HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận thăm, chúc tết và kiểm tra công tác đảm bảo y tế tết Ất Tỵ 2025

Thứ Tư, ngày 22/01/2025 01:14

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiễn bệnh nhân ung thư về quê đón Tết trên “Chuyến xe yêu thương miễn phí” tại Bệnh viện K Tân Triều

Thứ Tư, ngày 22/01/2025 01:10

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm chúc Tết Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Thứ Tư, ngày 22/01/2025 01:07

Bộ Y tế chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia và nhà khoa học ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 21/01/2025 15:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Thứ Hai, ngày 20/01/2025 07:16

Thứ trưởng Bộ Y tế: Đưa dịch vụ y tế chất lượng cao đến gần hơn với người dân

Thứ Hai, ngày 20/01/2025 04:03

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, tặng quà chúc Tết một số đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Thứ Hai, ngày 20/01/2025 03:26

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm, chúc tết các bệnh viện phía Nam

Chủ Nhật, ngày 19/01/2025 07:05

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, kiểm tra, chúc Tết Bệnh viện Xanh Pôn

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 14:22

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi khoa, phòng phải có một đội phòng cháy chữa cháy'

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 01:49

Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức gặp mặt, chúc Tết Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia

Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 01:33

Hội nghị tổng kết công tác pháp y tâm thần, điều trị bắt buộc chữa bệnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 09:15

Bàn giao Trường Cao đẳng Y tế Hải Dương về Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 08:53

Lễ công bố bổ nhiệm lại chức vụ Phó Hiệu trưởng phụ trách kinh tế Trường Đại học Y Hà Nội

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 07:44

Thứ trưởng Bộ Y tế: Chợ Tết yêu thương mang món quà ý nghĩa thiết thực đến bệnh nhân nghèo

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 05:56

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn: Thành tựu của ngành Y tế có sự đóng góp quan trọng của các giáo sư, chuyên gia đầu ngành

Thứ Năm, ngày 16/01/2025 05:49

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác y tế Việt Nam và Liên bang Nga

Thứ Tư, ngày 15/01/2025 07:58

Bệnh viện Phổi Trung ương sẵn sàng đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thứ Tư, ngày 15/01/2025 01:14

Mở rộng và nâng cao chất lượng, kỹ thuật y tế để phục vụ và chăm sóc nâng cao sức khỏe Nhân dân

Thứ Tư, ngày 15/01/2025 01:10

Bộ Y tế bổ nhiệm lại một số lãnh đạo đơn vị

Thứ Ba, ngày 14/01/2025 05:44

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để đón Tết vui khỏe

22/01/2025 | 09:25 AM

 | 

Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là các loại đồ uống có đường tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thừa cân, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch và sâu răng.

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường như một giải pháp hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Hiểm họa từ đồ uống có đường

Ở Việt Nam, việc tiêu thụ đồ uống có đường (ĐUCĐ) đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo số liệu của Euromonitor 2023, tổng tiêu thụ nước giải khát có đường (loại ĐUCĐ phổ biến nhất) đã tăng 4 lần từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Tiêu thụ tính trên đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, tăng 3,5 lần từ mức 18 lít/người năm 2009, lên 66 lít/người năm 2023.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay, trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ < 25g/ngày (cho một người trưởng thành có khẩu phần 2000 Kcal/ngày) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bên cạnh đó, nghiên cứu tại Trường Đại học Y tế Công cộng cho thấy, tiêu thụ nhiều ĐUCĐ có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2, sâu răng, và các bệnh tim mạch. Trẻ em uống nhiều nước ngọt cũng có nguy cơ béo phì cao gấp 2,57 lần so với trẻ không uống.

Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, việc tiêu thụ đồ uống có đường quá mức trong thời gian dài có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường, tim mạch và sâu răng... Đặc biệt, vào thời điểm Tết, thói quen sử dụng đồ uống ngọt thay nước lọc, kèm theo chế độ ăn uống giàu tinh bột và chất béo, càng khiến nguy cơ này gia tăng.

WHO đã nhiều lần khuyến cáo rằng tiêu thụ đường ở mức cao không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cá nhân mà còn tạo ra gánh nặng kinh tế xã hội thông qua các chi phí y tế phát sinh và giảm năng suất lao động.

Mới đây, trong 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành cũng đã nhấn mạnh đến việc hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều muối, nhiều đường, đồ uống có đường, có cồn. Theo Bộ Y tế, thực hành dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường để đón Tết vui khỏe- Ảnh 1.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường quá mức trong thời gian dài có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường, tim mạch và sâu răng...

Giải pháp hiệu quả hạn chế đồ uống có đường từ chính sách thuế

TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh – Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết, thuế TTĐB đối với ĐUCĐ là công cụ hữu hiệu trong tập hợp các chính sách nhằm tác động đến hành vi tiêu dùng, góp phần kiểm soát mức gia tăng một số bệnh và nguy cơ bệnh không lây nhiễm.

Các chuyên gia cho rằng, việc áp thuế TTĐB đối với ĐUCĐ mang lại 3 lợi ích chính:

1. Cải thiện sức khỏe cộng đồng: Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) giúp tăng giá bán, giảm tiêu dùng và từ đó giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ĐUCĐ. Ở Thái Lan và Mexico, sau khi áp dụng thuế, mức tiêu thụ ĐUCĐ giảm lần lượt 2,8% và 6% trong năm đầu tiên.

2. Tăng nguồn thu ngân sách: Nguồn thu từ thuế có thể được tái đầu tư vào các chương trình chăm sóc sức khỏe và phục hồi kinh tế. Ở Philippines, thuế ĐUCĐ đã giúp tăng nguồn lực cho hệ thống y tế lên gấp ba lần chỉ trong vòng 5 năm.

3. Giảm chi phí y tế: Nghiên cứu tại Việt Nam ước tính, nếu áp thuế TTĐB 40%, có thể giảm 81.462 ca đái tháo đường tuýp 2, tiết kiệm được 24,55 triệu USD chi phí y tế.

Tính đến tháng 8 năm 2023, 117 quốc gia trên thế giới đã áp dụng thuế đối với ĐUCĐ, trong số này có 104 quốc gia áp thuế TTĐB trên phạm vi toàn quốc bao gồm nhiều quốc gia Đông Nam Á như: Thái Lan, Philippines, Malaysia, Lào, Campuchia và Brunei. Chính sách này không chỉ làm giảm tiêu thụ sản phẩm mà còn khuyến khích các nhà sản xuất cải tiến công thức, giảm hàm lượng đường.

Tại Việt Nam, dự thảo Luật Thuế TTĐB sửa đổi đã đề xuất mức thuế suất 10% giá xuất xưởng đối với nước giải khát có đường. Tuy nhiên, WHO khuyến nghị mức thuế suất nên đạt 40% giá xuất xưởng để tạo tác động đủ lớn, giảm tiêu dùng và cải thiện sức khỏe cộng đồng.

Áp thuế TTĐB không chỉ là biện pháp kinh tế mà còn là một hành động thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt trong bối cảnh tiêu thụ ĐUCĐ tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Nguồn thu có được từ thuế ĐUCĐ có thể được tái đầu tư vào các chương trình cải thiện sức khỏe cộng đồng như trợ cấp cho cơ sở hạ tầng, nước uống, hỗ trợ các bữa ăn lành mạnh tại trường học hoặc cung cấp quỹ tài chính cho các chiến dịch truyền thông sức khỏe. Nguồn thu từ thuế ĐUCĐ có thể giúp tăng chi cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chương trình xã hội và thực hiện các đề án phục hồi kinh tế hậu COVID-19.

WHO khuyến nghị Bộ Tài chính xem xét đưa ra một lộ trình tăng thuế suất TTĐB đến năm 2030 là 40% giá xuất xưởng để giá bán lẻ các sản phẩm ĐUCĐ tăng thêm 20% (theo giá thực đã tính đến lạm phát) nhằm giảm khả năng chi trả đối với các sản phẩm này, và đảo ngược xu hướng gia tăng nhanh chóng mức tiêu thụ các sản phẩm ĐUCĐ hiện nay.

Tại Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Y tế Công cộng đã chỉ ra nếu áp thuế với thuế suất 40% giá bán ra của nhà sản xuất thì sẽ dẫn đến tăng giá bán lẻ lên 20%. Với mức tăng giá này sẽ dẫn đến giảm tiêu dùng và giảm được 2,1% tỷ lệ thừa cân, 1,5% tỷ lệ béo phì, phòng tránh được 81.462 ca đái tháo đường tuýp 2 và tiết kiệm được 24,55 triệu đô la Mỹ chi phí y tế.

Để đạt được mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, về dài hạn Bộ Tài chính cần xem xét đề xuất lộ trình mở rộng phạm vi áp thuế với tất cả các loại đồ uống bổ sung đường hoặc có chất tạo ngọt đầy đủ theo nội hàm khái niệm ĐUCĐ của WHO và áp dụng mức thuế suất dựa theo hàm lượng đường trong sản phẩm.

Ngày Tết nên uống gì có lợi cho sức khỏe?

Tết là dịp để gắn kết và sẻ chia, và việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh sẽ là món quà quý giá nhất cho sức khỏe gia đình. TS.BS. Trần Châu Quyên - Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn, với người cao tuổi, gia đình nên chuẩn bị các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe người cao tuổi như các loại trà hoặc nước khoáng thiên nhiên thay vì các đồ uống chứa đường, đồ uống chế biến công nghiệp hay rượu.

Dịp Tết cũng là lúc phụ nữ mang thai phải "kiềm chế bản thân" trước những "cám dỗ" từ đồ ngọt như bánh, kẹo, sô cô la…, thậm chí cơn thèm ăn có thể rất dữ dội. Lúc này, phụ nữ mang thai có thể thưởng thức những đồ ngọt này với lượng nhỏ, đủ để qua được cơn thèm, ví dụ nhấm nháp một cái bánh nhỏ với nước trà hoặc cùng ít hạt bí, hạt dưa. Phụ nữ mang thai cũng luôn nhớ cần uống đủ nước, hạn chế trà đặc, cà phê, đồ uống có đường, tránh đồ uống có cồn.

Người mắc các bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh tim đòi hỏi phải kiểm soát chế độ ăn uống cẩn thận, không ngoại trừ lễ Tết. Bằng cách tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân bằng, điều chỉnh các bữa ăn theo nhu cầu cụ thể và kết hợp các phương pháp ăn uống có kiểm soát, mọi người, bất kể tuổi tác, tình trạng thai kỳ hay các vấn đề về sức khỏe, đều có thể tận hưởng những ngày Tết đến xuân về một cách an toàn và lành mạnh./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến