HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế công bố Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 01:02

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:59

Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thứ Ba, ngày 15/04/2025 00:00

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức làm việc với 3 bệnh viện ở TPHCM về đảm bảo công tác y tế cho dịp lễ 30/4

Thứ Hai, ngày 14/04/2025 01:28

Hội nghị khoa học thường niên Chi hội miễn dịch trị liệu ung thư các tỉnh duyên hải Bắc bộ lần thứ nhất

Thứ Bẩy, ngày 12/04/2025 14:13

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH Roche Pharma Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 08:04

Thành công triển khai liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với các cơ sở y tế thuộc Sở Y tế Bắc Ninh và Thái Nguyên

Thứ Sáu, ngày 11/04/2025 06:35

Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05/10/2017 của Chính phủ”

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 08:52

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Trang thiết bị và Công trình y tế

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 07:44

Bộ Y tế triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2025–2030

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 06:31

Thúc đẩy hợp tác phòng chống ung thư vú tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 02:40

Ngành Y tế tạo đột phá, vững bước vào kỷ nguyên mới

Thứ Năm, ngày 10/04/2025 00:10

Bộ Y tế họp định hướng xây dựng luật năm 2025 và các năm tiếp theo

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 08:50

Bộ Y tế họp lấy ý kiến địa phương về xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 02:10

Tăng cường hợp tác y tế giữa Việt Nam và Uzbekistan

Thứ Tư, ngày 09/04/2025 01:02

Khánh thành tượng những Thầy thuốc tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 05/04/2025 02:02

Giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế

Thứ Bẩy, ngày 04/04/2025 23:55

Tăng cường hợp tác y tế nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 04/04/2025 13:53

Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới (07/4) năm 2025

Thứ Sáu, ngày 03/04/2025 22:37

Bộ Y tế công bố bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y Hà Nội

Thứ Năm, ngày 03/04/2025 08:04

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nhiều ca mắc sởi là người trưởng thành, có diễn biến nặng

14/04/2025 | 09:48 AM

 | 

Theo Bộ Y tế, hiện bệnh sởi ghi nhận nhiều ca mắc là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận ca tử vong. Bộ Y tế khuyến cáo, những người có nguy cơ cao mà không rõ tiền sử tiêm chủng, chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine sởi.

Nhiều ca mắc sởi là người trưởng thành, có diễn biến nặng- Ảnh 2.

Người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine - Ảnh: VGP/HM

Bộ Y tế đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh sởi là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.

Mới đây nhất, Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn. Bệnh nhân này tử vong do mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Trước đó, bệnh nhân nhập viện khi đã có biến chứng phổi nặng, phải lọc máu. Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân không qua khỏi.

Mỗi ngày, Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai hiện tiếp nhận khoảng 10 đến 20 bệnh nhân là người lớn mắc sởi với nhiều triệu chứng như sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi...

Những người nên tiêm vaccine sởi

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, tất cả lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh sởi. Trung bình 1 người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác. Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp.

Bệnh sởi có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc hoặc tiêu chảy, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Đa số người chưa được tiêm phòng hoặc đã từng tiêm vaccine phòng sởi nhưng không tiêm nhắc lại.

Đặc biệt, những trường hợp có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc cao hơn và bệnh dễ diễn biến nặng.

 

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế phân luồng, bố trí khu khám riêng cho bệnh nhân sởi - Ảnh: VGP/HM

Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng, tử vong, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo nhóm người có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi gồm:

Người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi, nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi.

Người có nguy cơ cao khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh sởi như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nặng của bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với những trường hợp mắc sởi hoặc nghi mắc sởi, nếu bắt buộc phải tiếp xúc cần mang khẩu trang và vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Tăng cường vệ sinh thân thể, mũi họng, giữ ấm, nâng cao thể trạng để tăng cường sức đề kháng phòng bệnh sởi.

Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ thông thoáng môi trường nơi làmviệc, học tập, sinh hoạt; vệ sinh thường xuyên các bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc, học tập.

Phân luồng, bố trí khu khám riêng cho bệnh nhân sởi

Tại các cơ sở điều trị bệnh nhân sởi, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng, rà soát, cập nhật kế hoạch phòng, chống bệnh sởi, trong đó chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng các ca nghi mắc sởi, người bệnh sởi đến khám và nhập viện, gia tăng các ca bệnh nặng, nguy kịch.

Đồng thời, thực hiện các biện pháp truyền thông đa dạng (như qua loa phát thanh, poster, tờ rơi, website, fanpage..., hướng dẫn trực tiếp) để người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, học viên, sinh viên hiểu rõ về bệnh sởi và các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, hiệu quả của tiêm vaccine phòng ngừa sởi.

Tổ chức hướng dẫn, khuyến cáo người nhà người bệnh, người nghi mắc sởi, người bệnh sởi áp dụng các biện pháp giảm lây lan bệnh như đeo khẩu trang, che miệng khi hắt hơi…

Đặc biệt, tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi.

Thực hiện phân cấp chuyên môn trong khám, chữa bệnh sởi theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi của Bộ Y tế. Bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa Truyền nhiễm, khoa Nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng.

Nguồn: Chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến