy máu, phù nề…

Phải chữa trị đúng cách

 

Các chuyên gia cảnh báo những tác động "thô bạo" có thể làm tổn hại đến tủy sống, đặc biệt đối với những người có bệnh lý nền như thoái hóa cột sống, loãng xương. Một chấn thương nhẹ cũng có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở tủy sống, ảnh hưởng đến khả năng vận động và cảm giác của các bộ phận thần kinh chi phối. Đặc biệt, khi tổn thương xảy ra ở vùng cổ cao (C3 trở lên), có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

Theo BS Kiều Xuân Thy, đau vai gáy có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Đối với y học hiện đại, điều trị đau vai gáy có thể bao gồm các phương pháp sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc vật lý trị liệu như sóng siêu âm, nhiệt trị liệu. Bên cạnh đó, y học cổ truyền cũng có các phương pháp hiệu quả như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, cứu ngải và điện châm. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị bổ sung như nhĩ châm, mai hoa châm, chích lể, giác hơi cũng có thể được áp dụng nhưng cần phải có sự chỉ định và giám sát của các chuyên gia y học cổ truyền tại các cơ sở y tế uy tín.

"Nếu không được điều trị đúng cách, đau vai gáy có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như hạn chế vận động, tê bì tay chân và tổn thương thần kinh lâu dài. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý những triệu chứng nguy hiểm như đau dữ dội kèm theo sốt, sưng đỏ vùng cổ, tê yếu hoặc mất cảm giác ở tay hoặc cơn đau kéo dài không giảm sau khi nghỉ ngơi và trị liệu. Nếu gặp phải những triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời" - BS Thy cảnh báo.

Để phòng ngừa bệnh tái phát, các bác sĩ khuyến cáo cần điều chỉnh tư thế làm việc và sinh hoạt hằng ngày như ngồi thẳng lưng, giữ màn hình máy tính ngang tầm mắt, không cúi cổ khi làm việc hoặc không sử dụng điện thoại di động quá lâu. Ngoài ra, tập luyện thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập cổ nhẹ nhàng, xoay cổ, nghiêng đầu mỗi ngày, sẽ giúp duy trì sức khỏe cột sống cổ. Nên vận động cột sống sau mỗi 45-60 phút làm việc liên tục và duy trì các môn thể thao như bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng.

Đừng quá kỳ vọng!

 

Theo các bác sĩ, massage có thể giúp thư giãn và giảm đau tạm thời nhưng không thể điều trị các bệnh lý cổ vai gáy do mất cân bằng cơ hoặc tổn thương thực thể. Người đi massage không nên kỳ vọng vào việc điều trị bệnh và không yêu cầu nhân viên thực hiện các động tác mạnh. Đặc biệt, sau khi massage, nếu xuất hiện triệu chứng như đau cứng cổ, tê bì, khó thở, cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

 

 

Nguồn: Báo Người Lao Động

Nhiều tiềm ẩn khi chữa đau vai gáy tại spa

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến