HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Điện Biên đảm bảo công tác y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt tại tuyến cơ sở

Chủ Nhật, ngày 27/07/2025 08:30

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Bẩy, ngày 26/07/2025 03:01

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và Công đoàn Y tế Việt Nam thăm gia đình Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 14:00

Bộ Y tế tiếp Đoàn đánh giá độc lập JEE: Ghi nhận nhiều điểm mạnh, xác định rõ lĩnh vực cần tăng cường

Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 13:16

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng nhân dịp 27/7

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:26

Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu 2025: Khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong chăm sóc đột quỵ

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:22

Hơn 950 suất quà được Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam trao tặng gia đình chính sách và người có công tại tỉnh Hưng Yên

Thứ Tư, ngày 23/07/2025 09:01

Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12

Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hiểu sai về sốt xuất huyết, nhiều người nhập viện nguy kịch

27/07/2025 | 15:34 PM

 | 

Sốt xuất huyết không còn là bệnh của riêng trẻ em, nhiều người lớn, người cao tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì nhầm triệu chứng, chủ quan, đến viện quá muộn. Bệnh diễn tiến nhanh, dễ biến chứng, thậm chí tử vong.

Hiện nay Việt Nam đang bước vào cao điểm mùa sốt xuất huyết, theo thống kê của Cục Phòng bệnh, tính từ đầu năm đến ngày 8/7, cả nước ghi nhận 32.189 ca bệnh. So với cùng kỳ năm 2024, ca bệnh giảm 11.2%. Riêng khu vực phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc trên toàn cả nước.

Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), tính từ đầu năm tới ngày 15/7, toàn thành phố ghi nhận 15.546 ca sốt xuất huyết, tăng 157,9% so với số tích lũy cùng kỳ năm 2024 (6.029 ca). Số ca bệnh hàng tuần đang gia tăng từ đầu tháng 6 đến nay. Số ca tử vong liên quan sốt xuất huyết Dengue năm 2025 cho đến nay là 10 ca (TPHCM trước đây 6 ca, Bình Dương 3 ca, Bà Rịa-Vũng Tàu 1 ca).

Chủ quan do tên gọi "sốt xuất huyết"

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch thường trực Liên Chi hội Truyền nhiễm TPHCM, nguyên Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 - cho biết: "Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm lưu hành hàng năm đặc biệt vào mùa mưa. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, bệnh còn là gánh nặng cho hệ thống y tế và xã hội. Năm nay chỉ mới vào đầu mùa mưa nhưng số ca nặng và tử vong đã tăng mạnh."

Hiểu sai về sốt xuất huyết, nhiều người nhập viện nguy kịch- Ảnh 1.

Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: P.T.

Theo TS.BS Huỳnh Trung Triệu - Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, hiện nay thể trạng con người đang thay đổi, tỷ lệ trẻ em béo phì ngày càng gia tăng. Trung bình cứ 10 trẻ nhập viện vì sốt xuất huyết nặng thì có đến 5 trường hợp béo phì. Những ca bệnh này thường rất khó điều trị.

Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu gặp ở trẻ em. Tuy nhiên hiện nay, bệnh đã xuất hiện phổ biến ở người lớn, thậm chí ở cả người cao tuổi trên 80 tuổi và không ít trường hợp bị chuyển nặng. Điều này cho thấy, sốt xuất huyết không còn là bệnh của riêng trẻ em hay người trẻ mà đã trở thành bệnh mà ai cũng có thể mắc phải.

Thực tế ghi nhận, hiện nay có nhiều ca bệnh sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng nặng. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến chuyển biến nặng, biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Theo Phó Chủ tịch thường trực Liên Chi hội Truyền nhiễm TPHCM, tên gọi "sốt xuất huyết" khiến nhiều người hiểu nhầm khi cho rằng, phải có biểu hiện xuất huyết ngoài da thì mới mắc bệnh. Do đó, không ít người lớn khi bị sốt xuất huyết nhưng không thấy chảy máu liền nghĩ mình chỉ bị cảm cúm thông thường nên chủ quan, không đi khám và điều trị kịp thời.

Một sai lầm phổ biến khác khi cho rằng hết sốt là đã khỏi bệnh. Thực tế, sốt xuất huyết thường có diễn tiến nặng sau khi hết sốt. Giai đoạn nguy hiểm nhất rơi vào từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Nhiều người lớn do chủ quan, chỉ nhập viện khi đã sốc, suy đa cơ quan, khiến việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Trong khi đó, trẻ em thường được người lớn quan tâm, theo dõi sát sao và đưa đến bệnh viện sớm hơn nên tỷ lệ tử vong ở trẻ thấp hơn.

Diễn tiến nhanh, phút trước vừa nói chuyện, phút sau đã tử vong

ThS.BS Lê Thị Mỹ Duyên – Đơn nguyên Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – cho biết, ở trẻ nhỏ, sốt xuất huyết thường có biểu hiện không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như sốt mọc răng hay cảm siêu vi. Trong ba ngày đầu, việc phân biệt bệnh rất khó khăn. Tuy nhiên, từ ngày thứ 3 trở đi là giai đoạn nguy hiểm, dù trẻ đã hết sốt nhưng vẫn có thể xuất hiện các dấu hiệu như nôn ói, đau bụng, mệt mỏi, lừ đừ…

Đáng chú ý, đối với những đối tượng béo phì, mắc bệnh nền như thận, tim mạch, tiểu đường hoặc mắc các bệnh mãn tính khi mắc sốt xuất huyết có nguy cơ trở nặng cao gấp ba lần so với người có thể trạng bình thường.

Vậy nên, khi phụ huynh biết con có các yếu tố nguy cơ như thế, chỉ cần thấy sốt nhẹ thôi là phải đặc biệt lưu ý hơn người bình thường.

Hiểu sai về sốt xuất huyết, nhiều người nhập viện nguy kịch- Ảnh 2.

Phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cả nước. Ảnh: P.T.

Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết thêm, các trẻ lớn tầm 10–12 tuổi cũng dễ bị bỏ sót vì cha mẹ ít để ý, trong khi các em lại hay chủ quan, vào viện trễ nên bệnh thường rất nặng, nằm viện lâu, dễ bội nhiễm và tốn kém.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ: "Làm bác sĩ nhi nhiều năm, tôi chưa bao giờ dám khẳng định với phụ huynh là "bé ổn rồi", kể cả khi bé tới viện từ ngày đầu và vẫn còn khỏe mạnh. Vì bệnh có thể chuyển nặng bất cứ lúc nào, trong vòng 5–7 ngày đầu. Có nhiều ca đang sốt đơn giản, ngày hôm sau đã trở nặng đột ngột".

Không như đột quỵ hay viêm não, sốt xuất huyết vẫn có "khoảng thời gian vàng" để theo dõi, can thiệp và ngăn chặn diễn tiến nặng.

"Có bé vẫn trò chuyện với bác sĩ rất bình thường rồi vài phút sau tử vong. Đó là sự nguy hiểm của sốt xuất huyết thể nặng. Người nhà cứ nghĩ phải hôn mê, co giật mới là nguy hiểm, nhưng không phải. Có khi chỉ là lạnh tay chân, không bắt được mạch, là đã rất nặng rồi", bác sĩ Khanh tâm sự.

Bác sĩ Duyên cho biết, sốt xuất huyết, nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng cách và không có biến chứng thì sau ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, những bệnh nhân có biến chứng như suy thận hoặc xuất huyết nội tạng thì hậu quả để lại rất lâu dài.

Phòng bệnh là quan trọng nhất

Phó Chủ tịch thường trực Liên Chi hội Truyền nhiễm TPHCM nhấn mạnh, mùa này, ngay khi phát hiện sốt là phải đi khám, tuyệt đối không tự đoán bệnh. Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng vùng gan, nôn ói nhiều, mệt bất thường, tay chân lạnh, bầm tím… thì phải đưa đi viện ngay. Ngay cả khi trẻ đã hết sốt nhưng không chịu chơi, không hoạt bát trở lại cũng là dấu hiệu nguy hiểm.

Nhiều người chỉ nghĩ sốt thì uống thuốc hạ sốt mà quên rằng khám bệnh sớm mới là cách phòng ngừa biến chứng hiệu quả nhất.

ThS.BS Lê Thị Mỹ Duyên lưu ý, muỗi là trung gian truyền bệnh nên phòng muỗi đốt là ưu tiên hàng đầu. Cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng, bôi kem chống muỗi, dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, không để nước đọng và tiêm vaccine đầy đủ khi có chỉ định.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến