HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế gặp mặt, trao học bổng cho các cháu là con CCVCLĐ ngành Y tế có thành tích cao trong học tập đang theo học tại các trường Y - Dược

Chủ Nhật, ngày 15/12/2024 14:45

Họp thống nhất phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn

Thứ Bẩy, ngày 14/12/2024 09:59

Hội thảo giới thiệu hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ - trẻ em/ sức khỏe sinh sản

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:10

Đoàn Bộ Y tế tìm hiểu số hóa, đào tạo nhân lực y tế và chăm sóc người cao tuổi tại Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:02

Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế: Sáng về y đức, sâu về y lý và giỏi về y thuật

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 07:11

Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 04:50

Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 08:37

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:35

Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:18

Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 13:43

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 05:25

Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54

Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cấy chỉ - nhiều ưu điểm vượt trội trong điều trị bệnh bằng y học cổ truyền

16/12/2024 | 08:53 AM

 | 

Với nhiều ưu điểm vượt trội, cấy chỉ được xem là bước tiến mới trong điều trị bệnh của Y học cổ truyền. Phương pháp cấy chỉ mang lại hiệu quả tối ưu, tiết kiệm thời gian, công sức cho bác sĩ và giảm chi phí cho người bệnh. Tại Bệnh viện Bạch Mai, cấy chỉ được ứng dụng điều trị hiệu quả cho nhiều mặt bệnh dưới bàn tay điệu nghệ, giàu kinh nghiệm của các bác sĩ khoa Y học cổ truyền.

Cấy chỉ (chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ) là phương pháp dùng chỉ tự tiêu (1 protid sinh học trong y khoa) cho vào huyệt vị để duy trì sự kích thích lâu dài, qua đó tạo nên tác dụng điều trị như châm cứu. Đây là phương pháp tân châm, được phát triển dựa trên tiến bộ của khoa học kỹ thuật và kế thừa lý luận của châm cứu cổ truyền.

Cấy chỉ có xuất xứ từ Trung Quốc từ những năm 1960, sau đó được phát triển rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Tài Thu là người đầu tiên sử dụng phương pháp cấy chỉ trong điều trị. Ngày nay, phương pháp cấy chỉ được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở Y học cổ truyền tại các bệnh viện trong cả nước.

Cấy chỉ là 1 phương pháp châm cứu đặc biệt, với cơ chế tác dụng bao gồm cả cơ chế tác dụng chung của châm cứu và cơ chế tác dụng riêng của sợi chỉ khi cấy vào huyệt. Cụ thể, với tác dụng của châm cứu thông thường sẽ gồm: Cơ chế thần kinh: Châm cứu kích thích gây ra 1 cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý; Cơ chế thể dịch: Châm cứu kích thích cơ thể tiết ra Endorphin là 1 peptid có tác dụng giảm đau rất mạnh, mạnh gấp nhiều lần Morphin. Với cơ chế tác dụng sinh học riêng của cấy chỉ, chỉ khi đưa vào cơ thể là chỉ tự tiêu dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, khi đưa vào cơ thể như 1 dị nguyên kích thích cơ thể, tăng tiết plasma-beta indomorphin, giảm các TNF-α, tăng cường tác dụng giảm đau, chống viêm; Tăng tái tạo protein, hydratcarbon ở cơ, giảm acid lactic, tăng dinh dưỡng cho cơ, tái tạo cơ; Tăng cường tuần hoàn tại chỗ.

Hình ảnh cấy chỉ tại khoa Y học cổ truyền, Bệnh viên Bạch Mai

Theo các bác sĩ khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai, Phương pháp cấy chỉ được chỉ định rộng rãi trên nhiều mặt bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa… như: Bệnh lý thần kinh: Liệt các dây thần kinh ngoại biên, thần kinh sọ não, Tai biến mạch não, hội chứng tic vận động; Bệnh lý  cơ xương khớp: Đau lưng, đau cổ gáy, đau thần kinh toạ, thoái hoá khớp gối; Bệnh lý hô hấp - tai mũi họng: hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; Bệnh lý sinh dục- tiết niệu: bí đái, đái dầm, rối loạn kinh nguyệt, yếu sinh lý nam – nữ, liệt dương…; Bệnh lý chuyển hoá: Béo phì… Tuy nhiên cũng có những lưu ý, chống chỉ định với các trường hợp: cấp cứu nội, ngoại khoa; Phụ nữ mang thai; Tổn thương da cấp tính; Người bệnh đang sốt; bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết chưa tốt…

Chỉ tự tiêu trong vòng 15-20 ngày. Tuỳ bệnh và tình trạng bệnh, người bệnh được hẹn cấy lại sau cấy chỉ lần 1. Người bệnh được cấy chỉ 1-2 hoặc 3 lần trong quá trình điều trị. “Trong thực hiện cấy chỉ việc đảm bảo vô khuẩn rất quan trọng, nếu không sẽ gây viêm, nhiễm khuẩn rất nguy hiểm cho người bệnh”, BSCKII Nguyễn Minh Trang, phó khoa Y học cổ truyền, nhấn mạnh.

Tại khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai cấy chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề cao trong phòng thủ thuật riêng đảm bảo vô khuẩn. Các bác sĩ sử dụng 1 loại kim cấy chỉ từ kim lấy thuốc 23G và kim châm cứu - một trong những sáng tạo cải tiến khi triển khai thực hiện. Ưu điểm vẫn giữ vô trùng, và kim sắc bén do kim nhỏ hơn kim cấy chỉ chuyên dụng nên đỡ đau hơn và giảm chi phí. Cấy chỉ được ứng dụng điều trị hiệu quả cho nhiều mặt bệnh, nhưng hiệu quả cao nhất là các bệnh: Đau vai gáy, viêm quanh khớp vai, đau lưng, đau thần kinh toạ, viêm mũi dị ứng, viêm xoang và liệt nửa người”.

Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai

CẤY CHỈ - NHIỀU ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN - Cổng thông tin bệnh viện Bạch Mai

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến