HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Thông tin chuyên đề quý I năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 05:24

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Giám đốc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:44

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp đoàn Doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 01:15

Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 15:22

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Đại sứ Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 11:20

Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:17

Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao

Thứ Hai, ngày 08/04/2024 10:12

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Cần làm gì khi hiếm muộn?

10/08/2019 | 02:47 AM

 | 

Cần làm gì khi hiếm muộn?

Có con là mong mỏi của mỗi cặp vợ chồng. Thế nhưng nếu vì một lý do nào đó, ông trời không thương, bắt bạn phải vất vả về đường con cái thì cái việc không thể đặng đừng là tới phòng khám hiếm muộn.

Nhưng bạn cũng đừng cảm thấy mình “có lỗi”. Trước hết, bạn cần xác định, khi đi khám hiếm muộn - cũng “bình thường thôi”. Trút bỏ được cái gánh nặng tâm lý, bạn sẽ giảm được phần nào những lo âu không đáng có, hành trình đi tìm hạnh phúc của bạn cũng nhẹ nhàng hơn.

Khi nào cần đi khám hiếm muộn?

Khi hai vợ chồng quan hệ thường xuyên (2-3 lần/tuần), không áp dụng các biện pháp ngừa thai nào, sau 1 năm mà vẫn chưa có thai. Nếu người vợ hơn 35 tuổi, thời gian này rút ngắn lại là 6 tháng.

Đi khám vào ngày nào là thuận tiện nhất?

Bất kỳ ngày nào đẹp trời, hai vợ chồng không bận rộn gì và có chút ít thời gian để hoàn thành các xét nghiệm chẩn đoán và có thể chờ để được tư vấn kết quả. Trước đây, có thể phải khám khi người vợ vừa mới có kinh (ngày thứ 1-3 của chu kỳ), nhưng hiện nay, xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng có thể thực hiện bất kỳ ngày nào của chu kỳ kinh và kết quả đánh giá chính xác hơn. Có thể người chồng sẽ được chỉ định thử tinh trùng, vậy nên kiêng quan hệ vợ chồng khoảng 2-5 ngày trước đó để kết quả chính xác.

Cần mang theo những gì?

Mang theo một tinh thần thoải mái và sẵn sàng chia sẻ những “nỗi niềm riêng”. Một số câu hỏi tế nhị (theo suy nghĩ Á Đông) như “Quan hệ bao nhiêu lần/tuần, có xuất tinh được không...” thì cũng nên thẳng thắn trao đổi. Quan trọng nhất là những thông tin này có thể giúp bác sĩ tìm ra vấn đề khiến việc có thai bị cản trở.

Mang theo tất cả các kết quả xét nghiệm trước đây đã thực hiện ở các cơ sở khám hiếm muộn và phụ khoa (nếu bạn chọn nơi khám mới). Có thể hai vợ chồng sẽ phải thực hiện lại các xét nghiệm nếu lần khám trước của bạn thực hiện trên 6 tháng.

Cần chuẩn bị về tinh thần. Con đường phía trước có thể mất thời gian - mất tiền bạc - mất nước mắt - mất đi niềm tin. Tỷ lệ có thai cao nhất của thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng 50%, tuy nhiên, cuối cùng rồi hầu hết các cặp vợ chồng đều có em bé nếu kiên trì và đủ nghị lực.

Những câu hỏi thường gặp

Khi đi khám hiếm muộn, các cặp đôi cần cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ mới có thể giúp làm sáng tỏ những vấn đề trong tình trạng hiếm muộn của mình. Sau đây là một số câu hỏi cần chuẩn bị để trả lời:

Đời sống tình dục của hai vợ chồng. Đoạn này chỉ có một lời khuyên duy nhất bằng một câu đọc trong sách viết về bảo tàng sex ở châu Âu: “Đừng kỳ thị sex vì sex giúp bạn có mặt trên đời”. Và như thế, bạn nên có thái độ cởi mở, đừng e dè khi được hỏi về vấn đề này.

Bạn có stress không, chu kỳ kinh thế nào, có từng mắc bệnh phải điều trị lâu dài hay từng phẫu thuật gì trước đây chưa?

Bạn từng có thai lần nào chưa? Có nạo phá thai trước đây hay không?

Thời gian không áp dụng hoặc ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai.

Bạn có hay hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích...? Lý do là những “món” này sẽ tác hại nặng nề đến việc thụ thai của hai vợ chồng.

Một số câu hỏi về những lần điều trị trước nếu có.

Bác sĩ thường cho những loại xét nghiệm nào?

Sẽ không có một bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào. Do đó, tùy trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm khác nhau. Một số xét nghiệm thường quy có thể thực hiện là:

Người vợ:

Xét nghiệm máu đánh giá dự trữ buồng trứng (xem có nhiều trứng không, chất lượng còn tốt không, có rối loạn nội tiết kiểu buồng trứng đa nang không...).

Siêu âm kiểm tra tử cung, buồng trứng và có thể phát hiện vòi trứng ứ dịch trong một số trường hợp, có u xơ tử cung trong tử cung không, có u buồng trứng hay buồng trứng dạng đa nang không...).

Chụp HSG: là chụp Xquang kiểm tra lòng tử cung và vòi trứng, vì nếu vòi trứng bị tắc hai bên thì không thể có thai tự nhiên được.

Người chồng: Quan trọng nhất là xét nghiệm tinh trùng (tinh dịch đồ), nếu đã từng xét nghiệm không thấy tinh trùng, có thể phải xét nghiệm máu và khám nam khoa chuyên sâu.

Xin lưu ý là không nhất thiết phải thực hiện tất cả các loại xét nghiệm trên và có thể sẽ phải nhiều hơn thế tùy tình trạng bệnh lý.

Ngoài ra, có khoảng 10% các cặp vợ chồng sau khi nghiêm túc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm khảo sát mà không tìm được trục trặc ở chỗ nào - y học gọi là “vô sinh chưa rõ nguyên nhân”.

Lời khuyên cuối cùng cho những ai trước khi đi khám hiếm muộn là hãy đến các cơ sở chuyên khoa hiếm muộn, mạnh dạn hỏi hết những thắc mắc và lo âu của bạn, đừng ôm nỗi niềm riêng, không bày tỏ rồi lại lẳng lặng tìm “anh Google”. Cái “anh” này đôi khi lừa dối rất ngọt ngào và êm ái. Những gì “anh” nói nhiều khi chỉ là “nghe người ta nói” mà thôi. Những thông tin không đáng nạp vào đó sẽ làm bạn rối trí hoặc cản trở con đường tìm kiếm hạnh phúc.

Theo BS. Lê Tiểu My/Sức khỏe và Đời sống


Thăm dò ý kiến