HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ
Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng nhân dịp 27/7
Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:26Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thay mặt lãnh đạo Bộ, đã có buổi gặp mặt, trò chuyện và chia sẻ cùng cán bộ, công chức...
Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu 2025: Khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong chăm sóc đột quỵ
Thứ Năm, ngày 24/07/2025 09:22Ngày 24/7/2025 tại Hà Nội, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu năm 2025. ...
Hơn 950 suất quà được Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam trao tặng gia đình chính sách và người có công tại tỉnh Hưng Yên
Thứ Tư, ngày 23/07/2025 09:01Chiều 23/7/2025, hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với tỉnh Hưng Yên, đơn vị tài trợ tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân các gia đình liệt sĩ,...
Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam
Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12Chiều ngày 22/7/2025, trong khuôn khổ thúc đẩy các hoạt động chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) và Công ty Roche Việt Nam (Pharma và Diagnostics) đã tổ chức Lễ ký kết Bản...
Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW
Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55Ngày 22/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức chủ trì cuộc thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên
Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), sáng 22/7, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã đến thăm, tri ân các gia đình...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)
Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11Chiều ngày 21/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị trực tiếp và trực tuyến góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi). Tham dự Hội...
Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam
Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42Sáng ngày 18/7/2025, tại Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Bệnh viện Phụ sản Trung ương (19/7/1955 – 19/7/2025) và đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước đã được tổ...
Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025
Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43Sáng ngày 18/7/2025 tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chủ trì cuộc họp bàn về công tác chuẩn bị cho Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam, sự kiện đặc biệt nằm trong...
12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng
Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59Nghị định 188 của Chính phú đã bổ sung mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng mới được quy định tại Luật BHYT số 51/2024/QH15, trong đó quy định tăng mức hỗ trợ đóng cho đối tượng học...
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm
Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), cuối giờ sáng nay (17/7), GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia đã đến thăm, tri ân...
Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7
Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19Chiều 16/7, tại tỉnh Ninh Bình, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và đoàn công tác đã đến kiểm tra dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai. Phó Thủ tướng Lê...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07Chiều ngày 15/7/2025, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cùng đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã có buổi làm việc tại UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Tham...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh
Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34Chiều 15/7, nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương bệnh binh, cán bộ,...
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ
Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04Chiều ngày 14/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đã chủ trì cuộc họp tiếp và làm việc với bà Courtney Beale – Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chuyến thăm và làm việc...
Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ
Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), 75 năm ngày Truyền thống Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, trong hai ngày 12 và...
Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"
Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26Sáng ngày 11/7/2025, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam long trọng tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh...
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17Sáng ngày 11/7/2025, tại trụ sở Bộ Y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp trực tiếp và trực tuyến về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên
Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52Sáng ngày 10/7/2025, đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên để triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng...
Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”
Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50Sáng ngày 10/7/2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng...
Xuất bản thông tin
Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ: Chìa khóa nằm ở xét nghiệm gene và chiến lược phối hợp
22/07/2025 | 22:22 PM



Ung thư phổi có tỷ lệ mắc mới hàng đầu trên toàn thế giới và hàng thứ ba tại Việt Nam. Tiến bộ mới trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, từ cá thể hoá dựa trên xét nghiệm sinh học phân tử đến phối hợp đa liệu pháp đã mở ra hi vọng sống mới cho người bệnh.
Hội thảo khoa học chuyên đề “Tiến bộ trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ” do Trung tâm Y học Hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với các bệnh viện đầu ngành cả nước (Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An) với sự hỗ trợ của Boehringer Ingelheim tổ chức đã mang đến bức tranh toàn cảnh về xu hướng điều trị hiện đại.
Chương trình thu hút sự quan tâm sâu sắc, đông đảo của các chuyên gia trên cả nước và thế giới qua cả hai hình thức trực tuyến, trực tiếp.
Khi điều trị không còn “mặc đồng phục” cho tất cả
“Chúng ta không còn điều trị ung thư phổi bằng một công thức chung. Mỗi bệnh nhân là một bản đồ gene khác biệt, cần chiến lược riêng biệt,” PGS.TS. Sun Min Lim (Khoa Nội, Đại học Y khoa Yonsei và Trung tâm Ung thư Yonsei, Hàn Quốc) mở đầu bài tham luận bằng nhận định mang tính cảnh báo và kỳ vọng.
Phó Giáo sư nhấn mạnh rằng ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) là một bệnh lý đa dạng về sinh học phân tử, trong đó khoảng 50% bệnh nhân mang đột biến gene dẫn đường, có thể được hưởng lợi lớn từ các thuốc trúng đích nếu được xét nghiệm đúng và kịp thời.
Với dữ liệu lâm sàng tại Bệnh viện Severance, PGS Lim trình bày vai trò của xét nghiệm gene toàn diện (Comprehensive Genomic Profiling - CGP) bằng giải trình tự thế hệ mới (NGS), cho phép phát hiện các đột biến hiếm và cơ chế kháng thuốc như T790M, C797S, MET amplification. Bà cũng khuyến nghị lồng ghép sinh thiết lỏng (liquid biopsy) như một công cụ hỗ trợ hiệu quả, đặc biệt khi mô sinh thiết hạn chế.
“Chúng ta không thể chiến thắng ung thư hiện đại bằng các xét nghiệm truyền thống. Chẩn đoán phân tử sâu rộng là điều kiện tiên quyết để bắt đầu đúng hướng điều trị. Một xét nghiệm tốt không chỉ phát hiện đột biến, mà còn giúp chúng ta tiên lượng được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo,” bà khẳng định.
Điều trị phối hợp cục bộ (LCT): Biến bệnh di căn thành mạn tính
GS. BS Chiao-En Wu (Phân khoa Ung bướu, Khoa nội Tổng hợp, Bệnh viện New Taipei Municipal TuCheng, Đài Loan) gây chú ý khi trình bày chiến lược Local Consolidation Therapy (LCT) điều trị phối hợp cục bộ bằng phẫu thuật/xạ trị sau khi kiểm soát toàn thân bằng thuốc nhắm trúng đích.
Phân tích từ các nghiên cứu như FLAURA, MARIPOSA và dữ liệu thực tiễn tại bệnh viện TuCheng (Đài Loan) cho thấy: Thời gian sống không bệnh (PFS) có thể kéo dài tới 42-58 tháng. Một số bệnh nhân sống trên 72 tháng khi được phối hợp điều trị hợp lý.
Đáng chú ý, GS Wu chỉ rõ sự khác biệt giữa hai nhóm đột biến EGFR phổ biến: Đột biến xóa đoạn exon 19 thường tiên lượng tốt, tỷ lệ đáp ứng cao, thời gian sống thêm dài hơn. Đột biến điểm L858R tỷ lệ đáp ứng thấp hơn, dễ xuất hiện đột biến kháng thuốc như T790M, đòi hỏi theo dõi sát và điều chỉnh phác đồ linh hoạt.
“Điều trị ung thư phổi không còn là cuộc chiến đơn độc. Khi có chiến lược phối hợp đúng lúc, đúng đối tượng, chúng ta hoàn toàn có thể chuyển hoá bệnh giai đoạn tiến xa thành mạn tính”, ông nhấn mạnh.
Từ thực tiễn điều trị tại Việt Nam, BSCKII. Lê Viết Nam - Trung tâm Y học Hạt nhân & Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai chỉ ra “Trong bối cảnh Việt Nam, phần lớn bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn. Việc cá thể hoá điều trị dựa trên xét nghiệm sinh học phân tử, đặc biệt là bệnh nhân có đột biến EGFR có nhiều lựa chọn mang lại hiệu quả từ phối hợp thuốc ức chế tyrosine kinase với kháng sinh mạch đến các liệu pháp nhắm trúng đích đơn trị, hay chiến lược điều trị tuần tự tùy thuộc từng trường hợp cụ thể”.
Dữ liệu đời thực điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Việt Nam, với 343 bệnh nhân từ 9 trung tâm ung bướu trong cả nước, tỷ lệ đáp ứng khi điều trị afatinib đạt trên 78%, trung vị thời gian đến khi thất bại điều trị 16,7 tháng, cho thấy hiệu quả không khác biệt với các nghiên cứu tại châu Á.
Đặc biệt, BSCKII Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cá thể hóa điều trị, không chỉ theo loại đột biến mà còn theo khả năng dung nạp, chi phí và điều kiện tiếp cận thuốc của từng bệnh nhân.
Từ đột biến hiếm đến cơ hội sống thêm
Nghiên cứu đời thực trên 34 bệnh nhân mang đột biến hiếm G719X - một đột biến vốn ít được nghiên cứu nhưng chiếm tỷ lệ không nhỏ ở người châu Á, ThS. BSCKI Trương Tấn Phát, Bệnh viện Ung bướu TP HCM mang đến một góc nhìn thực tiễn tại Việt Nam.
Cụ thể, theo báo cáo, nhóm bệnh nhân điều trị bước một bằng afatinib đạt tỷ lệ đáp ứng khách quan (ORR) lên đến 64,7%, thời gian điều trị trung vị là 19 tháng, và trung vị thời gian sống còn toàn bộ đạt 20 tháng, một con số rất đáng khích lệ trong bối cảnh bệnh tiến xa. Điều chỉnh liều làm tăng khả năng dung nạp nhưng không làm giảm hiệu quả điều trị của Afatinib.
“Chúng tôi chứng kiến không ít bệnh nhân sống thêm 3-4 năm với chất lượng sống tốt chỉ nhờ xác định đúng đột biến và sử dụng liệu pháp phù hợp. Những đột biến hiếm trước đây thường bị bỏ sót trong nghiên cứu, nhưng hiện nay lại là nhóm mang nhiều tiềm năng điều trị khi lựa chọn đúng thuốc”, ThS Phát nhận định.
Hội thảo khép lại với sự thống nhất từ các chuyên gia rằng: Cá thể hóa là chìa khóa, nhưng phối hợp mới là lối mở. Cụ thể, xét nghiệm phân tử sâu là “điểm xuất phát” đúng. Điều trị bước một cần lựa chọn linh hoạt giữa các thế hệ EGFR TKIs. Phối hợp điều trị tại chỗ(phẫu thuật/xạ trị) nên được xem xét sớm ở bệnh nhân di căn giới hạn hoặc đáp ứng tốt với điều trị. Các đột biến hiếm - nếu được nhận diện - có thể mở ra hy vọng sống không thua kém nhóm đột biến phổ biến.
Với nền tảng khoa học vững chắc và dữ liệu thực tế phong phú, những tiến bộ trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ hôm nay đang dần biến hy vọng thành hiện thực, đặc biệt với bệnh nhân châu Á - nơi tần suất đột biến EGFR cao hơn mặt bằng chung toàn cầu.
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai
Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ: Chìa khóa nằm ở xét nghiệm gene và chiến lược phối hợp
Tin liên quan
- Bộ Y tế gặp mặt cán bộ, công chức là thương binh, con liệt sĩ, con thương binh, con gia đình có công với cách mạng nhân dịp 27/7
- Hơn 950 suất quà được Bộ Y tế và Công đoàn Y tế Việt Nam trao tặng gia đình chính sách và người có công tại tỉnh Hưng Yên
- Hội nghị Liên minh Đột quỵ Toàn cầu 2025: Khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong chăm sóc đột quỵ
- 1645. CV4849 gui Bo nganh xin y kien Du thao NQ-22.7.2025.doc.signed.pdf
- 8274. NQ cb, dang ky SPTP 22.7.2025-02h20.docx.pdf
- 9663. Du thao 2 Nghi dinh thay the 23.7.2025-18h - Clear.doc.pdf
- 9422. Noi dung thuyet minh NQ va ND.docx