HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam
Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12Chiều ngày 22/7/2025, trong khuôn khổ thúc đẩy các hoạt động chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) và Công ty Roche Việt Nam (Pharma và Diagnostics) đã tổ chức Lễ ký kết Bản...
Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW
Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55Ngày 22/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức chủ trì cuộc thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên
Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 22/7, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã đến thăm, tri ân các gia đình...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)
Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11Chiều ngày 21/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị trực tiếp và trực tuyến góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi). Tham dự Hội...
Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam
Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42Sáng ngày 18/7/2025, tại Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Bệnh viện Phụ sản Trung ương (19/7/1955 – 19/7/2025) và đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước đã được tổ...
Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025
Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43Sáng ngày 18/7/2025 tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chủ trì cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị cho Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam, sự kiện đặc biệt nằm trong...
12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng
Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59Nghị định 188 của Chính phú đã bổ sung mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng mới được quy định tại Luật BHYT số 51/2024/QH15, trong đó quy định tăng mức hỗ trợ đóng cho đối tượng học...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm
Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), cuối giờ sáng nay (17/7), GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã đến thăm, tri ân...
Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7
Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19Chiều 16/7, tại tỉnh Ninh Bình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và đoàn công tác đã đến kiểm tra dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai. Phó Thủ tướng Lê...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07Chiều ngày 15/7/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cùng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã có buổi làm việc tại UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Tham...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh
Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34Chiều 15/7, nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương bệnh binh, cán bộ,...
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ
Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04Chiều ngày 14/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã chủ trì cuộc họp tiếp và làm việc với bà Courtney Beale – Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chuyến thăm và làm việc...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ
Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), 75 năm ngày Truyền thống Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, trong hai ngày 12 và...
Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"
Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26Sáng ngày 11/7/2025, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam long trọng tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh...
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17Sáng ngày 11/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp trực tiếp và trực tuyến về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên
Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52Sáng ngày 10/7/2025, đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên để triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng...
Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”
Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50Sáng ngày 10/7/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng...
Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29Ngày 09/7/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tiếp kết hợp trực tuyến với 34 tỉnh, thành phố, nhằm phổ biến các quy định mới liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế và...
Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'
Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11Chiều nay (8/7), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu...
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế
Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19Ngày 08/7/2025, Bộ Y tế tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong ngành Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế...
Xuất bản thông tin
Ca sốt xuất huyết nặng có thể tốn hàng trăm triệu đồng, vì sao cần phòng bệnh từ sớm?
22/07/2025 | 22:11 PM



Không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng, sốt xuất huyết nặng còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh kiệt quệ tài chính. Chi phí điều trị có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Với diễn biến dịch phức tạp như hiện nay, tiêm vắc-xin là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro cả về sức khỏe lẫn kinh tế.
Tình hình dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp và lan rộng nhanh chóng. Số ca mắc và ca bệnh nặng không ngừng tăng, đặc biệt khi chủng virus DEN-2 đang chiếm ưu thế trong cộng đồng.
Chủng virus này được các chuyên gia cảnh báo có độc lực cao, dễ gây ra biến chứng nghiêm trọng như sốc, xuất huyết nội tạng và suy đa cơ quan, khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn.
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ trở nặng là tái nhiễm với một tuýp virus khác, nhất là sau khi từng mắc sốt xuất huyết trước đó.
Theo thống kê của Cục Phòng chống bệnh thuộc Bộ Y tế, tính đến giữa tháng 7, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó khu vực miền Nam chiếm tới hơn 70%.
Một số tỉnh thành ghi nhận số ca mắc tăng vọt so với cùng kỳ như Bến Tre, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai và TP.HCM.
Tình trạng bệnh nhân nhập viện với biểu hiện nặng đang khiến nhiều bệnh viện lớn tại TP.HCM quá tải. Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận gần 700 ca sốt xuất huyết và đã có 4 ca tử vong. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cũng ghi nhận gần 2.000 ca, trong đó có 4 trường hợp tử vong.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn cho biết khoảng 20 đến 30% bệnh nhi đến khám đã có dấu hiệu chuyển nặng và phải nhập viện.
Bệnh viện đang điều trị cho 50 đến 60 ca nặng, nhiều trường hợp có biến chứng sốc và suy đa cơ quan. Bác sỹ Tuấn nhận định hiện nay bệnh không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà còn lan rộng sang nhóm trẻ từ 10 đến 15 tuổi và cả người lớn.
Điều này cho thấy bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Theo ông, năm 2025 có thể sẽ là năm bùng phát dịch mạnh do rơi vào chu kỳ dịch 3 đến 5 năm, tương tự năm 2022 với hơn 370.000 ca mắc và 140 ca tử vong.
Hiện Việt Nam đang lưu hành đồng thời cả bốn tuýp virus Dengue gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Trong đó, DEN-2 đang trở thành chủng phổ biến và gây bệnh nghiêm trọng hơn so với DEN-1 vốn phổ biến trước đây.
Việc thay đổi chủng virus dẫn đến khoảng trống miễn dịch trong cộng đồng, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch. Nguy hiểm hơn, người từng mắc một chủng virus khi tái nhiễm với chủng khác có khả năng gặp biến chứng nặng hơn.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết. Người bệnh chỉ được điều trị theo triệu chứng và phải theo dõi sát để xử lý kịp thời khi có dấu hiệu chuyển nặng.
Giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày thứ ba đến thứ bảy, khi bệnh nhân giảm sốt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành sốc, giảm tiểu cầu, thoát huyết tương, cô đặc máu và gây tổn thương đa cơ quan.
Bác sỹ Tuấn khuyến cáo các nhóm có nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người béo phì và người có bệnh nền cần được theo dõi kỹ. Phụ nữ mang thai mắc bệnh còn đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non và có thể truyền virus cho con khi sinh, khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao.
Sốt xuất huyết gây ra ba nhóm biến chứng chính gồm: thoát huyết tương, xuất huyết các cơ quan và suy đa cơ quan.
Virus Dengue làm tăng tính thấm thành mạch, gây thoát huyết tương và tụt huyết áp dẫn đến ngừng tim. Đồng thời, virus gây giảm tiểu cầu, dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng ở các cơ quan.
Ngoài ra, virus còn có thể tấn công gan, thận, tim và phổi, dẫn đến suy hô hấp, tràn dịch, suy đa cơ quan. Việc điều trị các ca nặng thường phức tạp, cần sử dụng nhiều phương pháp như thở máy, lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc vận mạch, truyền albumin và kháng sinh, khiến chi phí điều trị rất tốn kém, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Một người có thể mắc sốt xuất huyết tới bốn lần, và các lần sau thường nặng hơn lần đầu.
Giải thích về cơ chế tái nhiễm, bác sỹ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết sau lần mắc đầu tiên, cơ thể tạo kháng thể đặc hiệu chỉ chống được tuýp virus đó và có miễn dịch chéo tạm thời với các tuýp khác trong khoảng sáu tháng.
Khi tái nhiễm với tuýp virus khác, kháng thể cũ có thể tạo điều kiện để virus xâm nhập vào tế bào miễn dịch mạnh hơn, gây nên hiện tượng tăng cường phụ thuộc kháng thể.
Hiện tượng này khiến cơ thể phản ứng viêm mạnh, dẫn đến tình trạng xuất huyết nặng, suy đa cơ quan và tăng nguy cơ tử vong.
Các nghiên cứu cho thấy, trong số bệnh nhân sống sót sau sốt xuất huyết nặng có biến chứng, gần 70 phần trăm bị giảm khả năng lao động và hơn 50 phần trăm phải sống chung với các triệu chứng hậu Covid như đau khớp, suy nhược, rụng tóc và mệt mỏi kéo dài đến hai năm.
Vắc-xin phòng sốt xuất huyết được xem là giải pháp hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Việt Nam đã bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin Takeda của Nhật Bản từ tháng 9 năm 2024.
Vắc-xin này có khả năng phòng bốn tuýp virus Dengue, phù hợp cho trẻ từ bốn tuổi và người lớn, bất kể đã từng mắc bệnh hay chưa.
Lịch tiêm đơn giản với hai mũi cách nhau ba tháng, giúp giảm hơn 80 phần trăm nguy cơ mắc bệnh và hơn 90 phần trăm nguy cơ nhập viện. Tuy nhiên, đây là loại vắc-xin sống giảm độc lực nên yêu cầu kỹ thuật tiêm phức tạp, độ chính xác cao và bảo quản nghiêm ngặt.
Bác sỹ Chính lưu ý người dân nên tiêm vắc-xin sớm trước mùa cao điểm để cơ thể có thời gian tạo kháng thể bảo vệ.
Tiêm đủ hai mũi là cần thiết để đạt hiệu quả tối đa trong phòng ngừa bệnh và biến chứng. Bên cạnh đó, mỗi người cần tiếp tục duy trì các biện pháp phòng muỗi như loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, sử dụng màn khi ngủ, mặc quần áo dài tay và xịt thuốc chống muỗi.
Khi có dấu hiệu sốt liên tục trong hai ngày trở lên, cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc như aspirin hoặc truyền dịch tại nhà vì có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh cần được bác sỹ thăm khám để phân loại mức độ và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như đau bụng dữ dội, mệt mỏi, li bì, chảy máu bất thường, cần nhập viện ngay để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Nguồn: Báo Đầu tư
Ca sốt xuất huyết nặng có thể tốn hàng trăm triệu đồng, vì sao cần phòng bệnh từ sớm?
Tin liên quan
- Bộ Y tế yêu cầu thu hồi, tiêu huỷ nhiều lô sữa rửa mặt, chăm sóc da vi phạm
- Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thăm, động viên bé trai 10 tuổi gặp nạn trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh
- WHO cảnh báo nguy cơ lây lan cao của virus Chikungunya
- Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hội chẩn từ xa cứu nạn nhân vụ sập cầu treo ở Điện Biên
- Ứng dụng đốt sóng cao tần - Hướng điều trị mới cho bệnh nhân cường tuyến cận giáp do suy thận mạn
- Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam
- 'Giải cứu' dạ dày bị xoắn cho bé trai 2 tuổi ở Quảng Ngãi