HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Đào Hồng Lan dâng hương, tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ ở Điện Biên và kiểm tra hoạt động của Trạm Y tế sau sáp nhập

Chủ Nhật, ngày 27/07/2025 15:59

Bộ Y tế tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc, tặng quà tại thành phố Hải Phòng nhân kỷ niệm 27/7

Chủ Nhật, ngày 27/07/2025 15:33

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Điện Biên đảm bảo công tác y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt tại tuyến cơ sở

Chủ Nhật, ngày 27/07/2025 08:30

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Bẩy, ngày 26/07/2025 03:01

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và Công đoàn Y tế Việt Nam thăm gia đình Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 14:00

Bộ Y tế tiếp Đoàn đánh giá độc lập JEE: Ghi nhận nhiều điểm mạnh, xác định rõ lĩnh vực cần tăng cường

Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 13:16

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng nhân dịp 27/7

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:26

Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu 2025: Khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong chăm sóc đột quỵ

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:22

Hơn 950 suất quà được Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam trao tặng gia đình chính sách và người có công tại tỉnh Hưng Yên

Thứ Tư, ngày 23/07/2025 09:01

Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12

Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hành trình sống sót kỳ diệu của bé gái sinh non 550 gram tại Phú Thọ

27/07/2025 | 16:07 PM

 | 

Với cân nặng chỉ 550 gram, sinh ra ở tuần thai thứ 24 – thời điểm mà hầu hết các cơ quan còn chưa phát triển hoàn thiện – bé gái con sản phụ H.T.T.M (trú tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) tưởng chừng không thể vượt qua lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết. Nhưng nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, trình độ chuyên môn cao và tinh thần kiên định của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, một điều kỳ diệu đã xảy ra.

Sau 103 ngày điều trị tích cực, em bé nhẹ cân, non tháng bậc nhất trong lịch sử điều trị tại địa phương đã được xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh, tự thở, tự bú, tăng cân tốt.

Đây là trường hợp sinh cực non hiếm gặp được cứu sống thành công ở tuần thai 24 – độ tuổi thai kỳ mà khả năng sống sót thường rất thấp. Trước đó, tháng 2/2024, Bệnh viện cũng từng nuôi dưỡng thành công một bé gái sinh non ở tuần thai thứ 24, nặng 550 gram – được xem là trẻ sinh non, nhẹ cân nhất từng được cứu sống tại tỉnh Phú Thọ và là một trong số rất ít trường hợp sinh non được cứu sống ở tuần tuổi này trên toàn quốc.

Sinh ra quá sớm và quá nhỏ

Ngày 12/4/2025, sản phụ H.T.T.M được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong tình trạng chuyển dạ sinh thường khi mới ở tuần thai thứ 24. Sau sinh, bé gái chào đời không khóc, tím tái toàn thân, phản xạ kém, da mỏng như giấy, cơ thể bé nhỏ đến mức phần cẳng chân chỉ bằng ngón tay út của người lớn.

Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Sơ sinh có mặt tại phòng sinh, tiến hành đặt ống nội khí quản, hỗ trợ thông khí, ủ ấm, hồi sức cấp cứu và chuyển bé đến đơn nguyên Hồi sức tích cực sơ sinh – nơi có đầy đủ các điều kiện chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh cực non.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đức Hậu – Trưởng khoa Sơ sinh cho biết: “Trẻ sơ sinh ở tuổi thai 24 tuần là cực non, đồng nghĩa với nguy cơ tử vong rất cao. Các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ hô hấp, tiêu hóa và miễn dịch. Bất kỳ yếu tố nhỏ nào – như dao động thân nhiệt, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa – cũng có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Chúng tôi hiểu rằng, mỗi phút giành giật lại sự sống cho bé đều rất quan trọng”.

Ngay khi tiếp nhận, đội ngũ y bác sĩ bắt đầu phác đồ hồi sức tích cực toàn diện: trẻ được nằm trong lồng ấp chuyên dụng, thở máy với chỉ số cao, bơm Surfactant giúp phổi giãn nở, kiểm soát toan kiềm, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để truyền dịch nuôi dưỡng, vận mạch, đặt huyết áp động mạch xâm lấn để theo dõi chính xác tình trạng tuần hoàn.

 

Những ngày đầu sau sinh, tình trạng của trẻ luôn trong tình trạng nguy kịch. Bé liên tục xuất hiện cơn tím tái, giảm nhịp tim, bão hòa oxy xuống thấp, rối loạn đường huyết. Các bác sĩ phải điều chỉnh thuốc từng giờ, thay đổi thông số máy thở liên tục, vừa điều trị tích cực, vừa ngăn ngừa biến chứng như xuất huyết não, viêm ruột hoại tử, nhiễm khuẩn sơ sinh.

“Mỗi mililit dịch truyền vào cơ thể bé đều phải tính toán kỹ. Mỗi thao tác lấy ven, đặt sonde, chăm sóc da đều phải thật nhẹ nhàng vì da bé quá mỏng, đường tĩnh mạch rất yếu. Chỉ cần một sai lệch nhỏ cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé,” bác sĩ Hậu chia sẻ thêm.

Đến ngày điều trị thứ 5, bé bắt đầu có những tín hiệu tích cực đầu tiên: nhịp thở ổn định hơn, tình trạng hô hấp đáp ứng tốt hơn với điều trị. Các bác sĩ quyết định giảm dần chỉ số máy thở.

Ngày điều trị thứ 14, các thông số máy thở đã về mức tối thiểu. Lúc này, bé bắt đầu có nhịp tự thở đều, các dấu hiệu sinh tồn ổn định hơn, dịch dạ dày đã trong hơn và cho phép thử ăn sữa mẹ bằng sonde. Đến ngày thứ 21, cân nặng của trẻ tăng lên 650 gram, trẻ đáp ứng tốt với sữa mẹ qua sonde, là dấu hiệu đáng mừng cho thấy hệ tiêu hóa đang phát triển tích cực.

Ngày điều trị thứ 28, bé được rút ống nội khí quản, chuyển sang thở máy áp lực dương. Đến ngày thứ 40, cân nặng đạt 800 gram, bé ăn được 12–13ml sữa mẹ mỗi bữa, tình trạng ổn định.

“Có thể nói, từ tuần thứ 4 trở đi, chúng tôi bắt đầu thở phào nhẹ nhõm. Bé đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi sát sao vì cơ thể trẻ cực non rất dễ tái phát các biến chứng bất kỳ lúc nào”, bác sĩ Hậu chia sẻ.

Sau 80 ngày điều trị, bé đã được cai máy thở hoàn toàn, chỉ cần thở oxy, cân nặng đạt 1700 gram. Đây là thời điểm bé có thể được ra “ghép mẹ” – nghĩa là được tiếp xúc trực tiếp da kề da với mẹ qua phương pháp Kangaroo. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích như ổn định thân nhiệt, cải thiện nhịp tim, giảm nguy cơ ngừng thở sinh lý, hỗ trợ tiêu hóa và phát triển não bộ.

 

Song song với đó, bé bắt đầu được tập bú mẹ trực tiếp, tăng dần cường độ ăn, theo dõi sát lượng sữa dung nạp và quá trình tiêu hóa. Cơ thể bé ngày càng tăng cân đều, các chỉ số sinh tồn hoàn toàn ổn định.

Đến ngày 23/7/2025, sau 103 ngày điều trị tích cực, bé gái sinh ra chỉ 550 gram, không khóc, tím tái đã đạt cân nặng 2000 gram, tự thở, bú tốt, tiêu hóa sữa mẹ tốt và đủ điều kiện xuất viện.

Một cột mốc đáng nhớ của y tế cơ sở

Đây không chỉ là câu chuyện thành công về mặt chuyên môn mà còn là dấu mốc đáng nhớ đối với ngành y tế Phú Thọ. Theo thống kê từ Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, từ đầu năm 2025 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị gần 300 trẻ sơ sinh non tháng, trong đó có tới 7,2% là trẻ sinh cực non (trước 28 tuần tuổi thai).

Để đạt được thành tích này, bệnh viện đã chú trọng đầu tư các thiết bị chuyên sâu như: máy thở cao tần, lồng ấp hiện đại, hệ thống monitor theo dõi 24/24, bơm Surfactant, catheter trung tâm từ ven ngoại vi (Longline), thực hiện kỹ thuật Kangaroo chăm sóc da kề da, điều trị hạ thân nhiệt cho trẻ tổn thương não (HIE), thay máu bán phần...

 

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng không ngừng được đào tạo chuyên sâu về hồi sức sơ sinh, kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cực non. Tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm và tình yêu thương dành cho các bé đã trở thành yếu tố quyết định thành công.

Qua trường hợp này, các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cũng gửi lời nhắn nhủ đến các thai phụ: sinh non luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, chăm sóc thai kỳ là yếu tố then chốt. Mẹ bầu cần khám thai định kỳ đầy đủ, tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như nhiễm trùng, huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, tiền sử sinh non…

Khi có dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo bất thường, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra ngay, không nên chủ quan. Đồng thời, các cơ sở y tế tuyến đầu cũng cần tăng cường sàng lọc sớm thai phụ có nguy cơ cao, chuyển tuyến kịp thời để đảm bảo trẻ được sinh tại nơi có đầy đủ điều kiện chăm sóc đặc biệt.

Hành trình 103 ngày nuôi dưỡng bé gái sinh cực non không chỉ là cuộc chiến y học, mà còn là hành trình của hy vọng, của sự sống, và của tình người. Sự hồi phục kỳ diệu của bé là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại tại tuyến tỉnh, là thành quả của cả một ê-kíp không bỏ cuộc và một cơ sở y tế dám tiên phong, dám đối mặt với thách thức.

Mỗi sinh linh nhỏ bé được bảo vệ, nuôi dưỡng và nâng niu từ trong lồng ấp chính là minh chứng đẹp đẽ nhất về sứ mệnh của người thầy thuốc – những người không chỉ chữa bệnh, mà còn giữ lại cho thế giới này những điều kỳ diệu.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến