HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng: Hà Nội phải tiên phong trong thực hiện Đề án 06, chuyển đổi số

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 09:17

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đề án 06 Chính phủ mang lại 5 lợi ích cốt lõi cho ngành Y tế và nhân dân

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 09:12

Phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 08:55

Thứ trưởng Bộ Y tế: Điều dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong chăm sóc, điều trị và hỗ trợ bệnh nhân

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 07:56

Bệnh viện E tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 04:00

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trao tặng thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân

Thứ Sáu, ngày 28/06/2024 01:00

Cho đi là còn mãi

Thứ Tư, ngày 26/06/2024 09:45

Thứ trưởng Bộ Y tế: Quảng Bình cần chủ động hơn trong công tác đào tạo cán bộ, nhân viên y tế

Thứ Tư, ngày 26/06/2024 09:40

Điều trị vô sinh, hiếm muộn, đáp ứng khát vọng, mong muốn của các gia đình, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người dân.

Thứ Ba, ngày 25/06/2024 09:51

Lễ tưởng niệm 40 năm ngày mất GS.BS.Nguyễn Văn Thủ

Chủ Nhật, ngày 23/06/2024 07:55

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã và đang đóng góp tích cực trong chẩn đoán điều trị ung thư phổi

Chủ Nhật, ngày 23/06/2024 07:48

Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Chủ Nhật, ngày 23/06/2024 07:44

Lễ bàn giao thuốc ARV cho Bộ Y tế Việt Nam từ Chính phủ Australia trong hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới

Thứ Bẩy, ngày 22/06/2024 07:38

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao trao tặng Kỷ niêm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam

Thứ Bẩy, ngày 22/06/2024 07:34

Thứ trưởng Bộ Y tế chúc mừng các cơ quan thông tấn báo chí tại TPHCM

Thứ Bẩy, ngày 22/06/2024 05:43

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 20/06/2024 02:37

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam

Thứ Năm, ngày 20/06/2024 02:32

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc mừng Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan báo chí, truyền hình

Thứ Năm, ngày 20/06/2024 02:27

Đề nghị áp dụng đồng thời “tiền kiểm” và “hậu kiểm” đối với quảng cáo thuốc

Thứ Tư, ngày 19/06/2024 09:18

Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam lần thứ 5 khóa XIV

Thứ Tư, ngày 19/06/2024 07:26

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Hà Nội: Tiện ích từ việc mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử

26/06/2024 | 09:41 AM

 | 

Kể từ nay, mỗi người dân Hà Nội sẽ có một hồ sơ sức khỏe điện tử được theo dõi và lưu trữ suốt đời.

 

Quản lý sức khỏe công dân từ lúc sinh ra

Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ được UBND TP.Hà Nội ra mắt, vận hành từ ngày 28.6 tới sẽ có nhiều tiện ích cho người dân và cả các bác sĩ, thầy thuốc... Đây là bước đột phá trong việc chăm sóc sức khỏe người dân của TP.Hà Nội.

anh-25.6-2.jpg

Hiện nay, Hà Nội đã đồng bộ hơn 1,2 triệu hồ sơ sức khỏe của người dân nhằm hiển thị thông tin Sổ sức khỏe điện tử trên Ứng dụng VneID

Hồ sơ sức khỏe điện tử TP.Hà Nội (EHR - Electric Health Record) là bản tin học hóa của hồ sơ sức khỏe được lập, hiển thị, cập nhật, lưu trữ và chia sẻ bằng phương tiện điện tử.

Hồ sơ sức khỏe điện tử ghi lại quá trình chăm sóc sức khỏe của một người dân sinh sống trên địa bàn TP.Hà Nội từ lúc sinh ra cho đến mất đi theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

Mỗi người dân Hà Nội có một hồ sơ sức khỏe điện tử được theo dõi và lưu trữ suốt đời, quản lý toàn bộ xuyên suốt các hoạt động liên quan đến sức khỏe người dân; hồ sơ sức khỏe điện tử được bảo mật, chỉ có những người có liên quan được tiếp cận thông tin; người dân có quyền quyết định chia sẻ hay không chia sẻ các thông tin cá nhân trong hồ sơ sức khỏe.

Từ hồ sơ sức khỏe điện tử, người dân sinh sống trên địa bàn TP.Hà Nội có thể quản lý sức khỏe cá nhân của bản thân và gia đình trên Sổ sức khỏe điện tử được chia sẻ trên ứng dụng iHanoi hướng tới phục vụ hỗ trợ người dân trong quá trình thăm khám, điều trị và dự phòng bệnh.

Hệ thống triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử gồm 4 phân hệ chính.

Nhóm 1 - Phân hệ thu thập số liệu và triển khai công cụ thu thập dữ liệu khám chữa bệnh của người dân từ các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP.Hà nội và dữ liệu tiêm chủng (tiêm chủng mở rộng/tiêm chủng COVID-19) của người dân sinh sống trên địa bàn.

Nhóm 2 - Phân hệ phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử: Triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử cho cán bộ y tế các tuyến phục vụ quản lý, theo dõi, cập nhật, giám sát thông tin sức khỏe người dân; kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia như dân cư.

Nhóm 3 - Phân hệ phần mềm khai thác dữ liệu sức khỏe: Triển khai hệ thống Dashboard phục vụ phân tích và báo cáo cho sở y tế và các trung tâm y tế quận/huyện/thị xã về số liệu hồ sơ sức khỏe điện tử.

Nhóm 4 - Chia sẻ dữ liệu: Chia sẻ dữ liệu sức khỏe người dân cho ứng dụng người dân iHanoi.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ triển khai tiếp các mô hình phân tích, đánh giá, mô hình bệnh tật nhằm đánh giá xu hướng, tình hình mắc bệnh trên địa bàn thành phố, đồng thời nghiên cứu tích hợp các công nghệ lớn như BigData, AI vào hệ thống, nghiên cứu phương án chia sẻ thông tin sức khỏe người dân lên trung tâm điều hành y tế thông minh, trung tâm điều hành của TP.Hà Nội.

TP cũng sẽ tiếp tục nâng cấp API chia sẻ dữ liệu sức khỏe người dân và tiếp nhận thông tin người dân khai báo từ sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng iHaNoi, nhằm hỗ trợ người dân sử dụng sổ sức khỏe điện tử quản lý toàn bộ sức khỏe gia đình, phục vụ công tác khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sở khám chữa bệnh khi sử dụng sổ sức khỏe điện tử trên iHaNoi; kết nối với cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội để tiếp nhận dữ liệu sức khỏe người dân Hà Nội đi khám bảo hiểm y tế tại các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện bộ ngành và tại các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn tỉnh/TP khác...

Nhiều tiện ích cho người dân và cả bác sĩ

Với việc thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử, UBND TP.Hà Nội khẳng định điều này mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể, người dân sẽ thay thế sổ khám bệnh giấy và sổ tiêm chủng giấy bằng sổ sức khỏe điện tử.

Mỗi người dân sẽ có một sổ sức khoẻ điện tử trọn đời, từ đó đi khám/tiêm chủng tại bất kỳ đâu không còn phải mang theo nhiều giấy tờ thông tin khám, điều trị, tiêm chủng trước đó. Người dân sẽ biết và tự quản lý, cập nhật thông tin sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình (bố mẹ, con cái...).

Người dân cũng có thể chủ động tự đánh giá yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe cá nhân và cập nhật dữ liệu y tế cơ bản của bản thân, người thân (cân nặng, chiều cao, huyết áp, nhiệt độ...) để có thể chủ động trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân; được tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và tư vấn điều trị với người mắc bệnh mạn tính.

Mô hình này cũng hướng tới kết nối với mô hình khám chữa bệnh từ xa để người dân có thể chủ động tìm kiếm kết nối, tương tác trực tuyến với bệnh viện, bác sĩ khi có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe.

Mô hình này cũng mang lại những thuận tiện cho bác sĩ/thầy thuốc khi cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi người bệnh đến khám giảm thời gian thăm khám, điều trị.

Bác sĩ có thể tra cứu kết quả xét nghiệm, chẩn đoán, đơn thuốc, tiền sử người bệnh trong các lần thăm khám trước đó khi được sự đồng ý của người bệnh...

Nguồn: 1thegioi.vn


Thăm dò ý kiến