HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thuỵ An

Thứ Hai, ngày 28/04/2025 10:34

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: ‘Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, chiến sĩ dự lễ 30/4 là nhiệm vụ rất vẻ vang’

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 08:13

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương: Lấy sức khỏe người dân làm trung tâm của mọi chính sách

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 04:06

Ngành Y tế chủ động, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống tại Đại lễ 30/4 và Vesak

Chủ Nhật, ngày 27/04/2025 03:59

Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, tặng quà quân, dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 03:05

Bộ Y tế tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị hiện đại tại các trung tâm y khoa lớn trong lĩnh vực điện quang can thiệp

Thứ Bẩy, ngày 26/04/2025 01:00

Kiểm soát và cải thiện chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 09:39

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tháp tùng Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước tới Lào

Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 05:38

Bộ Y tế tiếp nhận, bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:40

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 07:33

Họp triển khai xây dựng dự án Luật Phòng bệnh

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 05:46

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế Việt Nam - Trung Quốc

Thứ Năm, ngày 24/04/2025 00:52

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 vắc xin sởi do Tập đoàn FPT tài trợ

Thứ Tư, ngày 23/04/2025 01:20

Ngành Y tế luôn phối hợp tích cực cùng toàn xã hội thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:18

Thứ trưởng Bộ Y tế: 'Mỗi người dân được khám sức khoẻ định kỳ, hướng đến mục tiêu miễn viện phí toàn dân'

Thứ Bẩy, ngày 19/04/2025 13:15

Hội nghị quán triệt kết luận 132- KL/TW của Bộ Chính trị

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:45

Hội nghị Truyền máu toàn quốc năm 2025

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 05:40

Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra tiến độ Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam

Thứ Sáu, ngày 18/04/2025 02:08

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035

Thứ Năm, ngày 17/04/2025 05:36

Đoàn công tác Bộ Y tế trao quà quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-1

Thứ Tư, ngày 16/04/2025 09:58

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

An toàn sức khỏe nghề nghiệp cần được tích hợp vào chiến lược chuyển đổi số

28/04/2025 | 16:07 PM

 | 

 

Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động cần hợp tác chặt chẽ, để đảm bảo chuyển đổi số mang lại lợi ích thiết thực, thay vì làm suy giảm an toàn và phẩm giá của người lao động...

Bà Kaori Nakamura-Osaka, Giám đốc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhấn mạnh chuyển đổi số là cơ hội để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh hơn. Ảnh: ILO.

Bà Kaori Nakamura-Osaka, Giám đốc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhấn mạnh chuyển đổi số là cơ hội để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh hơn. Ảnh: ILO.

Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc (28/4), bà Kaori Nakamura-Osaka, Trợ lý Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã chia sẻ về cách tiếp cận bao trùm trong chuyển đổi số để có thể cải thiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc.

PHÒNG NGỪA LÀ NỀN TẢNG CỦA AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC

Theo bà Kaori Nakamura-Osaka, chuyển đổi số đang làm thay đổi thế giới việc làm, đồng thời cũng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Từ trí tuệ nhân tạo (AI), robot, cảm biến đeo được đến thực tế ảo, công nghệ số đang cách mạng hóa nơi làm việc. Các công nghệ này có tiềm năng lớn giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những mối nguy mới, sự bất bình đẳng và khoảng trống trong quy định pháp luật mà chúng ta cần phải kịp thời nhận diện và ứng phó.

Trong nhiều ngành tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Tự động hóa giúp người lao động giảm thiểu tiếp xúc với hóa chất, tiếng ồn, bụi, nhiệt độ khắc nghiệt, và máy móc nguy hiểm.

Bà Kaori Nakamura-Osaka dẫn chứng, tại New Zealand, các mạng lưới robot đang được nghiên cứu để tái định hình an toàn lao động trong nhiều ngành công nghiệp. Còn ở Malaysia, trí tuệ nhân tạo được tích hợp vào các quy trình an toàn trong sản xuất linh kiện điện tử – nơi người lao động làm việc lặp đi lặp lại trong các dây chuyền sản xuất, và tiếp xúc với các mối nguy vật lý lẫn hóa chất.

Bà cũng nhấn mạnh rằng, phòng ngừa là nền tảng của an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Hệ thống giám sát thông minh và phân tích dự báo đang giúp người sử dụng lao động và người lao động nhận diện mối nguy, trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường đang thay đổi cách thức đào tạo cho người lao động, đặc biệt trong các ngành có nguy cơ cao. Mô phỏng nhập vai tạo điều kiện cho người lao động diễn tập ứng phó với các tình huống khẩn cấp hoặc làm quen với môi trường nguy hiểm một cách an toàn. Hệ thống quản lý bằng thuật toán, sử dụng AI để phân công, giám sát và đánh giá công việc, cũng đóng vai trò quan trọng.

Tuy nhiên, nếu không được quản lý đúng cách, các công nghệ này có thể làm tăng cường độ công việc, giảm tính tự chủ và tăng mức độ giám sát, gây căng thẳng và giảm sút sức khỏe tinh thần.

Cũng theo bà Kaori Nakamura-Osaka, mặc dù chuyển đổi số góp phần thúc đẩy gia tăng mô hình làm việc từ xa và làm việc trên nền tảng trong khu vực, nhưng nó cũng làm mờ ranh giới giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.

Hệ lụy có thể kể đến như các vấn đề về cơ xương khớp, kiệt sức và cô lập số. Người giao hàng, tài xế công nghệ phải làm việc dưới áp lực cao, đôi khi ảnh hưởng đến sự an toàn của cả bản thân và khách hàng. Trong khi đó, người lao động trong nền kinh tế nền tảng thường không được tiếp cận đầy đủ với các biện pháp an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

Nhiều nền tảng lao động số cũng chưa có cơ chế hỗ trợ sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, mặc dù rủi ro về an toàn và sức khỏe do các yếu tố tâm lý – xã hội, và môi trường đang ngày càng phổ biến.

THƯỜNG XUYÊN CẬP NHẬT PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Để ứng phó hiệu quả với những biến động phức tạp này, bà Kaori Nakamura-Osaka nhấn mạnh, Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động cần hợp tác chặt chẽ để đảm bảo rằng chuyển đổi số mang lại lợi ích thiết thực, thay vì làm suy giảm an toàn và phẩm giá của người lao động.

Đảm bảo an toàn cho người lao động tại nơi làm việc. Ảnh minh họa: Nguồn: ILO. 

Đảm bảo an toàn cho người lao động tại nơi làm việc. Ảnh minh họa: Nguồn: ILO.

Các Công ước cơ bản của ILO, bao gồm Công ước số 155 về An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp và Công ước số 187 về Khung Thúc đẩy An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp cung cấp khung vững chắc để hỗ trợ quá trình này.

Khung pháp lý cần được điều chỉnh phù hợp. Một số quốc gia trong khu vực đã có động thái tích cực. Tại Singapore, từ ngày 1/1/2025, Đạo luật Bồi thường Tai nạn Lao động đã mở rộng phạm vi điều chỉnh cho người lao động trong kinh tế nền tảng, như tài xế, người giao hàng, giúp họ tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội tương tự như những lao động truyền thống.

Nhật Bản cũng đang nỗ lực mở rộng phạm vi điều chỉnh của các điều luật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho các cá nhân tự doanh, bao gồm người lao động nền tảng không có hợp đồng lao động.

Đưa ra những gợi mở trong vấn đề này, bà Kaori Nakamura-Osaka cho rằng, trước tiên, an toàn sức khỏe nghề nghiệp cần được tích hợp vào mọi chiến lược chuyển đổi số – từ AI, robot đến quản trị dữ liệu.

Thứ hai, pháp luật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cần được cập nhật thường xuyên để xử lý các rủi ro mới xuất hiện. Thứ ba, đào tạo bao trùm và liên tục là yếu tố then chốt, nhằm đảm bảo tất cả người lao động, không chỉ ở các ngành công nghệ cao, đều có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật số một cách an toàn.

“Cần đặc biệt lưu ý đến các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm phụ nữ, thanh niên, người cao tuổi và người khuyết tật. Chúng ta cũng cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của người lao động và người sử dụng lao động trong mọi giai đoạn của tiến trình công nghệ, từ xây dựng quy định, chính sách và công cụ đến thực thi và giám sát”, bà Kaori Nakamura-Osaka nhấn mạnh.

Cuối cùng, chuyển đổi số cần được nhận định là công cụ hỗ trợ, chứ không phải thay thế sự giám sát của con người. Các công nghệ như cảm biến thông minh, phân tích dự báo, hay hệ thống ra quyết định tự động rất hữu ích, nhưng cần được tích hợp vào các khung an toàn sức khỏe nghề nghiệp vững chắc, đặt con người cùng sự giám sát, các tiêu chuẩn đạo đức và quyền của người lao động làm trung tâm.

“Chuyển đổi số không chỉ là hiệu suất. Đây là cơ hội có một không hai để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh hơn. Nhưng chúng ta cần hành động có chủ đích và bao trùm. Trên hết, cần đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình hướng tới tương lai của việc làm”, Giám đốc Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Tổ chức Lao động Quốc tế nhìn nhận./.

Nguồn: https://vneconomy.vn/an-toan-suc-khoe-nghe-nghiep-can-duoc-tich-hop-vao-chien-luoc-chuyen-doi-so.htm


Thăm dò ý kiến