HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Cuộc họp của Ủy ban điều phối chung Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y tế lần thứ 2

Thứ Tư, ngày 18/12/2024 09:09

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan

Thứ Tư, ngày 18/12/2024 08:25

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cung ứng đủ thuốc cho nhân dân

Thứ Tư, ngày 18/12/2024 03:54

Vĩnh Long tổng kết Nghị quyết 134 và công bố 6 kỹ thuật chuyên sâu về y tế

Thứ Ba, ngày 17/12/2024 08:59

Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2025

Thứ Ba, ngày 17/12/2024 08:55

Tạo sự thống nhất, đồng thuận về cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thứ Ba, ngày 17/12/2024 02:13

Tổng Bí thư Tô Lâm: Khẩn trương tham mưu việc tinh gọn bộ máy, góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu Đại hội XIII của Đảng

Thứ Ba, ngày 17/12/2024 02:08

Thứ trưởng Bộ Y tế gặp mặt, trao học bổng cho các cháu là con CCVCLĐ ngành Y tế có thành tích cao trong học tập đang theo học tại các trường Y - Dược

Chủ Nhật, ngày 15/12/2024 14:45

Họp thống nhất phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn

Thứ Bẩy, ngày 14/12/2024 09:59

Hội thảo giới thiệu hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ - trẻ em/ sức khỏe sinh sản

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:10

Đoàn Bộ Y tế tìm hiểu số hóa, đào tạo nhân lực y tế và chăm sóc người cao tuổi tại Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:02

Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế: Sáng về y đức, sâu về y lý và giỏi về y thuật

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 07:11

Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 04:50

Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 08:37

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:35

Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:18

Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 13:43

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

18/12/2024 | 11:22 AM

 | 

 

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Hút thuốc lá không có ngưỡng an toàn

Trao đổi về những tác hại của thuốc lá, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh -Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương khẳng định: "Hút thuốc lá gây hại đến hầu hết các cơ quan/bộ phận trên cơ thể con người và gây hại cả cho những người xung quanh".

 

Đầu tiên, người hút thuốc sẽ bị ảnh hưởng vùng hầu họng, khoang miệng, răng, lợi, đường hô hấp, tim mạch. Có rất nhiều bệnh ung thư gây ra do thuốc lá, ở khu vực ung thư vòm họng, mạch vành, mạch máu não, cơ quan về tiêu hoá, chuyển hoá, bệnh lý về xương, răng, lông, tóc, móng, da… Các chất trong thuốc lá cũng ảnh hưởng đến bệnh mạn tính: hen phế quản, viêm phổi. Việc sử dụng thuốc lá ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản của nam và nữ. Bố, mẹ hút thuốc thì tỷ lệ con bị đẻ non sẽ rất cao. Trong khói thuốc là có đến 7.000 chất độc hại, trong đó có 70 chất gây ung thư. Thành phần CO2 từ khói thuốc sinh ra ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ oxy trong cơ thể, gây ra các bệnh mãn tính.

Ngoài người hút trực tiếp, khói thuốc còn ảnh hưởng đến cả người hút thuốc thụ động - những người không hút thuốc làm việc trong môi trường khói thuốc. Các nghiên cứu chỉ ra, người không hút thuốc mà làm việc trong môi trường khói thuốc thì cũng ảnh hưởng tương tự như hút 5 điếu thuốc 1 ngày. Đáng chú ý, những em bé được sinh ra trong môi trường nhiều khói thuốc dễ bị các bệnh lý hen phế quản, thiếu cân, dị dạng về thai nhi...

Bên cạnh thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá điện tử cũng là một mối nguy với sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ. Theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ trong vòng 2 năm, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã gia tăng một cách đáng kể (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023). Sử dụng thuốc lá điện tử cao ở nhóm tuổi trẻ (15 - 24 tuổi) với tỉ lệ là 7,3%; Nhóm tuổi 25 - 44 tuổi là 3,2% và Nhóm tuổi 45 - 64 tuổi là 1,4%.

Tại Việt Nam, qua tổng hợp báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho thấy chỉ tính riêng năm 2023, đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó sử dụng lần đầu tiên, 81 người; Đã từng dùng một thời gian là 1.143 người. Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do: dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp.

Theo bác sĩ Phương Anh, nói về ảnh hưởng của thuốc lá mới đối với giới trẻ thì ngành y cần thêm bằng chứng khoa học vì các nghiên cứu còn hạn chế. Song ngành y đã ghi nhận nhiều ca bệnh có liên quan, đơn cử một ca bệnh trẻ ở TP HCM, được đưa vào cấp cứu, ghi bệnh cấp tiến triển (ARDF). Phổi không còn chức năng, phải thở máy. Bệnh nhân này kể lại, ngày hút thuốc lá điện tử khoảng 30 lần... Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp tổn thương hàm mặt vì nổ dụng cụ hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

"Giới trẻ thích hút thuốc lá điện tử. Nhà sản xuất tuyên truyền thuốc lá điện tử ít hại hơn thuốc lá điếu. Tuy nhiên, thực tế, các loại thuốc lá mới đều có chất độc hại, tạo ra CO2, nicotine. Thuốc lá điếu có hại thế nào thì thuốc lá điện tử, nung nóng có hại như thế; thậm chí các loại thuốc lá mới còn tác hại hơn. Thuốc lá điện tử xâm nhập thị trường sẽ làm tăng nguy cơ hút thuốc lá điếu. Ban đầu giới trẻ hút thuốc lá điện tử cho vui nhưng dần dần sẽ nghiện vì nicotine hoặc nghiện những chất khác trong thuốc lá điện tử. Đến giai đoạn có tuổi thì bỏ thuốc lá điện tử hút thuốc lá điếu", Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng thông tin.

3 yếu tố then chốt giúp cai nghiện thuốc lá thành công

Trước những tác hại nguy hiểm của thuốc lá nói chung và thuốc lá mới nói riêng, Thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Anh khuyến cáo: "Với những người chưa hút hoặc có đang có ý định hút, tôi khuyên không nên thử, dù chỉ 1 lần. Đừng đua đòi theo bạn bè, hội nhóm, hút thuốc để thể hiện bản thân, nếu không sẽ nghiện nicotine. Hút thuốc thực sự rất khó bỏ. Nếu đã nghiện, khi cơ thể không có nicotine sẽ không chịu được. Ngoài ra, người dân nên tìm hiểu kỹ về những tác hại của thuốc lá. Hiện nay có rất nhiều người không tìm hiểu về vấn đề này, chỉ khi nào có bệnh mới vào bệnh viện tìm cách chữa trị."

"Tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã ghi nhận rất nhiều bệnh nhân phải thở máy, thở oxy, tuy nhiên, rất nhiều người trong số đó chỉ chờ khi nào không có bác sĩ thì hút trộm 1 điếu cho đỡ thèm. Như vậy có thể thấy rằng, thuốc lá gây nghiện rất cao", bác sĩ Phương Anh nói thêm.

Về cách cai nghiện hiệu quả, bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, có 3 yếu tố giúp tránh được tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong 3 yếu tố thì quyết tâm là quan trọng nhất.

Khi quyết định bỏ thuốc cần chọn 1 ngày không có áp lực và tuyên bố với với bạn bè, người thân “Tôi bỏ thuốc". Tiếp đó cần ghi nhớ 5 nguyên tắc:

Thứ nhất, loại bỏ dụng cụ liên quan đến thuốc. Trước ngày bỏ thuốc thì giặt sạch chăn màn, quần áo.

Thứ 2 nên chọn địa điểm vui chơi cùng bạn bè, nhớ là không mang theo thuốc lá.

Thứ 3, với những trường hợp phụ thuộc vào nicotine sẽ phải có bổ sung nicotine hỗ trợ do bác sĩ kê, giúp giảm gánh nặng do việc cai thuốc gây ra.

Thứ 4, tạo thú vui khác, ví dụ ăn vặt…

Thứ 5, liên tục củng cố niềm tin, quyết tâm về cai thuốc.

Thứ 6, đã cai rồi thì nhất định không hút lại dù chỉ 1 hơi. Vì rất dễ gây nghiện trở lại.

 

"Đối với người đã đến trạng thái muốn bỏ nhưng không bỏ được thì nên tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn trực tiếp về quá trình bỏ thuốc. Quá trình cai nghiện thuốc lá rất dài, các bác sĩ sẽ phải động viên liên tục. Người bỏ thuốc cũng cần sự đồng hành của cả người thân, bạn bè và nhân viên y tế", chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Nguồn: Phát luật Việt Nam

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến