HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Thứ Ba, ngày 23/04/2024 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Thứ Hai, ngày 22/04/2024 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Thứ Bẩy, ngày 20/04/2024 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Thứ Sáu, ngày 19/04/2024 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ Năm, ngày 11/04/2024 07:07

Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024

Thứ Tư, ngày 10/04/2024 07:16

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bộ Y tế khuyến cáo phòng ngừa đột quỵ cho người già khi thời tiết thay đổi

16/02/2019 | 10:53 AM

 | 

Thời tiết thay đổi, mọi người, nhất là người cao tuổi, người có bệnh nền (tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…) rất dễ bị đột quỵ. Các bác sĩ chuyên ngành cấp cứu đưa ra khuyến cáo biện pháp dự phòng và xử trí trường hợp đột quỵ.

 

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trong những ngày thời tiết thay đổi nhất là khi nhiệt độ giảm sâu, giá rét trên diện rộng thì số người bệnh đến các cơ sở cấp cứu do đột quỵ tăng lên. Phần lớn các ca bệnh đều là những người vốn có yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như: tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì…

Khi gặp yếu tố tác động như quá nóng hoặc quá lạnh làm cho huyết áp, đường huyết tăng lên, gây nguy cơ đột quỵ. Những năm gần đây có hiện tượng gia tăng số người bị đột quỵ khi đi tập thể dục vào lúc sáng sớm. Việc tập thể dục là thói quen tốt cho sức khỏe, nhưng cần lựa chọn môi trường tập luyện phù hợp để không gây tác dụng ngược. Trong thời điểm nhiệt độ giảm sâu, người dân không nên ra ngoài trời đi bộ lúc 4, 5 giờ sáng hoặc khi tối muộn. Cần điều chỉnh thời gian phù hợp, thay đổi môi trường tập luyện trong nhà, kín gió.

Các bác sĩ cũng cảnh báo tình trạng khá nhiều người bị đột quỵ nhưng đưa đến bệnh viện muộn do quan niệm sai lầm của người nhà. Nhiều người cho rằng, nếu bị đột quỵ, phải nằm yên một chỗ, cho nên không đưa đi ngay. Nhưng đây là nhận thức không đúng. Việc sơ cứu kịp thời, đúng sẽ giảm nguy cơ chết do đột quỵ. Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ, hãy cho người bệnh nằm cao đầu. Trong trường hợp có nôn, rối loạn ý thức, để người bệnh nằm nghiêng một bên, tránh sặc vào miệng, họng, đường thở. Tuyệt đối không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ loại thuốc gì, ngay cả nước lọc. Khi cho uống (nước hoặc thuốc) rất dễ làm người bệnh sặc, gây ra tình trạng viêm phổi… để lại hậu quả nặng nề.

Với người bị đột quỵ, cố gắng bảo đảm thông thoáng đường thở cho họ bằng cách tháo răng giả (nếu có), lau sạch chất nôn, đờm dãi, nới rộng áo để thông thoáng đường hô hấp, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất, càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không lãng phí thời gian thực hiện các phương pháp như xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu... Nhiều người, khi thấy người thân nghi ngờ có dấu hiệu đột quỵ, thường cho uống ngay viên An Cung. Đây là điều rất nguy hiểm, bởi lẽ, khi bị đột quỵ, người bệnh thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Viên thuốc có thể gây sặc, trở thành dị vật đường thở.

Có ba dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ gồm: người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; đột ngột khó nói hoặc không nói được, mồm méo; đột ngột mất hoặc giảm thị lực một trong hai mắt. Khi có các dấu hiệu này, việc đầu tiên người nhà cần làm là gọi cấp cứu (115) để được cấp cứu ban đầu và đưa người bệnh vào cơ sở y tế điều trị tốt nhất, chuyên sâu về đột quỵ.

Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho người bệnh bằng cách để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để nếu bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và phổi người bệnh); mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp. Nếu người bệnh ngừng tim, phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực và gọi trợ giúp của người chung quanh. Dùng khăn tay, quấn vào ngón tay trỏ, lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Nếu người bệnh bị co giật, phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải, ngáng ngang miệng để người bệnh không cắn vào lưỡi.

Theo các bác sĩ, cách đơn giản nhất để có thể nhận biết được dấu hiệu đột quỵ là yêu cầu người bệnh nói - cười - giơ tay, chân. Yêu cầu nói để xem có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chữ, không nói được. Yêu cầu cười để xem mồm có bị méo, lệch một bên. Yêu cầu giơ tay chào, nhấc chân để xem phản ứng của tay, chân. Nếu có ba dấu hiệu này thì chính là đột quỵ, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.


Thăm dò ý kiến