HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Công ty TNHH Boehringer Inglheim Việt Nam

Thứ Tư, ngày 08/05/2024 01:37

Bàn giao xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên

Thứ Tư, ngày 08/05/2024 01:33

Đoàn công tác Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam thăm quân và dân tại quần đảo Trường Sa và Nhà dàn DK1 năm 2024

Thứ Hai, ngày 06/05/2024 14:27

Lễ kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch

Thứ Hai, ngày 06/05/2024 07:21

Bộ Y tế thăm và tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1

Thứ Hai, ngày 06/05/2024 03:31

Thiêng liêng hành trình ra Trường Sa ngày Giải phóng

Chủ Nhật, ngày 05/05/2024 14:11

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát động cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”

Thứ Sáu, ngày 03/05/2024 07:17

Khắc phục khó khăn, quyết tâm chấm dứt bệnh Lao vào năm 2030

Thứ Năm, ngày 02/05/2024 13:35

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Tập đoàn Siemens Healthineers

Thứ Năm, ngày 02/05/2024 07:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với UBND tỉnh Lai Châu về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn

Thứ Sáu, ngày 26/04/2024 02:33

Bộ Y tế giám sát việc thực hiện các chương trình can thiệp về sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh Lai Châu

Thứ Sáu, ngày 26/04/2024 01:23

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính

Thứ Năm, ngày 25/04/2024 09:07

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao kỷ niệm chương “ Vì sức khỏe nhân dân” cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 25/04/2024 09:00

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Thứ Tư, ngày 24/04/2024 09:09

Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp Tổng Giám đốc công ty IMarketKorea

Thứ Tư, ngày 24/04/2024 08:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:33

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Người đang dùng thuốc, hãy cẩn trọng với rượu

29/01/2022 | 14:57 PM

 | 

 Mỗi khi Tết đến Xuân về, mọi người thường chúc tụng nhau và không thể thiếu sự có mặt của ly rượu. Chén rượu ngày Xuân mang nhiều ý nghĩa của giao lưu, làm hòa khí ngày Xuân thêm phần đậm đà, tươi mới.

Tuy nhiên, rượu có thể tương tác bất lợi với một số thuốc điều trị, gây nguy hiểm cho người bệnh...

Người đang dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh do vi khuẩn

Kháng sinh được dùng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây nên. Một số tình trạng thường gặp như viêm họng, ho... do vi khuẩn cần dùng đến kháng sinh.

Rượu có thể tương tác trực tiếp với một số loại kháng sinh và có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm hoặc làm cho chúng kém hiệu quả hơn trong việc loại bỏ vi khuẩn.

Khi cơ thể phân hủy rượu sẽ tạo ra acetaldehyd, có thể gây buồn nôn. Nhiều người gặp phải tác dụng phụ dạ dày hoặc tiêu hóa khi dùng một số loại kháng sinh. Nếu uống cùng với rượu có thể làm tăng cảm giác buồn nôn do tác dụng phụ kết hợp này.

Cụ thể: Rượu có thể làm giảm tác dụng của kháng sinh doxycycline. Khi dùng cùng với linezolid (điều trị nhiễm trùng da, phổi, đường tiết niệu...), có thể gây kích động, ra mồ hôi bất thường, sốt, thay đổi nhịp tim, tăng huyết áp... (nên tránh uống rượu khi dùng thuốc); khi dùng cùng với metronidazole có thể gây đau quặn bụng, buồn nôn, nôn, đau đầu, bỏ bừng mặt (tránh uống rượu trong khi điều trị và tránh trong 72 giờ sau liều cuối cùng dùng thuốc)...

Mặc dù buồn nôn là tác dụng phụ phổ biến của cả kháng sinh và rượu, nhưng không phải tất cả mọi người sẽ gặp phải điều này khi sử dụng cả hai cùng một lúc.

Người đang dùng thuốc, hãy cẩn trọng với rượu - Ảnh 2.

Người bệnh đái tháo đường

Rượu có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Tùy thuộc vào mức độ và tần suất bạn uống rượu có thể gây tăng hay hạ đường huyết.

Nhiều loại thuốc trị đái tháo đường type 2 được kết hợp với nhau, làm tăng nguy cơ tương tác giữa thuốc và rượu. Tương tác giữa rượu với một số loại thuốc trị đái tháo đường có thể nghiêm trọng, dẫn đến hạ đường huyết quá mức gây: Chóng mặt, run rẩy hoặc choáng váng, nhức đầu, nhịp tim nhanh, bất tỉnh...

Sự kết hợp của rượu với metformin (một thuốc phổ biến trị đái tháo đường) có thể làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic (một tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm). Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây của nhiễm axit lactic như cảm thấy: Suy nhược, buồn ngủ ngày càng tăng, nhịp tim chậm, cảm giác lạnh, đau cơ, khó thở, đau dạ dày.

Khi rượu được kết hợp với insulin, tác dụng hạ đường huyết của insulin có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Có thể xảy ra cả hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) và tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao), tùy thuộc vào mức độ và tần suất sử dụng.

Người đang dùng thuốc hạ mỡ máu

Ðối với người có mỡ máu cao cần phải dùng thuốc điều trị, statin là nhóm thuốc được sử dụng để giúp bảo vệ tim và hệ thống mạch máu và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Khi uống rượu cùng với các thuốc này có thể làm tăng mức chất béo trung tính, có thể dẫn đến tổn thương gan.

Khi uống rượu cùng thuốc hạ mỡ máu, dẫn đến tăng mức chất béo trung tính, có thể dẫn đến tổn thương gan.

Khi uống rượu cùng thuốc hạ mỡ máu, dẫn đến tăng mức chất béo trung tính, có thể dẫn đến tổn thương gan.

Rượu cũng có thể làm trầm trọng thêm tác dụng phụ của thuốc trị mỡ máu như làm tăng nguy cơ đau, yếu cơ, nhiễm độc cơ...

Niacin, một loại vitamin B có thể được sử dụng để giảm cholesterol ngoài chế độ ăn uống. Niacin có thể làm giảm tổng lượng cholesterol, LDL (chất béo xấu), và chất béo trung tính và tăng mức HDL (chất béo tốt). Tránh uống rượu tại thời điểm sử dụng niacin do tăng nguy cơ bốc hỏa (nóng, đỏ hoặc cảm giác ngứa ran dưới da), ngứa, buồn nôn, chóng mặt và nôn. Niacin không nên được sử dụng nếu có tiền sử hoặc hiện tại mắc bệnh gan...

Nếu bạn có các triệu chứng của tổn thương gan (buồn nôn, nôn mửa, nước tiểu sẫm màu, phân màu sáng, đau dạ dày, sốt, da hoặc lòng trắng mắt vàng, cực kỳ mệt mỏi, các triệu chứng giống như cúm), hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Người bệnh tim, tăng huyết áp

Thuốc tim mạch được kê đơn rộng rãi để ngăn ngừa hoặc điều trị các rối loạn của hệ tim mạch, chẳng hạn như: Tăng huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, đau tim... Chúng cũng có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng không liên quan đến tim như đau nửa đầu...

Thuốc tim mạch là loại thuốc có tỷ lệ tương tác với rượu cao nhất, vào khoảng 24% (trong một nghiên cứu), trong đó tương tác giữa rượu và thuốc huyết áp chiếm một tỷ lệ lớn trong nhóm này.

Bản thân rượu cũng có thể làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân. Về mặt lý thuyết, thuốc trị tăng huyết áp và uống rượu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp thấp và dẫn đến các tác dụng phụ như chóng mặt, choáng váng, buồn ngủ, ngất xỉu hoặc ngã.

Khi uống rượu với thuốc điều trị huyết áp, chẳng hạn như thuốc giãn mạch và thuốc chẹn alpha, sẽ làm tăng tình trạng rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp tư thế. Những tác dụng này có thể tồi tệ hơn khi bắt đầu điều trị.      

Một số nhóm thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi rượu bao gồm: Doxazosin, clonidine... được sử dụng cho bệnh tăng huyết áp; nitroglycerin và isosorbide là các chất làm giãn mạch và chống đau thắt ngực được sử dụng để giúp ngăn ngừa đau ngực hoặc áp lực do đau thắt ngực... Khi dùng các thuốc này cùng với rượu có thể gây hạ huyết áp quá mức, choáng váng, buồn ngủ...

Người bệnh đang dùng thuốc chống đông máu warfarin

Warfarin (coumadin) là chất làm loãng máu thường được sử dụng đường uống, để ngăn ngừa hoặc điều trị cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch hoặc tim, có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác.

 Bệnh nhân có tiền sử rung nhĩ (AFib), bệnh động mạch ngoại vi (PAD), đau tim hoặc phẫu thuật đầu gối hoặc hông có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch (VTE) có thể sử dụng thuốc chống đông máu.

Kết hợp rượu và thuốc làm loãng máu như warfarin có thể dẫn đến tương tác thuốc bất lợi. Cụ thể, uống quá nhiều rượu có thể làm giảm sự chuyển hóa (phân hủy) của thuốc chống đông máu đường uống và làm tăng nguy cơ chảy máu. Mặt khác, sử dụng quá nhiều rượu hàng ngày làm tăng chuyển hóa của warfarin và có thể làm giảm hiệu quả của nó, làm tăng nguy cơ đông máu, đau tim hoặc đột quỵ.

Người bị bệnh dạ dày, trào ngược

Nhiều loại thuốc trị bệnh dạ dày có thể tương tác bất lợi khi uống cùng với rượu.

Các thuốc kháng histamin H2 như: Cimetidine, ranitidine, famotidine...  có thể ức chế một enzym cần thiết để phân hủy rượu (alcohol dehydrogenase), làm ảnh hưởng đến chuyển hóa rượu.

Cimetidine là một chất chẹn acid được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Sử dụng cimetidine và rượu cùng nhau có thể làm tăng tác dụng của rượu, dẫn đến buồn ngủ và chóng mặt.

Metoclopramide làm tăng nhu động của đường tiêu hóa trên và có thể chặn các thụ thể dopamine, được sử dụng cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và một số chỉ định khác. Khi dùng cùng với rượu có thể làm tăng tác dụng an thần và thận trọng khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo của tinh thần, chẳng hạn như lái xe hoặc vận hành máy móc.

Người bị tiêu chảy

Loperamide là một loại thuốc uống thường được mua không cần kê đơn (OTC) để điều trị tiêu chảy nhẹ và ngắn hạn.

Kết hợp rượu với loperamide có thể làm tăng tác dụng phụ lên hệ thần kinh của loperamide như lú lẫn, chóng mặt, buồn ngủ và khó tập trung. Một số người cũng có thể bị suy giảm khả năng suy nghĩ và phán đoán.

Nguồn: SKĐS


Thăm dò ý kiến