HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

Chủ Nhật, ngày 08/09/2024 00:58

Bộ Y tế chủ động triển khai ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI) năm 2024

Thứ Sáu, ngày 06/09/2024 10:23

Triển khai thực hiện sổ sức khỏe điện tử, giấy hẹn tái khám và giấy chuyển tuyến tích hợp trên VneID

Thứ Năm, ngày 05/09/2024 14:27

Kỷ niệm 60 năm thành lập thanh tra y tế: Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thanh tra trong ngành Y tế

Thứ Năm, ngày 05/09/2024 09:23

Bộ Y tế bổ nhiệm Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Thứ Tư, ngày 04/09/2024 09:53

Tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý, phòng, chống lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và kháng kháng sinh

Thứ Tư, ngày 04/09/2024 07:51

Họp Ban soạn thảo xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 04/09/2024 05:13

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Thứ Bẩy, ngày 31/08/2024 06:44

Bộ Y tế bổ nhiệm Tổng Biên tập Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Thứ Bẩy, ngày 31/08/2024 05:49

Hội nghị bàn tròn khởi động dự án hợp tác y tế số Việt Nam – Hàn Quốc

Thứ Sáu, ngày 30/08/2024 10:59

Thành phố Hồ Chí Minh tập trung kiểm soát dịch trong thời gian ngắn nhất

Thứ Sáu, ngày 29/08/2024 23:06

Người dân cần chung tay chống lại tình trạng kháng kháng sinh

Thứ Năm, ngày 29/08/2024 10:53

Bộ Y tế lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT

Thứ Năm, ngày 29/08/2024 10:49

Tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp

Thứ Năm, ngày 29/08/2024 08:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 29/08/2024 07:10

Tiếp tục rà soát nhu cầu đào tạo y tế cho các huyện nghèo, khó khăn

Thứ Tư, ngày 28/08/2024 11:20

Phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” lần thứ II năm 2024

Thứ Tư, ngày 28/08/2024 09:15

Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP năm 2023

Thứ Ba, ngày 27/08/2024 06:36

Việt Nam - Trung Quốc ký kết văn kiện hợp tác về y tế và lĩnh vực y dược cổ truyền

Chủ Nhật, ngày 25/08/2024 00:42

Tiếp tục rà soát, chấn chỉnh bất cập, sai phạm để nâng cao chất lượng phục vụ công tác khám chữa bệnh của nhân dân

Thứ Bẩy, ngày 24/08/2024 01:00

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Nguy hiểm đến tính mạng khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

26/07/2024 | 14:18 PM

 | 

 

Chị Nguyễn Thị Thúy Hiền, 38 tuổi, ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân tại vườn nhà, có biểu hiện rối loạn đông máu.

Gia đình đưa chị Hiền đến y tế cơ sở cấp cứu. Sau khi sơ cứu ban đầu, bệnh nhân được chuyển lên BVĐK tỉnh Phú Thọ.

Thời điểm tiếp nhận tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh nhân hạn chế vận động, vết rắn cắn ở ngón chân phải có chảy máu, quanh vết cắn tím, ngón chân và mu chân sưng nề, tấy đỏ, đau nhức nhiều, xuất huyết dưới da niêm mạc nhiều vị trí. Kết quả xét nghiệm có dấu hiệu của tình trạng rối loạn đông máu.

Dùng 10 lọ huyết thanh cứu người phụ nữ bị rắn độc cắn- Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Thúy Hiền sức khỏe hồi phục tốt và đã được ra viện. Ảnh: BVCC

Cùng với hình ảnh con rắn cắn người bệnh do gia đình cung cấp, các bác sĩ đã chẩn đoán người bệnh bị rắn lục đuôi đỏ cắn giờ thứ 3 và ngay lập tức đưa ra phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng độc. Chị đã được chỉ định sử dụng 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục để kháng độc kết hợp kháng viêm, giảm đau, kháng sinh dự phòng nhiễm trùng, truyền dịch, truyền chế phẩm máu …

Sau 24 giờ tích cực cấp cứu điều trị theo phác đồ đặc hiệu, tình trạng toàn thân và rối loạn đông máu đã được cải thiện rõ rệt, vùng chân phải bớt sưng nề.

7 ngày sau điều trị, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, kết quả xét nghiệm máu đã trở về bình thường và được ra viện.

Theo các bác sĩ, hằng năm, khi bước vào mùa mưa, là thời kỳ sinh sôi phát triển của nhiều loài rắn độc, cũng là thời điểm số lượng người phải nhập viện do rắn cắn gia tăng.

Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục nhưng có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Khi bị rắn cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng nề rất nhanh. Người bị rắn cắn thường bị rối loạn đông máu. Ngoài ra, trong nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt cơ hô hấp …

BS Khổng Thị Bích Phương, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh nhân có thể phục hồi tốt là do được đưa đến bệnh viện kịp thời nếu không sẽ có nhiều rối loạn nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, chỉ vài phút sau người bệnh  sưng nề lan nhanh và có thể chảy máu không cầm nơi bị cắn. Sau khoảng 6 giờ phần sưng nề có thể lan rộng đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, tím tái, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ…

Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến độc tố di chuyển vào máu nhanh hơn gây ra các rối loạn nguy hiểm như liệt thần kinh, liệt cơ hô hấp, rối loạn đông máu nặng, sốc tim…

Việc sơ cứu rắn lục cắn nhằm mục tiêu tránh sự xâm nhập của nọc độc vào hệ thống tuần hoàn từ đó giúp hạn chế các triệu chứng nguy hiểm.

Khi bị rắn cắn, người dân cần sơ cứu ban đầu tốt và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế an toàn, tuyệt đối không đắp lá vào vết cắn để tránh nhiễm khuẩn.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến