HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 11:20

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Người đang xạ trị ung thư nên ăn gì?

17/08/2019 | 03:25 AM

 | 

Ung thư và điều trị ung thư có thể gây nên những tác động bất lợi liên quan đến dinh dưỡng đối với cơ thể bệnh nhân, tình trạng chán ăn, khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể suy giảm dẫn đến suy dinh dưỡng.

 

Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp bệnh nhân mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn và cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.

Một thói quen ăn uống tốt có thể giúp bệnh nhân giảm thiểu được nhiều bất lợi do quá trình điều trị ung thư cũng như chính bản thân căn bệnh mang lại.

Chán ăn - vấn đề thường trực với bệnh nhân xạ trị ung thư

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước. Khối u ác tính có thể sản sinh ra những chất làm ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

Quá trình sử dụng chất đạm, bột đường, chất béo của cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi khối u hiện diện ở dạ dày hay đường ruột. Bệnh nhân cảm thấy no căng, đầy bụng, biếng ăn, không cảm giác đói mặc dù cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất.

Những bất lợi thường gặp do ung thư và quá trình điều trị gây nên có thể khiến người bệnh cảm thấy: chán ăn; khô miệng; đau và nhiễm khuẩn miệng, hầu họng; buồn nôn, nôn; thay đổi khẩu vị; tiêu chảy; bạch cầu trong máu giảm; ít uống nước; táo bón...

Chán ăn là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi đang xạ trị ung thư. Trầm cảm, những nỗi sợ hãi mơ hồ cũng làm cho người bệnh không còn cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Tác dụng phụ của quá trình điều trị như buồn nôn, nôn, những thay đổi về khẩu vị cũng góp phần làm cho bệnh nhân càng không thích ăn. Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày; với người khác có thể lâu hơn.

 

Dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng giúp bệnh nhân mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn và cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.

Làm thế nào để cải thiện?

Dù với bất cứ lý do gì, bệnh nhân điều trị ung thư và người nhà cần chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng dưới đây để cải thiện tình trạng trên.

Ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính. Cách ăn này giúp người bệnh có thể ăn nhiều hơn nhưng không gây đầy bụng.

Bổ sung thêm năng lượng và đạm vào thực phẩm (bơ, sữa bột, mật ong, đường đen...).

Bổ sung nước uống (những thức uống đặc biệt có chứa dưỡng chất), canh súp, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền, trộn, xay nhuyễn...

Chuẩn bị và dự trữ thực phẩm hợp khẩu vị nhằm tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng mỗi khi đói (phô mai, bánh quy giòn, nho khô...).

 

 

Trong lúc ăn phải thư giãn, vui vẻ, bữa ăn cần được trình bày thật hấp dẫn. Ảnh : minh họa

Buổi sáng phải là bữa ăn chính, chiếm 1/3 tổng năng lượng và lượng đạm trong cả ngày.

Ăn những thực phẩm hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với thực phẩm nặng mùi, nên dùng máy hút mùi, thức ăn để nguội còn âm ấm hẵng dùng (vì thức ăn đang nóng sẽ có mùi rất mạnh); mở nắp xoong nồi thức ăn cho giảm bớt mùi trước khi mang vào phòng cho người bệnh. Không khí trong phòng khi ăn cần thoáng mát, dễ chịu.

Sáng tạo đổi món, đa dạng hoá thức ăn và món tráng miệng.

Trong lúc ăn phải thư giãn, vui vẻ, bữa ăn cần được trình bày thật hấp dẫn.

Thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp ngon miệng hơn. Cần trao đổi với bác sĩ để biết được loại hình vận động nào phù hợp với bản thân mình.

PGS.TS. Trần Minh Đạo

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống


Thăm dò ý kiến