HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Tôn vinh, tri ân những đóng góp của thầy thuốc qua các giai điệu đẹp về ngành y

Thứ Bẩy, ngày 15/02/2025 05:16

Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam và Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 14/02/2025 01:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Tổng hội Y học Việt Nam

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 01:00

Đảng ủy Bộ Y tế tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 00:58

Bộ Y tế dâng hương Y tổ, tưởng niệm ngày viên tịch của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 00:53

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Thứ Tư, ngày 12/02/2025 06:29

Hội nghị góp ý kiến dự thảo Kế hoạch hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thứ Tư, ngày 12/02/2025 01:11

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm lại Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế

Thứ Ba, ngày 11/02/2025 03:48

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Thứ Hai, ngày 10/02/2025 14:34

Bệnh viện Châm cứu Trung ương: Khởi công Công trình “Nhà khám chữa bệnh và điều trị

Thứ Sáu, ngày 07/02/2025 09:19

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Thứ Năm, ngày 06/02/2025 13:21

Họp rà soát công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Năm, ngày 06/02/2025 08:38

Thủ tướng: Cả nước có Tết và nhân dân ai cũng có Tết

Thứ Ba, ngày 04/02/2025 02:14

Bộ Y tế gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Thứ Hai, ngày 03/02/2025 07:02

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bác sĩ, nhân viên y tế trực Tết, chúc mừng “công dân nhí” chào đời đêm Giao thừa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Tư, ngày 28/01/2025 18:32

Thủ tướng thăm chúc tết và kiểm tra công tác ứng trực khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương: Lan tỏa giá trị cốt lõi của ngành Y tế

Thứ Hai, ngày 27/01/2025 15:47

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi động viên các bác sĩ, nhân viên y tế và tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K

Chủ Nhật, ngày 26/01/2025 00:14

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc Tết, động viên người bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 12:23

Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công dịp Tết nguyên Đán Ất Tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 03:18

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 00:38

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc cúm mùa

14/02/2025 | 14:11 PM

 | 

 

Tỷ lệ tiêm phòng cúm trong dân tại Việt Nam thấp, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai; thời tiết đông xuân nồm ẩm... là những yếu tố gây ra tình trạng gia tăng ca mắc cúm thời gian gần đây.

Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (trái) thăm khám cho người bệnh.

Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (trái) thăm khám cho người bệnh.

Nhiều yếu tố khiến gia tăng ca mắc cúm

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, theo khuyến cáo của WHO về việc dùng thuốc kháng virus, với bệnh nhân nghi ngờ hoặc khẳng định nhiễm cúm nặng và với bệnh nhân nghi ngờ hoặc biểu hiện cúm mức nhẹ nhưng có kèm theo yếu tố nguy cơ nhiễm cúm nặng nên chỉ định càng sớm càng tốt thuốc kháng virus cúm, trong đó Oseltavivir là lựa chọn đầu tay nên được sử dụng; có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng virus Baloxavir hoặc Peramivir nếu có sẵn và không có thuốc Oseltamivir.

Có thể nói kể từ đợt đại dịch cúm A H1N1 năm 2009 đến nay, năm 2024-2025 năm số ca cúm ở nhiều nước trên thế giới bùng phát mạnh mẽ nhất. Bác sĩ Khiêm cho rằng, về lý do có thể cần các nghiên cứu điều tra và kết luận, nhưng chuyên gia này cũng nhận định có thể liên quan đến một số yếu tố: Dịch cúm xuất hiện trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho cúm bùng phát (điều kiện nhiệt độ lạnh, ẩm ở nhiều nơi); toàn cầu hóa, sự giao thương đi lại toàn cầu là yếu tố rất thuận lợi cho lây lan cúm từ quốc gia, vùng này sang vùng khác (vì cúm rất dễ lây).

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm phòng cúm trong dân thấp. Thực trạng đô thị hóa ngày càng phát triển, hình thành các khu có mật độ dân số đông là yếu tố thuận lợi cho cúm lưu hành; ô nhiễm không khí.

Về virus năm nay có biến đổi cấu trúc hay không, bác sĩ Khiêm cho hay còn cần phải có những nghiên cứu để đưa ra khẳng định.

“Thực tế dịch năm nay so với một vài năm về trước (những năm 2011-2012 2015-2016) Trung tâm Hồi sức tích cực của bệnh viện đều tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân nặng vì mắc cúm, thậm chí nặng hơn bây giờ. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh lan rộng ở nhiều nước, đã có người nổi tiếng tử vong vì bệnh cúm; mọi người cũng ám ảnh lo sợ cúm mới sau đại dịch Covid-19, truyền thông đưa tin khuyến cáo nhiều nên mọi người quan tâm hơn”, bác sĩ Khiêm nói.

Bác sĩ Khiêm đánh giá việc truyền thông sâu rộng về cúm giúp người dân quan tâm hơn đến sức khỏe, chú ý đi tiêm phòng cúm và đến viện khám khi có triệu chứng. Điều này cũng góp phần làm giảm số ca nhiễm nặng, giảm số ca tử vong và giảm gánh nặng y tế cũng như chi phí y tế cho cúm.

Vì sao phải thận trọng khi tự ý sử dụng Tamiflu chữa cảm cúm

Nhu cầu mua thuốc Tamiflu chữa cảm cúm tăng cao khiến mặt hàng rơi vào khan hiếm. Tại một số quầy thuốc trong 1-2 ngày gần đây, Tamiflu không còn nhiều và giá cả đã tăng so với trước. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo việc tích trữ này không cần thiết và cần thận trọng khi tự điều trị tại nhà.

Theo hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu, giá bán ra Tamiflu vẫn bình ổn so với trước 520.000 đồng/hộp 10 viên. Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng thông tin về thuốc Tamiflu đợt này có gia tăng gấp 7 lần so với ngày thường nên nguồn cung hiện vẫn còn thiếu so với nhu cầu của khách hàng.

Theo ông Châu Thanh Tú - Dược sĩ trưởng Hội đồng chuyên môn dược, Hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu, đơn vị này vẫn đang liên tục làm việc với nhà sản xuất và nhà phân phối để có thêm nguồn cung kịp thời phục vụ khách hàng, vậy nên khách hàng không nên mua tích trữ số lượng lớn, ảnh hưởng đến cơ hội điều trị của các bệnh nhân khác.

Ông Tú khuyến cáo, việc sử dụng thuốc Tamiflu cần thận trọng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế. Họ sẽ cho test, xét nghiệm máu,… và cân nhắc sử dụng thuốc cho phù hợp. Tamiflu thường chỉ dùng trong trường hợp có nguy cơ chuyển nặng.

"Đa phần bệnh cúm thường tự khỏi sau 5-7 ngày có trường hợp lâu hơn 1-2 tuần tùy theo sức đề kháng của mỗi người. Các biện pháp hỗ trợ cũng như chúng ta dùng khi nhiễm Covid-19 dạng nhẹ, không cần dùng Tamiflu. Một số người bệnh có bệnh lý nền mắc phải (tim mạch, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch...) thì cần dùng thuốc đúng chỉ định", ông Tú nói.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc cúm mùa ảnh 1

Người dân đi mua Tamiflu.

Chuyên gia này khuyến cáo, việc tự ý sử dụng Tamiflu có thể gây hại cho sức khỏe. Việc này cũng giống như trước kia dịch SARS-CoV-2 một số người dân mình lạm dụng thuốc Molnupiravir mà không tham khảo ý kiến hay có sự kê đơn của bác sĩ dễ dẫn đến nhiều hệ lụy.

Việc dùng thuốc không đúng thời điểm bệnh, không đúng đối tượng được phép sử dụng: Trẻ quá nhỏ mà không chọn dạng dùng hay hướng dẫn sử dụng phù hợp; một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người suy gan, suy thận phải hết sức thận trọng; thiếu liều dễ dẫn đến kháng thuốc.

Có trường hợp dùng đúng liều nhưng bị hoang mang khi gặp phải tác dụng không mong muốn và cả tác dụng phụ; tương tác thuốc với các thuốc đang dùng cho một số bệnh đang mắc phải (bệnh nền), nhất là đối với người cao tuổi và rủi ro tai biến khi dùng thuốc rất nguy hiểm.

Nếu dùng thừa liều dễ dẫn đến ngộ độc thuốc. Việc tích trữ cũng mất cơ hội cho người bệnh thực sự cần do đang khan hiếm thuốc.

Trước việc mọi người đổ xô mua thuốc Tamiflu tích trữ, bác sĩ Khiêm nhấn mạnh, thuốc kháng virus cúm chỉ có lợi ích với những người bị cúm nặng (đã nhập viện), hoặc bị cúm và có yếu tố nguy cơ bị nặng và cần được bác sĩ đánh giá và kê. Việc tự ý mua và dùng thuốc vừa gây ra khan hiếm thuốc (bởi việc nhập thuốc thường phải có thời gian, có kế hoạch) khiến người thực sự cần lại khó mua, hơn nữa việc sử dụng tự do không theo hướng dẫn không đúng liều lượng và thời gian có thể là yếu tố nguy cơ gia tăng tình trạng virus cúm đề kháng thuốc sẽ gây khó khăn cho điều trị bệnh cúm trong tương lai.

Nguồn: Nhandan.vn


Thăm dò ý kiến