HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Bẩy, ngày 26/07/2025 03:01

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và Công đoàn Y tế Việt Nam thăm gia đình Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 14:00

Bộ Y tế tiếp Đoàn đánh giá độc lập JEE: Ghi nhận nhiều điểm mạnh, xác định rõ lĩnh vực cần tăng cường

Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 13:16

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng nhân dịp 27/7

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:26

Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu 2025: Khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong chăm sóc đột quỵ

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:22

Hơn 950 suất quà được Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam trao tặng gia đình chính sách và người có công tại tỉnh Hưng Yên

Thứ Tư, ngày 23/07/2025 09:01

Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12

Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Chung tay hành động đẩy lùi bệnh lỵ trực trùng từ những việc nhỏ mỗi ngày

26/07/2025 | 12:36 PM

 | 

Lỵ trực trùng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường tiêu hóa, do vi khuẩn Shigella gây ra. Bệnh lây lan nhanh qua đường phân – miệng, thường bùng phát thành dịch tại những khu vực có điều kiện vệ sinh kém.

Lỵ trực trùng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường tiêu hóa, do vi khuẩn Shigella gây ra.

Với đặc điểm dễ lây, dễ tái phát và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, lỵ trực trùng là vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm, đặc biệt trong mùa hè – thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lây lan.

Hiểu đúng về lỵ trực trùng để phòng ngừa hiệu quả

Lỵ trực trùng là bệnh do vi khuẩn Shigella xâm nhập và gây tổn thương lớp niêm mạc ruột già. Vi khuẩn này có thể sống được trong môi trường nước, thực phẩm và thậm chí trên tay người nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, tức là khi con người vô tình nuốt phải vi khuẩn qua nước uống, thức ăn nhiễm khuẩn hoặc qua bàn tay bẩn đưa vào miệng. Một số trường hợp khác bị lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc vật dụng cá nhân có dính vi khuẩn.

Các triệu chứng thường xuất hiện sau thời gian ủ bệnh ngắn, từ 1 đến 3 ngày. Người mắc lỵ trực trùng thường có biểu hiện sốt cao, đau quặn bụng, mót rặn và đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đặc trưng của bệnh là tiêu chảy phân nhầy, có thể lẫn máu. Người bệnh luôn có cảm giác chưa đi hết phân, dù vừa đi xong, kèm theo đau bụng dưới. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày, thậm chí lâu hơn và gây nên các biến chứng như mất nước, rối loạn điện giải, viêm khớp phản ứng, viêm trực tràng mạn tính.

Một điều đáng lưu ý là lỵ trực trùng có thể dễ dàng lây lan từ người sang người. Chỉ cần một lượng nhỏ vi khuẩn cũng có thể gây bệnh, khiến nguy cơ bùng phát dịch luôn hiện hữu nếu không được kiểm soát kịp thời. Trẻ em, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Trong các cơ sở y tế, việc chẩn đoán lỵ trực trùng thường được dựa vào lâm sàng và kết hợp với xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn Shigella. Việc điều trị chủ yếu bao gồm bù nước và điện giải nhằm tránh mất nước do tiêu chảy, kết hợp với kháng sinh nếu có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn Shigella ngày càng gia tăng, đặt ra thách thức không nhỏ cho công tác điều trị, đặc biệt trong các đợt dịch lan rộng.

Vi khuẩn gây lỵ trực trùng có thể sống được trong môi trường nước, thực phẩm và thậm chí trên tay người nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Phòng bệnh từ những thói quen nhỏ hàng ngày

Điều đáng mừng là lỵ trực trùng hoàn toàn có thể phòng tránh nếu người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh cơ bản. Trước hết, cần đảm bảo ăn chín, uống sôi, không dùng nước lã chưa qua xử lý để chế biến thực phẩm hay rửa rau sống. Thực phẩm cần được bảo quản cẩn thận, tránh để ruồi, gián tiếp xúc làm lây nhiễm mầm bệnh.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn và nước sạch là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong phòng bệnh. Việc rửa tay nên được thực hiện trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chăm sóc người bệnh. Các gia đình có trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu ý rửa tay cho trẻ và dạy trẻ không đưa tay vào miệng, không cắn móng tay – những hành vi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn.

Phòng bệnh bằng các hành động thiết thực.

Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống nước sạch và xử lý rác thải, phân người hợp vệ sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng chống bệnh lỵ nói riêng và các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa nói chung. Các chiến dịch vệ sinh cộng đồng, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân cần được duy trì thường xuyên, nhất là tại các khu dân cư đông đúc, trường học, khu công nghiệp và vùng nông thôn còn nhiều khó khăn.

Trong môi trường học đường, cần giáo dục học sinh về kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để phát hiện sớm các ca bệnh. Khi có người mắc bệnh trong gia đình, cần cách ly người bệnh, sử dụng riêng đồ dùng cá nhân và thực hiện khử khuẩn nhà vệ sinh, đồ vật tiếp xúc thường xuyên.

Khi phát hiện triệu chứng lỵ trực trùng, việc đầu tiên cần làm là bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol để chống mất nước, một biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy. Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bằng thuốc kháng sinh thích hợp. Điều quan trọng cần nhớ là tuyệt đối không tự ý dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột (ví dụ như thuốc cầm tiêu chảy) vì chúng có thể làm vi khuẩn tồn tại lâu hơn trong cơ thể, kéo dài thời gian bệnh. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục và giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.

Lỵ trực trùng không phải là bệnh mới, nhưng vẫn luôn là mối đe dọa hiện hữu, nhất là khi điều kiện vệ sinh, môi trường chưa được cải thiện đồng bộ. Do đó, phòng bệnh phải đi trước, bằng những hành động nhỏ nhưng thiết thực mỗi ngày. Việc giữ gìn vệ sinh, nâng cao ý thức cộng đồng không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong xã hội.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến