HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và Công đoàn Y tế Việt Nam thăm gia đình Anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm

Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 14:00

Bộ Y tế tiếp Đoàn đánh giá độc lập JEE: Ghi nhận nhiều điểm mạnh, xác định rõ lĩnh vực cần tăng cường

Thứ Sáu, ngày 25/07/2025 13:16

Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng nhân dịp 27/7

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:26

Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu 2025: Khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong chăm sóc đột quỵ

Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:22

Hơn 950 suất quà được Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam trao tặng gia đình chính sách và người có công tại tỉnh Hưng Yên

Thứ Tư, ngày 23/07/2025 09:01

Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12

Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cảnh báo bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ và thanh thiếu niên vào mùa hè

24/07/2025 | 15:28 PM

 | 

 Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh Trung ương ở trẻ em và người lớn. Bệnh để lại di chứng nặng nề và vĩnh viễn, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Cảnh báo bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ và thanh thiếu niên vào mùa hè- Ảnh 1.

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp bệnh nhân nam, 17 tuổi, ở Hà Nội, bị viêm não Nhật Bản nặng. Bệnh nhân bị tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.

Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, đột ngột sốt cao liên tục 39–40°C, đau đầu, lơ mơ, giảm ý thức. Trong hơn 30 ngày điều trị tại nhiều cơ sở y tế, tình trạng không cải thiện, ý thức ngày càng giảm, kèm suy hô hấp tăng dần. Các bác sĩ ban đầu nghi ngờ bệnh nhân viêm não do virus hoặc viêm não tự miễn, song chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng.

Khi chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được đánh giá toàn diện, bao gồm: thăm khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Kết quả cho thấy, bệnh nhân dương tính với viêm não Nhật Bản.

ThS.BS Hà Việt Huy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, việc chẩn đoán viêm não Nhật Bản không dễ, đặc biệt nếu làm muộn. Xét nghiệm huyết thanh chỉ cho kết quả dương tính với tỉ lệ thấp nếu thực hiện trễ, trong khi ở giai đoạn cấp tính, độ đặc hiệu cao hơn nhiều. 

Với ca bệnh này, ngoại trừ xét nghiệm khẳng định, bệnh nhân có cả lâm sàng tương đối điển hình của viêm não và có hình ảnh tổn thương não tại đồi thị đối xứng hai bên – một đặc điểm rất điển hình để xác định chẩn đoán trường hợp này.

Khi nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng nhiễm trùng toàn thân, tổn thương thần kinh nặng nề, phải thở máy kéo dài. Dù đã được cai máy thở thành công, nhưng ý thức không phục hồi. Hiện, bệnh nhân không thể tự ăn uống hay vận động, hoàn toàn phụ thuộc vào chăm sóc của gia đình. 

Cũng theo ThS.BS Hà Việt Huy, viêm não Nhật Bản do virus Japanese Encephalitis Virus (JEV) là bệnh lý gây tổn thương trực tiếp mô não, khác với viêm màng não vốn chỉ ảnh hưởng lớp màng bao quanh não, nên mức độ nghiêm trọng cao hơn nhiều. Di chứng để lại thường nặng nề và khó phục hồi, nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Trường hợp này,  gia đình không nhớ bệnh nhân đã tiêm đủ mũi vaccine viêm não Nhật Bản hay chưa.

Cảnh báo bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ và thanh thiếu niên vào mùa hè- Ảnh 2.

Trẻ tiêm vaccine viêm não Nhật Bản tại Hệ thống Tiêm chủng VNVC - Ảnh: VGP/HM

Vì sao bệnh thường khởi phát mùa hè và cách phòng bệnh

Viêm não Nhật Bản thường xảy ra vào mùa hè, thời điểm muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh sau khi hút máu chim di cư mang virus. Đây là giai đoạn nguy cơ cao mà các gia đình cần đặc biệt cảnh giác.

Các chuyên gia y tế cho biết, các loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu bò, ngựa,… và chim hoang dã. Sau khi hút múa từ các loài động vật này mang bệnh, muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản và truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Vì vậy, viêm não Nhật Bản là một bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi.

Theo giám sát dịch tễ, bệnh thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Đây là thời điểm mưa, ẩm, muỗi hoạt động nhiều và cũng là mùa chim đến ăn quả chín. 

Hiện nay, viêm não Nhật Bản chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. 

ThS.BS Hà Việt Huy khuyến cáo, tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và bắt buộc đối với trẻ em. Không nên chờ đến khi có triệu chứng mới điều trị, vì khi bệnh đã khởi phát, nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng là rất cao. 

"Trẻ em, đặc biệt là trẻ sống ở khu vực miền Bắc cần được tiêm đúng lịch và đầy đủ", ThS.BS Hà Việt Huy nhấn mạnh.

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, bên cạnh việc giữ môi trường sống thông thoáng, diệt lăng quăng và muỗi phòng bệnh hiệu quả, các bậc phụ huynh cần sẵn sàng cho trẻ tiêm vaccine từ sớm ngay từ 9 tháng tuổi. 

Lịch tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn: mũi 1 là lần tiêm đầu tiên, mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 thời gian là 1 năm. Sau đó, tiêm nhắc 1 mũi sau mỗi 3 năm.

Nguồn: baochinhphu.vn


Thăm dò ý kiến