Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm và làm việc với Lãnh đạo, cán bộ Cục Phòng, chống HIV/AIDS

10/01/2020 | 16:30 PM

 | 

Sáng ngày 10/01, Đoàn công tác do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc với Lãnh đạo và cán bộ Cục Phòng, chống HIV/AIDS nhân dịp đầu năm mới 2020.

 

Thay mặt Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long đã báo cáo Thứ trưởng về kết quả đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua:

Về tình hình dịch HIV/AIDS: Kể từ khi người nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1990, tính đến nay, đã có 103.000 người tử vong do HIV/AIDS. Toàn quốc, ước tính hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV, đã phát hiện được 200.000 người. Dịch HIV/AIDS xảy ra ở tất cả các địa phương, đặc biệt là ở các tỉnh, TP lớn và các tỉnh khu vực phía Nam và phía Bắc. Trong hơn 10 năm qua, tình hình nhiễm HIV đã giảm đáng kể. Vào năm 2007-2008, trung bình mỗi năm phát hiện được khoảng 30.000 trường nhiễm HIV mới và 10.000 người chết vì HIV/AIDS thì đến nay mỗi năm chỉ phát hiện được khoảng 10.000 người nhiễm HIV mới và 2.000 người tử vong vì HIV/AIDS. Ước tính, Việt Nam đã tránh được cho khoảng 400.000 người không bị nhiễm HIV và 150.000 người không bị tử vong vì HIV/AIDS.

Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao, gồm: Phụ nữ bán dâm, nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục với nam (MSM). Các đường lây chủ yếu là qua quan hệ tình dục và tiêm chích ma túy. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhiễm HIV có xu hướng gia tăng rất nhanh trong nhóm MSM do tình dục không an toàn.

Về công tác xây dựng văn bản pháp quy, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật: Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hiện có hệ thống văn bản, hướng dẫn chuyên môn đầy đủ, gồm có Luật, 01 Nghị quyết và 01 chỉ thị của Đảng, 2 Nghị định của Chính phủ, 8 Quyết định của Thủ tướng, 2 chỉ thị Thủ tướng, và gần 200 Thông tư, Quyết định về hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật. Hiện Cục phòng, chống HIV/AIDS đang làm đầu mối xây dựng Dự án Luật sửa đổi bổ sung Luật phòng, chống HIV/AIDS; Xây dựng Chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; sửa đổi một số Thông tư của Bộ Y tế.
Về hoạt động phối hợp liên ngành – Truyền thông và Huy động cộng đồng: Triển khai các hoạt động phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH, UB CVĐXH của Quốc hội, Ban Tuyên giáo TW...Tổ chức Tháng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Ngày phòng chống HIV/AIDS 1/12 hằng năm; giao ban Tổng biên tập; gặp mặt phóng viên; đưa phóng viên đi thực tế... Ước tính khoảng 600.000 lượt truyền thông đại chúng được triển khai trên toàn quốc qua báo, đài, TV, mạng Internet...Huy động hàng trăm tổ chức dựa vào cộng đồng, đồng đẳng viên, các tổ chức tư nhân... tham gia toàn diện vào các hoạt động PC HIV/AIDS, như truyền thông, tư vấn, xét nghiệm, hỗ trợ điều trị, vận động chính sách...
Về các hoạt động can thiệp giảm tác hại: Phân phát bơm kim tiêm tại 56 tỉnh/thành phố trọng điểm; Phân phát bao cao su tại 59 tỉnh/thành phố trọng điểm cho các nhóm nguy cơ cao; Điều trị bằng thuốc Methadone cho 52.000 bệnh nhân tại tất cả 63 tỉnh/thành phố.  Điều trị bằng thuốc Buprenorphine bắt đầu triển khai năm 2019 tại 7 tỉnh (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái và Hòa Bình, hiện đang điều trị cho 351 bệnh nhân; Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP): cho gần 6.000 khách hàng;

Toàn cảnh buổi làm việc

Về hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV: Triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV qua nhiều hình thức khác nhau: xét nghiệm HIV trong cơ sở y tế, xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV. Hiện có hơn 1.300 phòng xét nghiệm sàng lọc HIV. 162 phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính; trong đó có cả các phòng XN khẳng định tại tuyến huyện. Trung bình mỗi năm xét nghiệm HIV cho khoảng 3 triệu lượt người, phát hiện mới khoảng 10.000 người nhiễm HIV.

Về công tác điều trị HIV/AIDS: Hiện đang có 142.000 bệnh nhân HIV/AIDS đang được điều trị, chiếm khoảng 70% số người nhiễm HIV đã được phát hiện. Điều trị ARV được triển khai tất cả 63 tỉnh/ thành phố tại 432 cơ sở điều trị và cấp phát thuốc tại 652 trạm y tế xã. Xét nghiệm tải lượng vi rút HIV (2019) cho 72.000 bệnh nhân điều trị ARV cho thấy 96 % bệnh nhân đạt tải lượng Virus dưới ngưỡng ức chế (dưới 1.000 bản sao/ml máu) và 93% đạt tải lượng dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao/ml máu). Điều này có nghĩa 93% số BN điều trị ARV không còn khả năng lây nhiễm HIV cho người khác qua đường tình dục (K = K), một tỷ lệ cao hàng đầu thế giới.

Năm 2019, trong số 835 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm trong vòng 2 tháng sau sinh, 10 trẻ nhiễm HIV, tỷ lệ dương tính là 1,2%. Nhiều trường hợp cả bố và mẹ đều nhiễm HIV nhưng vẫn sinh con khỏe mạnh, không nhiễm HIV.
Hiện 40.000 bệnh nhân sử dụng thuốc từ nguồn BHYT, dự kiến sẽ tăng dần số bệnh nhân sử dụng thuốc bảo hiểm y tế qua các năm.

Về công tác giám sát, theo dõi, đánh giá: Triển khai định kỳ báo cáo, rà soát các trường hợp mới xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV; triển khai hằng năm giám sát trọng điểm HIV trong các nhóm nguy cơ cao tại 20 tỉnh, thành phố; định kỳ hằng quý thu thập số liệu hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi toàn quốc theo quy định.
Công tác thu thập, quản lý dữ liệu về HIV/AIDS đều được quản lý bằng phần mềm chuyên dụng, 100% các tỉnh đều sử dụng phần mềm online để quản lý và báo cáo số liệu định kỳ theo quy định. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác phòng, chống HIV/AIDS không tránh khỏi những khó khăn, thách thức:

Do công tác điều trị ngày càng tiến bộ, tỷ lệ tử vong giảm thấp nên số lũy tích HIV+ ngày càng tiếp tục tăng cao, trên 200.000 người nhiễm HIV cần được chăm sóc, điều trị thường xuyên, liên tục, suốt đời. Hơn nữa, nhóm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV vẫn ở mức cao và ngày càng phức tạp, như sử dụng ma túy tổng hợp, tình dục đồng giới và có sự gia tăng nhanh từ 5-7% lên 12-15% HIV+ ở nhóm MSM. Dịch HIV/AIDS có nguy cơ bùng phát trở lại nếu không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.  

Tổ chức bộ máy phòng, chống HIV/AIDS biến động, đặc biệt khi các địa phương triển khai sáp nhập 63 Trung tâm PC HIV/AIDS (PAC) vào các Trung tâm CDC tuyến tỉnh. Nhân lực cho phòng, chống HIV/AIDS ngày càng suy giảm, cả về số lượng và chất lượng. Công tác chỉ đạo, điều hành có nhiều vướng mắc do thay đổi lãnh đạo Trung tâm. Kinh phí cho PC HIV/AIDS bị ảnh hưởng...

Kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ quốc tế đang cắt giảm nhanh, trong khi các nguồn tài chính trong nước (NSNN, BHYT) chưa kịp bù đắp thiếu hụt tài chính. Do đó các địa phương không có dự án viện trợ quốc tế, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách địa phương dành cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là rất hạn chế, nguồn kinh phí địa phương chỉ cung cấp đủ cho duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan phòng, chống HIV/AIDS địa phương.

Đây là giai đoạn chuyển giao thuốc ARV nguồn viện trợ sang nguồn BHYT. Nhiều nguồn thuốc ARV cần điều phối: NSNN/CTMT, BHYT, QTC, PEPFAR. 2019 là năm đầu tiên thực hiện điều trị thuốc ARV qua Quỹ KCB BHYT. Việc điều phối thuốc gặp nhiều khó khăn do thủ tục mua sắm, đấu thầu thường chậm.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao nỗ lực của Cục Phòng, chống HIV/AIDS với những kết quả đã được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Thứ trưởng cũng đề nghị, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Cục tiếp tục khẩn trương triển khai các hoạt động:

Sớm rà soát lại và tham mưu trình Thủ tướng kiện toàn thành viên Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (UB50).
Khẩn trương bổ nhiệm Lãnh đạo các Phòng còn thiếu theo đúng quy trình, điều kiện, tiêu chuẩn. Liên kết chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành trong truyền thông cũng như giám sát dịch. Về công tác cấp thuốc Methadone về nhà: đề nghị Cục có hướng dẫn cụ thể, trong đó thuốc sẽ cấp về Trạm y tế xã/phường, nhân viên y tế tại đây sẽ đến tận nhà để cấp thuốc, cho uống thuốc và giám sát. Trước mắt, làm đề án thí điểm tại một số Trạm y tế xã/phường trình Bộ phê duyệt. Về thể chế: Dự án Luật sửa đổi bổ sung Luật phòng, chống HIV/AIDS; Chiến lược chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; sửa đổi một số Thông tư của Bộ Y tế: đề nghị Văn phòng Bộ phối hợp với Cục báo cáo cụ thể với Thứ trưởng.

Cần làm tốt công tác truyền thông. Cục có hướng dẫn các địa phương triển khai truyền thông thay đổi hành vi, tập trung vào đối tượng có hành vi nguy cơ. Đồng thời tuyên truyền để người dân chủ động đi khám, chủ động điều trị và chuyển dần từ miễn phí sang cùng chi trả. Truyền thông để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Thứ trưởng, Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ khẩn trương triển khai các hoạt động theo đúng tiến độ đã đề ra.

 


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thứ Năm, ngày 28/03/2024 13:40

Tổng thuật trực tiếp chiều 18/3: Phiên chất vấn và trả lời chất vẫn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao

Thứ Hai, ngày 18/03/2024 08:13

Vietnam Medi-Pharm 2024 diễn ra từ ngày 09 - 12/ 5 tại Hà Nội

Thứ Ba, ngày 19/03/2024 03:01

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 09:07

Giới hạn tuổi nào cho bệnh nhân phẫu thuật điều trị ung thư đường tiêu hóa

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 06:56

Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự nhà nước

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 01:21

Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 00:40

Tổng thuật: Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên

Thứ Ba, ngày 26/03/2024 03:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 08:43

Phát hiện 08 ca sốt phát ban nghi mắc sởi tại huyện Đức Thọ

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 10:33

Cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 09:55

Thăm dò ý kiến