HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

12 điểm mới của chính sách BHYT, trong đó có tăng mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 12:59

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thăm, tri ân gia đình Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 08:13

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng việc xử lý vướng mắc dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức trước 20/7

Thứ Năm, ngày 17/07/2025 02:19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Thứ Tư, ngày 16/07/2025 01:07

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà thương binh, bệnh binh tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 14:34

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác y tế song phương Việt Nam và Hòa Kỳ

Thứ Ba, ngày 15/07/2025 04:04

Bộ trưởng Đào Hồng Lan và đoàn công tác Bộ Y tế dâng hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Thứ Hai, ngày 14/07/2025 01:12

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi"

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:26

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì họp về việc hướng dẫn các đoàn đại biểu báo cáo tình hình sức khỏe các đại biểu và Kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 11:17

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức làm việc tại Hưng Yên

Thứ Sáu, ngày 11/07/2025 00:52

Họp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2025: Bộ trưởng Đào Hồng Lan: “Số đơn vị máu đạt gần 50% kế hoạch năm là sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống”

Thứ Năm, ngày 10/07/2025 07:50

Bộ Y tế tập huấn phổ biến các quy định liên quan đến phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thứ Tư, ngày 09/07/2025 15:29

Nghị quyết về đột phá trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 'phải mang tính hành động'

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 14:11

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số ngành Y tế

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:19

Bộ Y tế làm việc tại Hưng Yên về Chương trình mục tiêu quốc gia chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026 – 2035

Thứ Ba, ngày 08/07/2025 09:16

Bộ Y tế và Hội Quân Dân y Việt Nam tiếp tục tăng cường phối hợp chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 15:02

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tiếp và làm việc với đoàn công tác của cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA Tokyo

Thứ Hai, ngày 07/07/2025 09:37

Cảnh báo tình trạng kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt rét

Chủ Nhật, ngày 06/07/2025 01:31

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tại Bắc Ninh

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 14:25

'Phải tổ chức thực hiện, làm sao y dược cổ truyền thực sự phát triển đúng tầm'

Thứ Bẩy, ngày 05/07/2025 02:12

Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đã có người tử vong vì nhiễm liên cầu lợn, Bộ Y tế khuyến cáo 6 cách phòng, chống bệnh

18/07/2025 | 11:10 AM

 | 

Trong khoảng 2 tuần đầu tháng 7/2025, tại Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận 3 trường hợp nghi nhiễm liên cầu lợn. Đây là chùm ca bệnh sau ăn tiết canh lợn tại xã Quỳnh An, tỉnh Hưng Yên có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với 2 trường hợp ăn cùng và đã tử vong.

Mở rộng giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm liên cầu lợn ở người tại các cơ sở khám chữa bệnh

Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) hôm nay (17/7) đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên về việc phòng chống bệnh liên cầu lợn sang người.

Theo Cục Phòng bệnh, bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong khoảng 2 tuần đầu tháng 7/2025, tại Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận 3 trường hợp nghi nhiễm liên cầu lợn.

Đây là chùm ca bệnh sau ăn tiết canh lợn tại xã Quỳnh An, tỉnh Hưng Yên có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với 2 trường hợp ăn cùng và đã tử vong với biểu hiện ban đầu sốt, đi ngoài phân lỏng. 

Đã có người tử vong vì nhiễm liên cầu lợn, Bộ Y tế khuyến cáo 6 cách phòng, chống bệnh- Ảnh 1.

Ở thể sốc nhiễm khuẩn, bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn thường có phát ban xuất huyết thành từng đám lan tỏa kèm theo rối loạn đông máu nội mạch rải rác dễ tiến triển nhanh thành suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong từ 5% tới 20%, nếu khỏi thì thời gian hồi phục thường kéo dài.

Để chủ động phòng, chống lây nhiễm bệnh liên cầu lợn sang người, Cục Phòng bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên tổ chức triển khai các nội dung, cụ thể:

Tổ chức điều tra, xử lý triệt để ổ dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số 4665/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướn dẫn giám sát, phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người. 

Mở rộng giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt chú ý những trường hợp người bệnh có triệu chứng, tiền sử dịch tễ liên quan; lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định, điều trị bệnh nhân kịp thời để tránh tử vong và thông báo cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật để điều tra, xử lý ổ dịch.

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y trong việc giám sát phát hiện các dịch bệnh trên đàn lợn, nhất là các dịch bệnh thuận lợi cho liên cầu lợn bùng phát như dịch bệnh tai xanh, kịp thời chia sẻ thông tin để có những biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm sang người; hướng dẫn người chăn nuôi, tiếp xúc, giết mổ, buôn bán gia súc áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động như đeo găng tay, khẩu trang.

Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, tới các hộ gia đình các biện pháp phòng lây nhiễm liên cầu lợn sang người và phối hợp với ngành y tế, ngành chăn nuôi – thú y triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch theo quy định.

Cùng đó, sẵn sàng vật tư, hóa chất, phương tiện bảo đảm triển khai các biện pháp giám sát và xử lý ổ dịch; tổ chức tập huấn các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh liên cầu lợn để củng cố năng lực cho cán bộ chuyên trách.

Cục Phòng bệnh cũng đề nghị Sở Y tế Hưng Yên thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo kết quả triển khai về Cục Phòng bệnh trước ngày 20/7/2025.

Tỷ lệ tử vong do bệnh liên cầu lợn thể sốc nhiễm khuẩn ở người từ 5% tới 20%

Bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng hay gặp nhất là hai thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn. 

Thể viêm màng não thường kèm theo giảm thính lực, có thể gây điếc không hồi phục. Ở thể sốc nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường có phát ban xuất huyết thành từng đám lan tỏa kèm theo rối loạn đông máu nội mạch rải rác dễ tiến triển nhanh thành suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong từ 5% tới 20%, nếu khỏi thì thời gian hồi phục thường kéo dài.

Cục Phòng bệnh khuyến cáo 6 biện pháp phòng bệnh liên cầu lợn cụ thể:

  1. Không giết mổ hay tiêu thụ lợn mắc bệnh, lợn chết. Thực hiện vệ sinh ăn uống, không ăn thịt hoặc phủ tạng lợn chưa nấu kỹ; không ăn tiết canh lợn và các loại thịt, sản phẩm tái, sống được chế biến từ lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch;

  2. Sử dụng các phương tiện phòng hộ như găng tay, ủng, kính bảo vệ mắt; rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt lợn, đặc biệt khi phải xử lý lợn mắc bệnh hoặc lợn chết;

  3. Khi có vết thương hở, hoặc có các vùng da bị tổn thương không nên giết mổ lợn hoặc chế biến thịt lợn tươi sống; hoặc nếu có thì cần băng kín vết thương trước khi tiếp xúc và dùng chất khử trùng sau khi làm việc;

  4. Dùng xà phòng sạch rửa sạch sẽ các đồ dùng chăm sóc, giết mổ hay dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng;

  5. Thực hiện tốt vệ sinh thú y, đảm bảo môi trường khu vực chăn nuôi lợn và các loại gia súc sạch sẽ, thoáng khí, ủ phân để diệt mầm bệnh; không mua bán, vận chuyển lợn nhiễm bệnh từ các khu vực có lưu hành bệnh tới khu vực khác;

  6. Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăm sóc, giết mổ lợn mắc bệnh, chết hoặc ăn sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được khám, điều trị và xử lý kịp thời.

Nguồn: suckhoedoisong.vn


Thăm dò ý kiến