HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Tập đoàn NIPRO Nhật Bản

Thứ Bẩy, ngày 15/02/2025 12:17

Tôn vinh, tri ân những đóng góp của thầy thuốc qua các giai điệu đẹp về ngành y

Thứ Bẩy, ngày 15/02/2025 05:16

Tăng cường hợp tác y tế Việt Nam và Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 14/02/2025 01:12

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Tổng hội Y học Việt Nam

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 01:00

Đảng ủy Bộ Y tế tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 00:58

Bộ Y tế dâng hương Y tổ, tưởng niệm ngày viên tịch của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Năm, ngày 13/02/2025 00:53

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực sức khỏe bà mẹ, trẻ em

Thứ Tư, ngày 12/02/2025 06:29

Hội nghị góp ý kiến dự thảo Kế hoạch hành động của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thứ Tư, ngày 12/02/2025 01:11

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm lại Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế

Thứ Ba, ngày 11/02/2025 03:48

Bộ Y tế bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách chuyên môn Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Thứ Hai, ngày 10/02/2025 14:34

Bệnh viện Châm cứu Trung ương: Khởi công Công trình “Nhà khám chữa bệnh và điều trị

Thứ Sáu, ngày 07/02/2025 09:19

Thủ tướng: Chuyển từ 'xin - cho' sang chủ động phục vụ dịch vụ công với người dân, doanh nghiệp

Thứ Năm, ngày 06/02/2025 13:21

Họp rà soát công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Thứ Năm, ngày 06/02/2025 08:38

Thủ tướng: Cả nước có Tết và nhân dân ai cũng có Tết

Thứ Ba, ngày 04/02/2025 02:14

Bộ Y tế gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Thứ Hai, ngày 03/02/2025 07:02

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bác sĩ, nhân viên y tế trực Tết, chúc mừng “công dân nhí” chào đời đêm Giao thừa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Thứ Tư, ngày 28/01/2025 18:32

Thủ tướng thăm chúc tết và kiểm tra công tác ứng trực khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Phổi Trung ương: Lan tỏa giá trị cốt lõi của ngành Y tế

Thứ Hai, ngày 27/01/2025 15:47

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm hỏi động viên các bác sĩ, nhân viên y tế và tặng quà bệnh nhân tại Bệnh viện K

Chủ Nhật, ngày 26/01/2025 00:14

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc Tết, động viên người bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 12:23

Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công dịp Tết nguyên Đán Ất Tỵ 2025

Thứ Sáu, ngày 24/01/2025 03:18

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đầu tư cho y tế dự phòng bắt đầu từ việc hoàn thiện thể chế luật pháp

15/02/2025 | 07:14 AM

 | 

Những năm qua, y tế dự phòng đã có nhiều kết quả đáng mừng. Việt Nam đã khống chế thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm mới nổi, trở thành bài học kinh nghiệm sáng cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, hiện công tác y tế dự phòng vẫn còn nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực, đặc biệt là hệ thống chính sách, pháp luật về phòng bệnh không còn bắt kịp với tình hình mới và chưa bao gồm các vấn đề phòng bệnh không lây nhiễm.

Các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư… là nguyên nhân gây ra 77% tổng số ca tử vong trên toàn quốc - Ảnh: VGP/HM

 Y tế dự phòng là then chốt

Hiện nay, y tế dự phòng còn nhiều bất cập trong chính sách nhân sự, số hóa ngành y tế, mô hình quản lý y tế dự phòng các cấp cũng nhiều bất cập, trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của xã hội… Tất cả những việc này chưa thực sự được cụ thể hóa và thúc đẩy mạnh mẽ trong khi khung pháp lý toàn diện cho vấn đề phòng bệnh cũng chưa được hoàn thiện.

Theo Bộ Y tế, tỷ lệ chi cho y tế dự phòng trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho y tế tại các địa phương có tăng dần qua các năm nhưng vẫn chưa đạt 30% so với quy định tại Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nên chưa thể đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động y tế dự phòng nói chung, nhất là Chương trình tiêm chủng mở rộng.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, về cơ bản, Luật hiện hành được quy định trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ban hành năm 2007 đã phát huy được tác dụng nhưng bộc lộ một số hạn chế như công tác công bố dịch - khi nhiều nơi có dịch nhưng không công bố, hoặc vấn đề đáp ứng của các địa phương đặc biệt trong điều kiện khẩn cấp, hoặc việc sử dụng sinh phẩm y tế trong công tác phòng bệnh cũng gặp nhiều vướng mắc do quy định chưa rõ ràng và nhất quán tại các văn bản pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, các vấn đề khác như sức khỏe môi trường, nhất là bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần, dinh dưỡng chưa có luật nào điều chỉnh mà mới chỉ có các chiến lược, văn bản hướng dẫn.

Các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư… là nguyên nhân gây ra 77% tổng số ca tử vong trên toàn quốc. Báo cáo của các bệnh viện cho thấy, 65-75% người bệnh nội trú là mắc các bệnh không lây nhiễm. Khoa điều trị ung thư, hô hấp, tim mạch đều rất đông bệnh nhân. Sức khỏe tâm thần cũng đang là một thách thức rất lớn. Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Có nhiều yếu tố dẫn đến thực trạng này như chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, sự gia tăng của các yếu tố môi trường, áp lực công việc, xã hội, lối sống thiếu lành mạnh… dẫn đến hạn chế phát triển thể lực, tầm vóc người Việt, gia tăng các bệnh không lây nhiễm.

Vì vậy, việc phòng bệnh cần có các chính sách mạnh mẽ và bao quát hơn, không chỉ phòng bệnh truyền nhiễm mà còn giải quyết vấn đề phòng bệnh không lây nhiễm để hướng tới nâng cao sức khỏe toàn diện cho người dân.

Việt Nam cần xây dựng nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho y tế dự phòng đầy đủ, phù hợp với nhu cầu xã hội - Ảnh: VGP/HM

 Sớm hoàn thiện Luật phòng bệnh vì sức khỏe người Việt

Theo các chuyên gia, việc sửa đổi Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm là vô cùng cấp thiết để kịp thời ban hành các quy định mới, giúp quản lý các bệnh truyền nhiễm linh hoạt hơn, tăng khả năng ứng phó khi có dịch bệnh mới xảy ra.

Bên cạnh đó, cần phải bổ sung và nâng cấp Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thành Luật phòng bệnh để đảm bảo quản lý các vấn đề y tế dự phòng đối với các bệnh không lây nhiễm – một vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay.

Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm gia tăng, trình trạng già hóa dân số, Việt Nam cần xây dựng nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho y tế dự phòng đầy đủ, phù hợp với nhu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao.

Nhìn ra thế giới, các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan cũng đã sớm hoàn thiện thể chế luật pháp, thực thi các kế hoạch quốc gia toàn diện để phòng ngừa các dịch bệnh không lây nhiễm. Từ năm 1978, Nhật Bản đã phát động và thực hiện kế hoạch 10 năm về nâng cao sức khỏe; Thái Lan thành lập và duy trì Quỹ Nâng cao sức khỏe; Hoa Kỳ thực hiện bài bản kế hoạch tổng thể "Vì sức khỏe nhân dân" từ năm 1990.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đề ra nhiều giải pháp để nâng cao năng lực dự phòng về truyền thông, vận động xã hội, nguồn lực, nghiên cứu, theo dõi, giám sát, tăng cường hợp tác quốc tế…nhưng trong đó, giải pháp tiên quyết được Bộ Y tế nhấn mạnh, đó chính là hoàn thiện về chính sách, pháp luật và phối hợp liên ngành.

Thực tế cho thấy, theo sự phát triển của xã hội, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm có nhiều vấn đề đã bất cập và không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Việc xây dựng Luật Phòng bệnh dự kiến theo hướng kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở các quy định của luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và bổ sung các quy định về phòng chống bệnh không lây nhiễm, các rối loạn sức khỏe tâm thần, bảo đảm dinh dưỡng phòng bệnh, dự phòng, bảo vệ sức khỏe trước các yếu tố nguy cơ môi trường, các điều kiện để phòng bệnh, sẽ đảm bảo khắc phục các hạn chế của luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm hiện hành và bao quát toàn diện các vấn đề khác về phòng bệnh.

Đây là việc làm cấp thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và mục tiêu tổng quát mà Chính phủ đã đề ra trong Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đó là "nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam".

Nguồn: chinhphu.vn


Thăm dò ý kiến