HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 11:20

Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:17

Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:12

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi bị máu nhiễm mỡ

11/08/2019 | 02:55 AM

 | 

Máu nhiễm mỡ là căn bệnh hay gặp ở người cao tuổi (NCT) do chế độ ăn uống chưa hợp lý, lười vận động kèm theo việc mắc một số bệnh mạn tính ở tuổi cao gây ra. Bệnh diễn biến âm thầm, dễ gây biến chứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của NCT. Vậy làm sao để phòng ngừa và hạn chế sự gia tăng của căn bệnh này?

 

Bệnh thường không có triệu chứng điển hình

Máu nhiễm mỡ có tên khoa học là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây là căn bệnh khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, khoảng 26% người Việt Nam lứa tuổi 25-74 bị máu nhiễm mỡ.

Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh máu nhiễm mỡ xuất hiện khi 1 trong 4 thông số lipid bị rối loạn. Nguyên nhân là do người bệnh có chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý như ăn nhiều đường, mỡ động vật, gan, trứng, bơ, sữa và các thực phẩm chế biến sẵn; uống rượu, bia; hút nhiều thuốc lá; ít vận động thể lực.

Bên cạnh đó, nguyên nhân mắc bệnh còn do rối loạn về gene, có tính chất gia đình và rối loạn thứ phát do một số bệnh lý như đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư, xơ gan. Điều này lý giải tại sao không chỉ những người béo mà ngay cả những người gầy cũng bị rối loạn lipid máu.

Riêng đối với nhóm NCT, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Hơn nữa, NCT sức khỏe bị suy giảm, mắc một số bệnh mạn tính khác cũng gây ra tình trạng rối loạn lipid máu.

Phần lớn người bệnh bị máu nhiễm mỡ thường không có các biểu hiện đặc trưng hoặc nếu có cũng chỉ là những biểu hiện thoáng qua như chóng mặt, đau ngực, đôi lúc tê tay hay tê chân... Tuy nhiên, đây cũng là những triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác. Do vậy, khó có thể xác định được người có rối loạn lipid máu hay không bằng những biểu hiện ra ngoài. Chỉ có thể xác định đúng bằng cách làm xét nghiệm máu.

Điều nguy hiểm của bệnh này là thường được phát hiện muộn cùng với một số bệnh lý tim mạch, nội tiết và chuyển hóa khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, NCT mắc máu nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dễ gặp các biến chứng như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ não…

Dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa và điều trị bệnh

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bệnh máu nhiễm mỡ liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, NCT có thể kiểm soát bệnh nếu chú ý cân đối chế độ dinh dưỡng hợp lý kèm theo tập luyện đều đặn và tuân thủ lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Khi bị máu nhiễm mỡ, người bệnh nên tiết chế lượng thức ăn chứa nhiều Cholesterol như thịt đỏ, bơ, trứng, phô mai, sữa béo, nội tạng động vật. Nên ăn các loại ngũ cốc kết hợp với củ quả. Tốt nhất nên sử dụng các món ăn được chế biến từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, bột đậu tương…) vì đây là thực phẩm đặc biệt tốt cho tim mạch.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, đậu nành có chất lượng đạm tương đương đạm động vật, chứa nhiều vitamin và khoáng chất (omega-3, vitamin E, magiê, phốt pho, kali, kẽm…) đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ có thể sử dụng thường xuyên đạm đậu nành để thay thế đạm động vật hàng ngày nếu muốn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung ít nhất 25gram đạm đậu nành mỗi ngày là cách đơn giản để phòng ngừa và cải thiện tình máu nhiễm mỡ, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ, để cung cấp thêm chất xơ.

Tăng cường các loại rau xanh (khoảng 500g/ngày) để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ. Một số loại rau củ quả được khuyên dùng như: Rau ngót, rau muống, rau cải bắp, rau dền, mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, giá đỗ… Hơn nữa, các loại trái cây ít ngọt và giàu vitamin như: Gấc, đu đủ chín, xoài… cũng được khuyến cáo nên có trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh.

Với những NCT bị máu nhiễm mỡ kèm theo nhiều bệnh mạn tính khác, khẩu phần ăn nên chia thành nhiều bữa, không nên ăn quá no ở một bữa hoặc có tính trạng bỏ bữa. Mỗi ngày nên có 3 bữa chính và 2 bữa phụ, cân bằng các nhóm thực phẩm dinh dưỡng và luôn tuân thủ nguyên tắc giảm chất béo, tăng rau và trái cây ít ngọt.

Đồng thời, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hoạt động thể lực đúng cách giúp cải thiện mỡ máu. Nếu có chỉ định điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian hoặc uống thuốc theo đơn của người thân, người quen.

Để phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ, các chuyên gia khuyến cáo, đây là căn bệnh khó phát hiện và khó điều trị. Do vậy, mỗi người cần tìm hiểu về bệnh lý nguy hiểm này để chủ động phòng bệnh đồng thời thực hiện kiểm tra tình trạng mỡ máu định kỳ. Với người trên 20 tuổi thực hiện kiểm tra mỡ máu từ 3-5 năm/lần, người trên 50 tuổi kiểm tra 6 tháng/lần. Đặc biệt, những người có thể trạng béo, những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, hiệu quả chữa trị cao, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Trong chế độ ăn hàng ngày, nên hạn chế năng lượng, nhất là những người béo phì; giảm tiêu thụ mỡ động vật, thức ăn chiên xào, thức ăn chế biến sẵn nhiều chất béo đồng thời tăng các loại rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ và trái cây; hạn chế hút thuốc lá, rượu bia và tăng cường tập luyện đều đặn để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. 

Nguồn: Báo Gia đình và hội


Thăm dò ý kiến