HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Đảm bảo quyền tiếp cận sàng lọc và điều trị ung thư cho mọi phụ nữ Việt Nam

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 12:12

Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ theo Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:55

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, tri ân các gia đình thương binh, liệt sĩ ở Hưng Yên

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 09:23

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị góp ý về hồ sơ dự án Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi)

Thứ Ba, ngày 22/07/2025 04:11

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 70 năm tiên phong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 15:42

Hoàn thiện phương án trưng bày tổng thể Triển lãm thành tựu y tế Việt Nam trước ngày 24/7/2025

Thứ Sáu, ngày 18/07/2025 08:43

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đằng sau cánh cửa điểm thi: Cần một cái ôm và sự thấu hiểu

22/07/2025 | 22:30 PM

 | 

Mỗi mùa thi, đặc biệt là kỳ thi vào lớp 10 THPT và kỳ thi tốt nghiệp THPT, không chỉ là thời điểm quan trọng với học sinh mà còn là giai đoạn nhiều áp lực đối với các bậc phụ huynh. Tại các đô thị lớn, nơi sự cạnh tranh gay gắt và kỳ vọng cao của gia đình, xã hội, áp lực thi cử được ghi nhận là yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên.

Theo ghi nhận từ Bệnh viện Nhi Trung ương, sau mỗi kỳ thi, số lượng học sinh đến khám vì rối loạn tâm lý có xu hướng tăng. Khoa Sức khỏe vị thành niên của bệnh viện thường tiếp nhận các trường hợp học sinh rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, mất ngủ, thậm chí xuất hiện dấu hiệu trầm cảm do áp lực thi cử. Một số em gặp phải sang chấn tâm lý kéo dài sau khi kết quả không đạt như kỳ vọng. Đáng chú ý, có những trường hợp học sinh xuất hiện ý nghĩ hoặc hành vi tự làm tổn thương bản thân.

Trường hợp gần đây tại tỉnh Thanh Hóa, một nữ sinh sau khi trượt kỳ thi vào lớp 10 đã lựa chọn hành động tiêu cực, khiến dư luận và cộng đồng đặc biệt quan tâm. Sự việc đặt ra câu hỏi lớn về cách thức hỗ trợ tinh thần cho học sinh sau mỗi kỳ thi, cũng như vai trò của gia đình và nhà trường trong việc đồng hành cùng các em.

Theo các chuyên gia tâm lý, trong giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên sang tuổi trưởng thành, học sinh dễ rơi vào trạng thái nhạy cảm với các yếu tố đánh giá như điểm số, thành tích, sự so sánh với bạn bè. Việc không đạt được mục tiêu trong một kỳ thi, dù là lý do gì, có thể tạo ra cảm giác thất vọng mạnh và dẫn đến các phản ứng tiêu cực nếu không được lắng nghe và hỗ trợ kịp thời.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Mai Hương – Phụ trách Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết: "Cha mẹ cần đóng vai trò là người bạn đồng hành, tạo không gian an toàn để con chia sẻ cảm xúc. Khi con không đạt kết quả như mong đợi, việc giữ thái độ bình tĩnh, tránh trách mắng, so sánh, và biết cách lắng nghe sẽ giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu và hỗ trợ."

Cũng theo các chuyên gia, sau mỗi kỳ thi, ngoài đánh giá kết quả, gia đình và nhà trường cần dành sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe tinh thần của học sinh. Những biểu hiện như thu mình, mất ngủ, chán ăn, lo âu kéo dài hoặc có lời nói, hành vi bất thường cần được lưu tâm và xử lý sớm.

 

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, nhiều quốc gia đã chú trọng phát triển năng lực toàn diện cho học sinh thay vì chỉ tập trung vào điểm số. Các kỹ năng như tư duy phản biện, khả năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp và trí tuệ cảm xúc đang ngày càng được coi trọng. Vì vậy, thất bại trong một kỳ thi không đồng nghĩa với thất bại cuộc đời. Quan điểm giáo dục tích cực và thấu cảm sẽ giúp học sinh phát triển lành mạnh, bền vững hơn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng từng đưa ra khuyến nghị về việc giảm áp lực thi cử, điều chỉnh phương pháp đánh giá, đồng thời đề nghị các địa phương, nhà trường tăng cường công tác tư vấn tâm lý học đường.

Với mỗi kỳ thi, dù kết quả như thế nào, sự đồng hành tích cực từ gia đình và cộng đồng vẫn là yếu tố then chốt để học sinh giữ vững tâm lý, vượt qua áp lực và tiếp tục phát triển.

Phòng truyền thông Y tế


Thăm dò ý kiến