HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch trong tương lai

Thứ Năm, ngày 26/12/2024 07:15

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Huyết học - Truyền máu, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng

Thứ Tư, ngày 25/12/2024 01:01

Năm 2024 ngành Y tế đạt được 8 kết quả nổi bật, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu lớn được Chính phủ giao

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 11:31

Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025

Thứ Ba, ngày 24/12/2024 02:05

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:18

Lễ kỉ niệm 16 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:12

Cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế đóng vai trò đặc biệt trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng

Thứ Hai, ngày 23/12/2024 14:03

Hội nghị triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW tại Yên Bái

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 15:28

Tiếp cận Y tế toàn diện – vì một Việt Nam khỏe mạnh

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 13:43

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức, người lao động là cựu chiến binh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 02:08

Bộ Y tế ghi nhận, biểu dương những đóng góp của toàn bộ đoàn viên ngành Y tế cả nước

Thứ Bẩy, ngày 21/12/2024 01:00

Bộ Y tế gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 13:04

Xác định những hướng đi đột phá đóng góp tích cực vào sự vươn lên của đất nước trong kỷ nguyên mới

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 11:58

Hội thảo Khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 03:44

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dâng hương nhân kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 02:22

Bộ Y tế gặp mặt Hội Quân dân y Việt Nam nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:58

Lễ khởi công dự án xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Thứ Sáu, ngày 20/12/2024 01:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm, động viên nạn nhân vụ cháy quán cà phê

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 07:02

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra hiện trường, thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội

Thứ Năm, ngày 19/12/2024 04:33

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Mô hình Trường - Trạm tại TP.HCM: Bước tiến mới trong công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện cho học sinh tiểu học

08/12/2024 | 10:45 AM

 | 

Chương trình đã triển khai chăm sóc sức khỏe răng miệng cho gần 6.700 học sinh tiểu học. Tỷ lệ sâu răng chung ở học sinh giảm từ 63,3% trong đợt 1 xuống còn 50,7% trong đợt 2, trong đó tỷ lệ sâu răng cối vĩnh viễn giảm đáng kể từ 40,44% ở đợt 1 còn 22,33% ở đợt 2.

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ em, từ tháng 4 năm 2024 Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai thí điểm mô hình kết hợp giữa trạm y tế và trường học, trong đó thành lập các tổ nha lưu động bao gồm các nhân viên từ trường học, trạm y tế, trung tâm y tế, được sự hỗ trợ của 02 bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt đầu ngành của thành phố (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố). Các tổ nha lưu động của Trung tâm Y tế đã tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng, điều trị dự phòng cho tất cả các học sinh đang học tại 07 trường tiểu học tại 4 quận huyện (Trần Hưng Đạo thuộc Quận 1, Bàu Sen và Minh Đạo thuộc Quận 5, Lam Sơn và Nguyễn Huệ thuộc Quận 6, Cần Thạnh và Cần Thạnh 2 thuộc huyện Cần Giờ), đợt 1 thực hiện trong tháng 4, tháng 5 và tái khám đợt 2 sau 6 tháng.

Đây là một mô hình thí điểm trong khuôn khổ Đề án nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe răng miệng giai đoạn 2021-2030 của Bộ Y tế nhằm giúp cải thiện sức khỏe răng miệng cho học sinh thông qua việc tổ chức khám, tư vấn, điều trị ngay tại trường học, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho phụ huynh và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.

Ảnh 1: Tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng, điều trị dự phòng đợt 2 tại Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ

Trong đợt 1 (tháng 4-5/2024), có 6.719 học sinh được khám và chăm sóc, đạt tỷ lệ tham gia 88,7% so với tổng số học sinh. Đến đợt 2 (tháng 10-11/2024), có 6.612 học sinh tái khám, chiếm 97,9%, điều này cho thấy sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ từ các học sinh và phụ huynh. Các biện pháp điều trị dự phòng, bao gồm bôi vecni fluor, trám bít hố rãnh và tư vấn vệ sinh răng miệng, đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tỷ lệ sâu răng chung ở học sinh giảm từ 63,3% trong đợt 1 xuống còn 50,7% trong đợt 2, trong đó tỷ lệ sâu răng cối vĩnh viễn giảm đáng kể từ 40,44% ở đợt 1 còn 22,33% ở đợt 2. Tỷ lệ viêm nướu cũng giảm mạnh từ 45,2% ở đợt 1 còn 33,67% ở đợt 2. Tình trạng sâu răng của học sinh đã được phát hiện, ghi nhận và báo cáo cho giáo viên, phụ huynh/người giám hộ để đưa trẻ đi điều trị kịp thời, đồng thời tỷ lệ sâu răng mới được hạn chế bằng biện pháp điều trị dự phòng như bôi vecni flour cho 100% học sinh được khám, trám bít hố rãnh cho những học sinh có nguy cơ cao. Đây là những kết quả tích cực, minh chứng cho sự hiệu quả của chương trình trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng học sinh.

Ảnh 2: Tỷ lệ sâu răng của học sinh các lớp qua 2 đợt khám sức khỏe răng miệng

Ảnh 3: Nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế Quận 6 thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng, điều trị dự phòng cho học sinh dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Thành phố Hồ Chí Minh.

Không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho học sinh như được khám, kiểm tra, chăm sóc sức khỏe răng miệng, điều trị dự phòng miễn phí ngay tại trường học, thuận tiện, tiết kiệm thời gian của phụ huynh và học sinh, chương trình còn giúp các trường học nhận diện về tình hình sức khỏe răng miệng ở học sinh đang theo học tại trường; có thể theo dõi và quản lý tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ bằng ứng dụng chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh (tại địa chi https://quanlyskcd.medinet.org.vn/), từ đó có kế hoạch để tư vấn, theo dõi điều trị các bệnh lý răng miệng. Đối với ngành y tế, việc triển khai mô hình trường – trạm không chỉ giúp xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe răng miệng, mà còn tạo điều kiện để đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ y tế cơ sở. Đến nay, 02 bệnh viện đầu ngành đã chuyển giao kỹ thuật cho 78 nhân viên y tế của 04 quận, huyên trên. Với số lượng này, Thành phố đã đủ điều kiện thành lập được 7 tổ nha lưu động. Những tổ nha này đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng, điều trị dự phòng cho tất cả học sinh ngay tại các trường học.

Tuy nhiên, chương trình thí điểm cũng chỉ ra những khó khăn thách thức, đặc biệt là sự thiếu hụt nhân sự y tế chuyên trách tại các trạm y tế và trung tâm y tế so với số lượng học sinh; chưa có cán bộ chuyên trách nha học đường ở các trạm y tế, hầu hết là kiêm nhiệm chưa được đào tạo về kỹ năng lâm sàng. Đối với Huyện Cần Giờ, vị trí địa lý xa Trung tâm và lực lượng nhân sự hạn chế đã gây trở ngại trong việc triển khai kỹ thuật và vận chuyển vật tư, thiết bị y tế đến các điểm trường. 

Sau giai đoạn triển khai thí điểm, các bài học kinh nghiệm quý báu đã được rút ra như sau: (1) Cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, đặc biệt là vai trò của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức; (2) Công tác truyền thông cần kịp thời để các phụ huynh, học sinh đồng thuận tham gia chương trình mô hình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học; (3) Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và trạm y tế để triển khai hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học; (4) Cần mở rộng thêm cơ sở thực hành (hiện chỉ có Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh), đồng thời tăng thời gian thực hành để các nhân viên y tế thành thạo, thực hiện nhuần nhuyễn các kỹ thuật; (5) Phối hợp Ngành Giáo dục để lựa chọn, sắp xếp thời gian triển khai phù hợp để tạo điều kiện cho các học sinh tham gia chương trình nhiều hơn; (6) Tăng cường kiểm tra, giám sát để hỗ trợ về chuyên môn cho các Tổ nha lưu động của địa phương; (7) Cần tăng cường nhân viên y tế để có thể triển khai tốt chương trình mô hình trường – trạm trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học.

Với những kết quả đạt được, Sở Y tế TP.HCM sẽ tổng kết và xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng chương trình thí điểm mô hình trường – trạm trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học năm 2025 và những năm tiếp theo trên địa bàn thành phố. Với nỗ lực không ngừng từ ngành y tế, giáo dục và sự ủng hộ của toàn xã hội, mô hình trường – trạm chắc chắn sẽ mang lại những giá trị lâu dài, góp phần xây dựng một thế hệ học sinh khỏe mạnh và tự tin hơn trong tương lai; khẳng định cam kết của Thành phố trong việc chăm sóc và bảo vệ thế hệ trẻ, xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh và bền vững.

Nguồn: Sở Y tế TP.HCM Mô hình Trường - Trạm tại TP.HCM: Bước tiến mới trong công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện cho học sinh tiểu học | Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến