HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế gặp mặt, trao học bổng cho các cháu là con CCVCLĐ ngành Y tế có thành tích cao trong học tập đang theo học tại các trường Y - Dược

Chủ Nhật, ngày 15/12/2024 14:45

Họp thống nhất phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn

Thứ Bẩy, ngày 14/12/2024 09:59

Hội thảo giới thiệu hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ - trẻ em/ sức khỏe sinh sản

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:10

Đoàn Bộ Y tế tìm hiểu số hóa, đào tạo nhân lực y tế và chăm sóc người cao tuổi tại Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:02

Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế: Sáng về y đức, sâu về y lý và giỏi về y thuật

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 07:11

Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 04:50

Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 08:37

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:35

Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:18

Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 13:43

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 05:25

Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54

Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cấy chỉ chữa bệnh

16/12/2024 | 09:00 AM

 | 

Đây được xem là phương pháp châm cứu hiện đại, điều trị hiệu quả đối với các bệnh lý mạn tính mà ngay cả điều trị trong Tây y thất bại

Bị đau nhức xương khớp và thoái hóa khớp gối nhiều năm nay, bà Đỗ Thị Cúc (55 tuổi, ở quận 12, TP HCM) tìm đến phương pháp cấy chỉ tại Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT - TP HCM). Ở lần thứ 2 trở lại cấy chỉ, bà đưa chồng, cũng bị hội chứng bệnh ở người lớn tuổi, đến điều trị cùng mình. Khoảng 10 năm trước, phương pháp cấy chỉ này đã giúp con trai bà trị khỏi bệnh hen suyễn.

Phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân

Một ca bệnh đặc biệt khác là người nhà (60 tuổi) của một bác sĩ bệnh viện Tây y lớn tại TP HCM, bị song thị do liệt dây thần kinh vận nhãn số 3 nhưng điều trị Tây y không hiệu quả. Khi được Bệnh viện YHCT tiếp nhận, ca bệnh tiên lượng khó phục hồi. Tuy nhiên, sau 2 lần cấy chỉ đã có những thay đổi tích cực và đến lần thứ 3 thì hết hẳn. "Điều này cho thấy, YHCT dần hiện đại hơn và có thể giải quyết những vấn đề mà Tây y gặp khó khăn. Tùy thuộc vào bệnh lý mà bác sĩ có những chỉ định như điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, cấy chỉ..." - BS chuyên khoa I Nguyễn Kỳ Xuân Nhị, Phó trưởng Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện YHCT (TP HCM), bày tỏ.

Theo BS Nhị, những năm gần đây, xu hướng điều trị bằng phương pháp cấy chỉ được nhiều bệnh nhân quan tâm. Trung bình, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 300 lượt bệnh nhân điều trị cấy chỉ. Cấy chỉ là phương pháp đưa sợi chỉ tự tiêu vào trong mô dưới da, nơi có các huyệt đạo, đường kinh lạc hoặc một mục tiêu khu trú nào đó mà bác sĩ muốn điều trị. Sợi chỉ được đưa vào thông qua kim giống như kim châm cứu thông thường, vì vậy còn gọi đây là phương pháp châm cứu chôn chỉ hay nhu châm. Sợi chỉ có vai trò kích thích huyệt đạo, thời gian tác dụng 24/24. Phương pháp này có thể điều trị các triệu chứng như đau, tê, yếu liệt trong các bệnh lý về thần kinh, cơ xương khớp như đau thần kinh tọa, hội chứng cổ vai tay, hội chứng ống cổ tay, thoái hóa khớp, tai biến mạch máu não...". Ban đầu, chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm kết hợp giữa châm cứu truyền thống và sợi chỉ tiêu hiện đại. Chính vì vậy, tôi và các bác sĩ bệnh viện dành rất nhiều thời gian trao đổi, nghiên cứu cùng các bác sĩ đầu ngành đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản để có phương pháp kết hợp an toàn, hiệu quả nhất cho bệnh nhân" - BS Nhị nói.

ThS-BS Lê Thị Tường Vân, Phó Khoa YHCT - Bệnh viện An Bình (TP HCM), giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết cấy chỉ là phương pháp điều trị không dùng thuốc an toàn, phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Với phương pháp này, người bệnh không cần đến bệnh viện mỗi ngày như châm cứu truyền thống. Mỗi lần cấy chỉ kéo dài khoảng 30 phút, có tác dụng kéo dài từ 2 tuần hoặc lâu hơn (tùy vào loại chỉ và mức độ bệnh lý). Nhờ vậy, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân. "Quá trình tiêu chỉ sẽ giúp tăng quá trình đồng hóa và giảm quá trình dị hóa của cơ thể. Đồng thời, tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng tại vùng cấy chỉ, nhờ đó sẽ tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh" - BS Vân thông tin thêm.

Bác sĩ y học cổ truyền thực hiện cấy chỉ cho một người bệnh

Áp dụng cho cả làm đẹp, giảm cân

Một ưu điểm nổi trội khiến cấy chỉ dần được phái đẹp quan tâm nhiều hơn chính là tác dụng giảm cân và làm đẹp cho da. Ngoài ra, cấy chỉ còn tác dụng theo cơ chế giảm béo phì khu trú bằng việc cấy chỉ luồn vào giữa lớp cơ và mỡ dưới da, giúp tăng sinh collagen và elastin, làm giảm mỡ khu trú như ở vùng bụng, eo hông, bắp tay, đùi... Chị Minh Thùy (35 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết sau 2 tháng cấy chỉ, chị cảm thấy rất hài lòng với vóc dáng hiện tại, đồng thời cũng cảm thấy làn da mịn màng, hồng hào hơn.

Theo BS Nhị, giảm cân là quá trình đòi hỏi phải phối hợp giữa 3 yếu tố: Chế độ ăn uống, tập luyện và phương pháp điều trị hiệu quả. Trong đó, cấy chỉ đóng vai trò là phương pháp điều trị. Tùy vào béo phì thuộc thể bệnh nào trong YHCT mà bác sĩ lựa chọn công thức huyệt phù hợp để điều trị, chủ yếu giải quyết các nguyên nhân như hội chứng đàm thấp (tăng lipid máu) hoặc rối loạn công năng của tỳ, vị, can, thận. Từ đó, giúp người bệnh giảm bớt cảm giác thèm ăn, giảm cảm giác nê trệ cơ thể...

Theo các bác sĩ, cấy chỉ là một kỹ thuật cao, đòi hỏi bác sĩ phải thuần thục kỹ năng châm cứu trước đó, khả năng khám, chẩn đoán và chọn huyệt chính xác với tình trạng người bệnh. Do đó, kinh nghiệm lâm sàng rất quan trọng quyết định đến hiệu quả. "Yêu cầu cơ bản của kỹ thuật viên cấy chỉ chính là có chứng chỉ đào tạo về cấy chỉ, phải có kiến thức về phòng chống nhiễm khuẩn và quan trọng hơn là được sự cho phép hành nghề từ cơ quan có thẩm quyền tại địa phương" - BS Nhị nhấn mạnh. 

Cẩn trọng

Theo giới chuyên môn, việc các thẩm mỹ viện, spa đăng tin thực hiện phương pháp giảm cân, làm đẹp bằng cấy chỉ hiện đang nở rộ. Bệnh viện YHCT TP HCM từng tiếp nhận nhiều ca biến chứng như nhiễm trùng, lồi chỉ, u hạt sau khi cấy chỉ tại dịch vụ làm đẹp bên ngoài. "Người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và áp dụng phương pháp cấy chỉ an toàn, hiệu quả, tránh những biến chứng không đáng có"- một chuyên gia cảnh báo.

 

Nguồn: Báo Người Lao Động

Cấy chỉ chữa bệnh

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến