HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thắp hương tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm nhân kỉ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 22/02/2025 04:16

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng các tập thể, cá nhân, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 22/02/2025 01:56

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm và chúc mùng ngành Y tế Hải Dương nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 22/02/2025 01:34

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự lễ kỉ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Bắc Ninh

Thứ Bẩy, ngày 22/02/2025 01:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm và chúc mừng ngành Y tế Phú Thọ nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/02/2025 23:51

Ban Điều phối quốc gia Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV, Lao và Sốt Rét (CCM) Việt Nam họp phiên toàn thể quý I/2025

Thứ Năm, ngày 20/02/2025 10:19

Tăng cường hợp tác thử nghiệm lâm sàng Việt Nam- Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 20/02/2025 10:17

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực xây dựng và phát triển

Thứ Năm, ngày 20/02/2025 03:55

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức: Phấn đấu rút ngắn tiến độ ít nhất 1 tháng

Thứ Tư, ngày 19/02/2025 14:01

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02

Thứ Ba, ngày 18/02/2025 04:11

Đẩy mạnh việc hợp tác, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc chuyên khoa đặc trị

Thứ Hai, ngày 17/02/2025 11:45

Bộ trưởng Bộ Y tế: Tuyên Quang phát huy lợi thế cơ sở vật chất, đẩy mạnh chuyển đổi số để chăm sóc sức khoẻ nhân dân tốt hơn

Thứ Hai, ngày 17/02/2025 01:35

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và làm việc tại Tuyên Quang

Chủ Nhật, ngày 16/02/2025 01:14

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tri ân các nhà giáo, nhà khoa học lão thành của ngành Y tế

Chủ Nhật, ngày 16/02/2025 00:40

Thứ trưởng Bộ Y tế thăm, chúc mừng các bệnh viện phía Nam nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam

Chủ Nhật, ngày 16/02/2025 00:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tập đoàn NIPRO Nhật Bản

Thứ Bẩy, ngày 15/02/2025 12:17

Tôn vinh, tri ân những đóng góp của thầy thuốc qua các giai điệu đẹp về ngành y

Thứ Bẩy, ngày 15/02/2025 05:16

Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam và Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 14/02/2025 01:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Tổng hội Y học Việt Nam

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 01:00

Đảng ủy Bộ Y tế tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 00:58

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Ngành y tế khuyến cáo: Người dân cần chủ động phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe

22/02/2025 | 09:01 AM

 | 

Theo báo cáo diễn biến chất lượng môi trường không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) đã lên đến mức xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Trước thực trạng nêu trên, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống ô ảnh hưởng ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục gia tăng. (Ảnh: Tố Linh)

Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới, tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, các bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra, có thể gây tổn thương da, các bệnh về mắt, tác động đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Để chủ động bảo vệ sức khỏe người dân trước những ảnh hưởng có hại của ô nhiễm không khí, Cục Quản lý môi trường y tế khuyến cáo người dân cần chủ động phòng, chống ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe, nhất là những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí như trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch và người cao tuổi.

Cụ thể, khi chỉ số AQI chất lượng không khí ở mức kém đã có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là nhóm người nhạy cảm, cần giảm hoặc hạn chế các hoạt động ngoài trời để tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí; thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố để thực hiện các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe phù hợp.

Khi ra khỏi nhà người dân thường xuyên đeo khẩu trang bảo đảm chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách; thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại. Đặc biệt, hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, đốt rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga; với người hút thuốc lá, thuốc lào: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị bàn các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn ở Việt Nam.

Người dân thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Đối với những người nhạy cảm với các chất ô nhiễm trong không khí (trẻ em, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người cao tuổi), nên tránh tiếp xúc với các nguồn phát thải chất ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông; các công trình xây dựng; khu vực đun nấu đốt nhiên liệu bằng than, củi, rơm rạ hoặc các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí khác. Trong thời điểm không khí bị ô nhiễm nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, viêm phổi phế quản, huyết áp, tim mạch… cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.

Ngoài ra, khuyến cáo cũng nêu rõ các biện pháp biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI ở mức từ 51 đến 100); khi chỉ số chất lượng không khí ở mức kém (AQI ở mức từ 101 đến 150); khi chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (AQI ở mức từ 151 đến 200); khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức từ 201 đến 300); khi chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại (AQI ở mức từ 301 đến 500).

Cụ thể như, khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức từ 201 đến 300). Đối với người bình thường, tránh các hoạt động ngoài trời trong thời gian dài hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức; khuyến khích thực hiện các hoạt động trong nhà; tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn (là bụi có đường kính khí động học ≤2,5μm). Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Đối với những người nhạy cảm, tránh tất cả các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc chuyển sang ngày khác khi chỉ số chất lượng không khí tốt hơn; hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Nếu bắt buộc phải ra khỏi nhà cần hạn chế tối đa thời gian thực hiện các hoạt động ngoài trời và sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn. Theo dõi sức khỏe, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

 

Nguồn: nhandan.vn


Thăm dò ý kiến