HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao Quyết định bổ nhiệm cán bộ của Bộ Y tế

Thứ Năm, ngày 03/07/2025 09:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm việc tại Thành phố Cần Thơ

Thứ Ba, ngày 01/07/2025 07:48

Khai mạc đợt đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đối với hệ thống quản lý quốc gia Việt Nam về thuốc, vắc xin

Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:43

Sơn La công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về thực hiện chính quyền địa phương hai cấp; thành lập tổ chức đảng; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam cấp xã

Thứ Hai, ngày 30/06/2025 07:34

Tiếp tục đẩy mạnh phối hợp hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân

Chủ Nhật, ngày 28/06/2025 21:55

Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác”

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 10:50

Lễ công bố bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 07:44

Thứ trưởng Bộ Y tế: Liệu pháp miễn dịch, gene, tế bào gốc đang mang lại những hy vọng lớn cho người bệnh

Thứ Sáu, ngày 27/06/2025 05:40

Thúc đẩy y tế từ xa tại Việt Nam: Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

Thứ Năm, ngày 26/06/2025 10:46

Tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 - 2035; Luật Phòng bệnh; Luật Dân số

Thứ Năm, ngày 26/06/2025 06:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt THPT năm 2025 tại tỉnh Hưng Yên

Thứ Năm, ngày 26/06/2025 01:01

Bộ Y tế công bố Quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Thứ Tư, ngày 25/06/2025 01:38

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Phú Thọ

Thứ Tư, ngày 25/06/2025 01:20

Đại hội Đảng bộ Cục An toàn thực phẩm, nhiệm kỳ 2025-2030

Thứ Tư, ngày 25/06/2025 01:10

Bộ Y tế trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì

Thứ Ba, ngày 24/06/2025 10:01

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp xã giao Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Thứ Ba, ngày 24/06/2025 09:11

Việt Nam – Đan Mạch khởi động giai đoạn 3 Chương trình Hợp tác Chiến lược ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 24/06/2025 06:54

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam

Thứ Ba, ngày 24/06/2025 00:00

Thúc đẩy chuẩn hóa đánh giá năng lực hành nghề y khoa tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/06/2025 09:30

Đại hội thành lập Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030

Thứ Bẩy, ngày 21/06/2025 10:50

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Miễn viện phí toàn dân: Hướng đến giảm tối đa chi phí cho người dân và tăng độ bao phủ bảo hiểm y tế

02/07/2025 | 20:07 PM

 | 

Chính sách miễn phí viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035, bắt đầu từ các cơ sở y tế cơ bản được xem là bước đột phá trong chính sách y tế của Việt Nam. Chính sách này dựa trên nền tảng trụ cột là bảo hiểm y tế, đồng thời thực hiện có lộ trình.

Chính sách miễn viện phí cho toàn dân dự kiến từ năm 2026 bắt đầu thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân. (Ảnh minh họa)

Theo Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang, chính sách miễn viện phí toàn dân đang được xây dựng với mục tiêu giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, ưu tiên nhóm yếu thế và trẻ em, hướng tới nền y tế công bằng, hiệu quả, bền vững, không ai bị bỏ lại phía sau.

Chính sách miễn viện phí dựa trên nền tảng bảo hiểm y tế

Chính sách miễn viện phí toàn dân giai đoạn 2030-2035 đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Chia sẻ về cách hiểu của người dân cho rằng “miễn viện phí toàn dân tức là vào bệnh viện sẽ không mất tiền”, bà Trần Thị Trang khẳng định: Miễn viện phí toàn dân là một chủ trương hết sức nhân văn, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư và Thủ tướng, Bộ Y tế đang khẩn trương nghiên cứu và xây dựng phương án, lộ trình để triển khai. Chính sách này vẫn phải dựa trên nền tảng trụ cột là bảo hiểm y tế, đồng thời thực hiện có lộ trình.

Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang khẳng định: Miễn viện phí toàn dân là một chủ trương hết sức nhân văn, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Nhà nước và quỹ bảo hiểm y tế sẽ chi trả các chi phí y tế cơ bản, thiết yếu, giảm tối đa gánh nặng tài chính cho người dân, đặc biệt là trẻ em, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người yếu thế, đối tượng chính sách xã hội. Phần dịch vụ y tế theo yêu cầu, vượt mức cơ bản thì người bệnh vẫn phải chi trả một phần.

Chính sách miễn viện phí vẫn phải gắn chặt với bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, mọi người đều tham gia bảo hiểm y tế để chia sẻ rủi ro, người có điều kiện lo cho người nghèo, người khỏe đỡ người yếu, cùng với hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.

Liên quan việc miễn viện phí toàn dân sẽ cần một nguồn lực tài chính rất lớn, vậy huy động nguồn kinh phí từ đâu để thực hiện sách này? bà Trang nhấn mạnh, chi phí cho chính sách này không hề nhỏ và đưa ra thí dụ: Riêng việc khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất 1 lần mỗi năm cho toàn dân, với chi phí trung bình khoảng 300.000 đồng/lần, sẽ cần thêm khoảng 25.000 tỷ đồng mỗi năm cho khoảng 84 triệu dân - là các đối tượng chưa được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật lao động (khoảng 16 triệu lao động hiện được người sử dụng lao động chi trả).

Ngoài ra, các chương trình sàng lọc, phát hiện sớm một số bệnh phổ biến, gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế thực hiện cũng cần bổ sung kinh phí. Do đó sẽ cần tính đến khả năng của quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách Nhà nước để xác định các bệnh nào cần sàng lọc, dịch vụ y tế nào được đưa vào miễn phí theo lộ trình và đối tượng ưu tiên, bảo đảm khả năng cân đối, tính khả thi.

Đồng thời, tăng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình đối với học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ cận nghèo và đối tượng chính sách xã hội để tăng bao phủ bảo hiểm y tế; từng bước tăng tỷ lệ thanh toán, mở rộng phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng ưu tiên phù hợp với lộ trình tăng mức đóng để giảm bớt gánh nặng tài chính cho người bệnh.

Để cân đối, Nhà nước sẽ kết hợp nhiều nguồn lực, từ ngân sách Nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế và huy động nguồn xã hội hóa. Ngoài ra cần xem xét trích nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia, nước ngọt, vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa tạo nguồn lực cho miễn viện phí.

Để thực hiện chính sách miễn viện phí, bên cạnh bổ sung từ ngân sách Nhà nước, việc tăng dần mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình là cần thiết.

Hiện, mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế mới là 4,5% mức lương cơ sở, trong khi luật cho phép tối đa 6%. Tăng mức đóng quỹ bảo hiểm y tế mới đủ nguồn để mở rộng phạm vi quyền lợi và tăng tỷ lệ chi trả.

Tuy nhiên, với các đối tượng chính sách xã hội, nhóm yếu thế, Nhà nước sẽ hỗ trợ toàn bộ hoặc hỗ trợ phần lớn mức đóng này.

Chính sách miễn viện phí toàn dân vẫn phải gắn chặt với bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, mọi người đều tham gia bảo hiểm y tế để chia sẻ rủi ro.

Từng bước giảm chi phí tiền túi cho người dân, tăng độ bao phủ bảo hiểm y tế

Trao đổi cụ thể hơn về việc giảm mức đồng chi trả và tăng tỷ lệ thanh toán bảo hiểm y tế trong lộ trình miễn viện phí toàn dân, bà Trang khẳng định, mọi chính sách đều được tiến hành theo lộ trình để bảo đảm tính hiệu quả.

Theo lộ trình, người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí mỗi năm 1 lần tại trạm y tế xã với các chỉ số xét nghiệm cơ bản, X-quang tim-phổi, siêu âm ổ bụng... việc này có thể triển khai ngay từ năm 2026. Được sàng lọc sớm và quản lý bệnh tật theo vòng đời, từ khi còn trong bụng mẹ đến khi về già.

Cùng với đó, người dân sẽ được lập hồ sơ sức khỏe, theo dõi và sàng lọc một số bệnh lý theo yếu tố nguy cơ. Ngoài ra còn gói dịch vụ y tế cơ bản có tính chất dự phòng nhằm ngăn ngừa bệnh tật, giảm tỷ lệ mắc và tử vong, tiết kiệm chi phí điều trị giai đoạn muộn.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2035, người dân được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế tại cấp khám, chữa bệnh ban đầu, cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu thuộc cấp khám, chữa bệnh cơ bản. 100% y tế cơ sở có đủ năng lực thực hiện hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Bà Trang cho biết, hiện nay, tại Việt Nam, tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho việc khám chữa bệnh còn cao, chiếm khoảng 40% chi phí y tế (trung bình tỷ lệ này ở Thái Lan: 12%, một số quốc gia khác trong khu vực chiếm khoảng 15-17%…). Vì thế, mục tiêu đến năm 2035 cần giảm tỷ lệ chi tiền túi của người dân Việt Nam xuống ít nhất là bằng mức trung bình của Thái Lan hoặc bằng các nước trong khu vực.

Để thực hiện được những điều trên, theo bà Trang, cần phải nâng cấp toàn diện y tế cơ sở, từ chức năng nhiệm vụ, mô hình tổ chức, nhân lực đến trang thiết bị, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, phải có đủ bác sĩ để khám, chữa bệnh ngoại trú, chỉ định xét nghiệm, cận lâm sàng, theo dõi và quản lý bệnh mạn tính.

“Chính sách miễn viện phí không đồng nghĩa với việc người dân cứ muốn đến đâu khám thì đến và được chi trả 100%, mà vẫn phải tuân thủ quy trình chuyển tuyến cơ sở khám, chữa bệnh, phân luồng người bệnh theo cấp chuyên môn” - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang.

Bên cạnh đó, cần phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình, tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở, bảo đảm người dân được tiếp cận dịch vụ y tế thuận tiện, chất lượng, bình đẳng. Mỗi năm cần tăng cường bác sĩ về làm việc có thời hạn tại trạm y tế xã. Ngân sách Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hằng tháng vượt trội về thu nhập để thu hút và “giữ chân” nhân lực, bác sĩ làm việc tại trạm y tế xã, cơ sở y tế dự phòng và một số lĩnh vực, đối tượng ưu tiên.

Chính sách miễn viện phí không đồng nghĩa với việc người dân cứ muốn đến đâu khám thì đến và được chi trả 100%, mà vẫn phải tuân thủ quy trình chuyển tuyến cơ sở khám, chữa bệnh, phân luồng người bệnh theo cấp chuyên môn.

Nếu người bệnh đi không đúng cấp chuyên môn hoặc khám vượt mức cần thiết, họ vẫn phải chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí, kể cả khi có bảo hiểm y tế. Điều này nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, giảm quá tải tuyến trên và tăng năng lực cho tuyến cơ sở.

Để làm được điều đó thì y tế cơ sở, trạm y tế xã, bệnh viện khu vực liên xã phải đủ mạnh, đủ năng lực để “hữu xạ tự nhiên hương”, người dân tin tưởng chất lượng chuyên môn sẽ không “vượt cấp”.

Chia sẻ lộ trình cụ thể để đạt được mục tiêu miễn viện phí toàn dân, bà Trang cho hay, đây là một chính sách lớn và sẽ triển khai theo lộ trình đến năm 2030-2035, theo đối tượng ưu tiên và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước, mức đóng bảo hiểm y tế. Trước mắt, từ năm 2026 có thể bắt đầu thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho toàn dân. Các bước tiếp theo là giảm dần tỷ lệ đồng chi trả, tăng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế, mở rộng gói dịch vụ y tế cơ bản và sàng lọc sớm bệnh tật.

Mục tiêu cuối cùng là bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu, cơ bản mà không phải lo lắng về tài chính.

“Chúng tôi không đặt mục tiêu ‘miễn phí tuyệt đối’ mà hướng đến giảm tối đa chi phí tiền túi của người dân, tăng độ bao phủ bảo hiểm y tế, giảm tử vong do phát hiện bệnh muộn và xây dựng hệ thống y tế công bằng, bình đẳng, hiệu quả, bền vững, không ai bị bỏ lại phía sau", bà Trang khẳng định.

Nguồn: nhandan.vn


Thăm dò ý kiến