HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thứ trưởng Bộ Y tế gặp mặt, trao học bổng cho các cháu là con CCVCLĐ ngành Y tế có thành tích cao trong học tập đang theo học tại các trường Y - Dược

Chủ Nhật, ngày 15/12/2024 14:45

Họp thống nhất phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn

Thứ Bẩy, ngày 14/12/2024 09:59

Hội thảo giới thiệu hệ thống thông tin lĩnh vực sức khỏe bà mẹ - trẻ em/ sức khỏe sinh sản

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:10

Đoàn Bộ Y tế tìm hiểu số hóa, đào tạo nhân lực y tế và chăm sóc người cao tuổi tại Phần Lan

Thứ Sáu, ngày 13/12/2024 01:08

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức tiếp đoàn doanh nghiệp Waldencast, Hoa Kỳ

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 09:02

Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế: Sáng về y đức, sâu về y lý và giỏi về y thuật

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 07:11

Bộ Y tế quán triệt Nghị quyết 18-NQ/TW: Sắp xếp tổ chức bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thứ Năm, ngày 12/12/2024 04:50

Đoàn Bộ Y tế làm việc với Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan: Tìm hiểu về cải cách y tế của Phần Lan

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 08:37

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hoàn thành tốt sứ mệnh, góp phần xây dựng một nền y học hiện đại, chất lượng cao

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tiếp Đoàn Quỹ Từ thiện Bloomberg

Thứ Tư, ngày 11/12/2024 05:49

Đoàn kết, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách về công tác dân số.

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:35

Liên Bộ phối hợp hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật sang người

Thứ Ba, ngày 10/12/2024 09:18

Dâng hương, báo cáo kết quả kế thừa di sản của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 13:43

Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp Giám đốc Viện Đột quỵ và Ứng dụng khoa học Thần kinh Quốc gia New Zealand

Thứ Bẩy, ngày 07/12/2024 05:25

Bảo vệ sức khỏe toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, phòng chống tác hại của thuốc lá

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:54

Nỗ lực hợp tác quốc tế nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở

Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 07:38

Công khai, minh bạch trong xây dựng, cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:26

Cuộc họp nhóm đối tác y tế: Chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam đến năm 2030

Thứ Năm, ngày 05/12/2024 11:20

Ung thư cổ tử cung - Tác động và cơ hội loại trừ

Thứ Tư, ngày 04/12/2024 09:12

Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ Ba, ngày 03/12/2024 10:49

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đau bụng âm ỉ, nam sinh tự uống thuốc điều trị mà không biết đang mắc bệnh lý nguy hiểm

16/12/2024 | 14:43 PM

 | 

 

Nôn, đau bụng âm ỉ suốt 5 tiếng, nam sinh tự uống thuốc nhưng không khỏi, đến bệnh viện khám thì được chẩn đoán viêm ruột thừa, phải mổ cấp cứu.

Mới đây, khoa Ngoại của Bệnh viện Đa khoa Medlatec tiếp nhận và điều trị thành công một bệnh nhân mắc viêm ruột thừa. Bệnh nhân nam Đ.M.Đ (16 tuổi, ở Hà Nội) đến viện trong tình trạng đau quanh rốn, đau âm ỉ liên tục, sau lan xuống hố chậu phải, nôn thức ăn, không sốt. Người bệnh tự uống thuốc (không rõ loại) tại nhà, nhưng không đỡ nên đến Medlatec kiểm tra.

Tại bệnh viện, sau khi được thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm, siêu âm ổ bụng, bác sỹ chẩn đoán anh Đ., mắc viêm ruột thừa cấp giờ thứ 5.

Ngay sau đó, bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa bằng máy nội soi Karl Storz. Sau 5 ngày điều trị, người bệnh hết đau bụng, toàn trạng ổn định và được xuất viện.

Viêm ruột thừa là bệnh lý rất thường gặp và tiến triển rất nhanh. Các triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện trong vòng 24 giờ, bao gồm: đau bụng quanh vùng rốn rồi chuyển dần xuống bụng phải dưới (vùng hố chậu phải), cơn đau tăng dần và không giảm đi; sốt; chán ăn kèm biểu hiện nôn ói; khó đại tiện hoặc tiêu chảy; thành bụng co cứng.

Mổ nội soi cắt ruột thừa một lỗ có nhiều ưu điểm so với các phương pháp mổ nội soi cắt ruột thừa truyền thống. Bệnh nhân hầu như hầu không có sẹo hoạc vết sẹo rất mờ.

Tuy nhiên, ThS.BS Đặng Văn Quân, chuyên khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Medlatec khuyến cáo, có nhiều trường hợp người bệnh viêm ruột thừa chỉ đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn, rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Việc tự dùng thuốc giảm đau, kháng sinh hay thuốc kháng viêm có thể che giấu các triệu chứng và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm ruột thừa diễn biến rất nhanh, các triệu chứng sẽ biểu hiện trong vòng 24 giờ. Khoảng 65% người bệnh có biến chứng vỡ sau 48 giờ. Nếu nhận biết chậm trễ và điều trị không kịp thời nguy cơ xảy ra biến chứng đe dọa đến tính mạng như: đám quánh ruột thừa, áp-xe, viêm phúc mạc...

Hiện nay, phương pháp điều trị duy nhất khi ruột thừa bị viêm là cắt bỏ. Phần lớn các ca phẫu thuật được thực hiện bằng phương pháp nội soi.

Nếu chẩn đoán, chữa trị sớm, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm ruột thừa rất thấp (1/1.000). Trường hợp phẫu thuật khi đã có biến chứng, tỷ lệ tử vong lên tới 10%, đồng thời bệnh nhân rất dễ bị tắc ruột sau khi mổ.

Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng viêm ruột thừa, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác, tránh các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Trong những năm gần đây, việc tự ý chữa bệnh tại nhà đã trở thành thói quen của không ít người dân, đặc biệt là khi họ cảm thấy bệnh tình nhẹ và không muốn đến bệnh viện.

Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng mà người bệnh không thể lường trước được. Tự chữa bệnh tại nhà có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Một trong những vấn đề lớn khi tự chữa bệnh tại nhà là thiếu sự chẩn đoán chính xác từ các bác sỹ chuyên khoa. Mỗi bệnh lý đều có những triệu chứng tương tự nhau, nhưng nếu không qua thăm khám và xét nghiệm đầy đủ, người bệnh có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa các bệnh, từ đó áp dụng phương pháp điều trị sai.

Việc điều trị không đúng sẽ không chỉ làm bệnh không thuyên giảm mà còn có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Ví dụ, nhiều người có thói quen dùng thuốc giảm đau khi gặp triệu chứng đau bụng mà không biết rằng đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như viêm ruột thừa hoặc loét dạ dày. Việc tự ý uống thuốc giảm đau có thể che lấp triệu chứng, khiến bệnh tình trở nên khó chẩn đoán và dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Việc tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sỹ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng. Mỗi loại thuốc đều có liều lượng và cách sử dụng cụ thể.

Nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Ví dụ, thuốc kháng sinh được sử dụng không đúng có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, làm cho cơ thể trở nên miễn dịch với thuốc, khiến việc điều trị sau này trở nên khó khăn hơn.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng sau khi bôi thuốc trôi nổi

Bên cạnh đó, việc tự mua thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc không đạt chuẩn cũng rất phổ biến. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, và các tác dụng phụ nguy hiểm.

Khi tự chữa bệnh tại nhà, nhiều người không nhận ra rằng tình trạng bệnh của mình có thể đã chuyển biến xấu. Ví dụ, người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ hay suy thận. Việc trì hoãn khám chữa tại các cơ sở y tế có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí gây tử vong.

Điều này đặc biệt nguy hiểm với những bệnh không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, như ung thư hoặc các bệnh về tim mạch. Nếu bệnh nhân không đến bệnh viện khám định kỳ mà chỉ dựa vào cảm giác của bản thân, bệnh có thể đã tiến triển nghiêm trọng mà không được phát hiện kịp thời.

Khi tự ý chữa bệnh mà không kiểm soát được tình trạng lây nhiễm, đặc biệt đối với các bệnh truyền nhiễm, người bệnh có thể vô tình làm lây lan bệnh cho người khác.

Ví dụ, khi bị cảm cúm hoặc các bệnh về đường hô hấp, nếu không được điều trị đúng cách và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, người bệnh có thể lây bệnh cho gia đình, bạn bè hoặc cộng đồng. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng mà còn gây thêm gánh nặng cho hệ thống y tế.

Nhiều người cũng có xu hướng sử dụng thực phẩm chức năng và các mẹo dân gian để chữa bệnh. Dù một số sản phẩm này có thể có ích trong việc hỗ trợ sức khỏe, nhưng việc sử dụng chúng mà không có sự tư vấn của bác sỹ có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn. Các loại thảo dược hay thực phẩm chức năng đôi khi có thể tương tác với thuốc điều trị chính, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Một ví dụ điển hình là việc sử dụng một số loại thảo dược để điều trị bệnh tiểu đường mà không kết hợp với điều trị y tế. Dù thảo dược có thể giúp kiểm soát đường huyết ở mức độ nhẹ, nhưng nếu không có sự giám sát y tế, người bệnh có thể gặp phải những rủi ro khó lường, như hạ đường huyết

Việc tự ý chữa bệnh mà không có sự giám sát của các bác sĩ có thể khiến người bệnh thêm lo lắng và căng thẳng, đặc biệt khi tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Cảm giác lo âu, hoang mang có thể làm suy giảm sức khỏe tâm lý, làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí, nhiều người vì không thể kiểm soát được bệnh mà rơi vào trạng thái stress kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phục hồi.

Qua trường hợp bệnh nhân kể trên, các chuyên gia khuyến cáo người dân khi có các dấu hiệu bất thường cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Đây là cách tốt nhất để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp. Sau khi được điều trị, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều, đúng cách và theo đúng đơn thuốc của bác sĩ.

Đặc biệt, người bệnh không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc. Ngay cả khi cảm thấy bệnh đã khỏi, bạn vẫn cần hoàn thành liệu trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng Truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến