Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
31/10/2024 | 11:26 AM
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp tiếp thu ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP
Sáng ngày 30/10/2024, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp tiếp thu ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đại diện một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp, một số đơn vị có liên quan và một số chuyên gia.
Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế Đinh Thị Thu Thủy báo cáo tại cuộc họp
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho biết đến ngày 17/10/2024, Bộ Y tế nhận được 07 nhóm ý kiến từ các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp; trong đó: 07/07 tổ chức nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị định. 04/07 tổ chức bao gồm WHO, UNICEF, IGN, HealthBridge Canada ủng hộ hoàn toàn sự cần thiết và cung cấp thêm bằng chứng để giữ nguyên quy định bắt buộc tăng cường i-ốt vào muối; sắt, kẽm vào bột mì. 03/07 tổ chức Hiệp hội ngành hàng thực phẩm, Amcham, VASEP có ý kiến đối với Hồ sơ dự thảo Nghị định.
Với các nhóm ý kiến khác nhau, Bộ Y tế đã có tiếp thu và giải trình theo từng nhóm vấn đề dựa trên khuyến cáo của WHO, cơ sở thực tiễn và các nghiên cứu, điều tra dịch tễ.
Đại diện các hiệp hội doanh nghiệp phát biểu ý kiến và đưa ra các kiến nghị tại cuộc họp
Tại cuộc họp, đại diện của các Hiệp hội doạn nghiệp đưa ra những kiến nghị khác nhau về việc phân loại các sản phẩm cần khuyến khích và nhóm sản phẩm cần hạn chế sử dụng I ốt, việc gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp trong việc đưa I ốt vào các sản phẩm chế biến, việc ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của các sản phẩm truyền thống gây khó cho doanh nghiệp.
Đại diện Unicef phát biểu tại cuộc họp
Các tổ chức quốc tế, các cơ quan, đơn vị của Bộ Y tế theo chức năng nhiệm vụ đã giải đáp những thắc mắc của các doanh nghiệp, đưa ra những minh chứng cụ thể theo nghiên cứu khoa học của nhiều nước trên thế giới về việc cần thiết và bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng vì sức khỏe người dân. Theo báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Theo Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 tại Việt Nam, trung vị i-ốt niệu của đối tượng trẻ em toàn quốc (trên 6 tuổi) là 113,3 mcg/l, trẻ em miền núi là 90,0 mcg/l, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 98,9 mcg/l, phụ nữ có thai là 85,3 mcg/l; trong khi mức khuyến cáo của WHO cho trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ là 100-199 mgc/l, cho phụ nữ có thai là 150-249 mcg/l. Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%; trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%. Như vậy chỉ số trung vị i-ố tniệu và chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO. Với kết quả này, khẳng định quần thể người dân Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị. Đây là căn cứ để dự thảo sửa đổi Nghị định 09 không thay đổi Khoản 1 Điều 6; cần tiếp tục thực hiện muối dùng để ăn trực tiếp và dùng trong chế biến thực phẩm cần phải được tăng cường I-ốt.
Các chuyên gia phát biểu, đưa ra những bằng chứng khoa học cụ thể cho thấy sự cần thiết bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Báo cáo của Bệnh viện Nội tiết trung ương và Viện Dinh dưỡng cho biết, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.
Đồng thời, Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng. Như vậy, các kiến nghị chưa chính xác, chưa có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó, đã dẫn đến chậm thực thi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ trong 08 năm. Và trong 08 năm đó, Việt Nam hầu như không có cải thiện về sức khoẻ của người dân liên quan đến các VCDD: I-ốt, sắt, kẽm.
Với nội dung đã nêu, Vụ Pháp chế - Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo theo Nhóm ý kiến của WHO, UNICEF, Viện Dinh dưỡng, Viện Chiến lược và Chính sách y tế và các tổ chức bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Đề xuất giữ nguyên quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 09/2016/NĐ-CP và chỉ sửa một số nội dung cho phù hợp với Nghị định 15/2018/NĐ-CP, đồng thời khẳng định các doanh nghiệp phải tuân thủ Nghị định 09/2016/NĐ-CP vì hiện tại Nghị định này vẫn đang có hiệu lực thi hành.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu kết luận
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, sau khi nghe Vụ Pháp chế báo cáo và ý kiến tham luận của các đại biểu dự họp; thống nhất nguyên tắc đã là văn bản quy phạm pháp luật là chúng ta phải thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc thì trên ý kiến của các tổ chức cá nhân chúng ta xem xét, điều chỉnh theo đúng quy trình, quy định xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thực tế. Như vậy Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn hiệu lực thi hành nên chúng ta phải thực hiện. Với tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ và phải đặt mục tiêu sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết.
Ban soạn thảo, tổ biên tập cần lưu ý về câu từ sao phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm và khả thi. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải hài hòa với các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước và thực tiễn Việt Nam dựa trên các số liệu khoa học.
Thứ trưởng đề nghị Vụ Pháp chế - đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định khẩn trương hoàn thiện Dự thảo nghị định trình chính phủ trong tháng 11, hoàn thiện biên bản cuộc họp tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu. Các đơn vị chuyên môn ( Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách y tế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai…) rà soát lại các số liệu đã nghiên cứu và có văn bản báo cáo chính thức với Bộ Y tế (gửi về Vụ Pháp chế) trước ngày 1/11/2024. Trên cơ sở các ý kiến của các hiệp hội và tổ chức doanh nghiệp, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời từng nội dung, trong đó nội dung nào tiếp thu và nội dung nào giải trình. Trên cơ sở đó, Vụ Pháp chế dự thảo báo cáo của Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng kết quả của buổi làm việc này và đề xuất phương án trước ngày 10/11/2024.
Giao Viện nghiên cứu Chiến lược và chính sách y tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan (Viện dinh dưỡng, Cục ATTP, Cục YTDP…) làm việc cụ thể với các doanh nghiệp đã thực hiện các dịch vụ kĩ thuật để chứng minh, giải quyết các thắc mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp liên quan đến Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Cuối cùng, Thứ trưởng cũng gửi lời cảm ơn các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia đã cùng Bộ Y tế hoàn thiện thể chế, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam trong tình hình mới./.
Tin liên quan
- Lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Ung thư Việt Nam
- Hội nghị Khoa học Quốc tế về Biến đổi khí hậu, Sức khỏe và Hệ thống y tế xanh Châu Á -Thái Bình Dương lần thứ 6
- Bộ Y tế phổ biến quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh
- Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm việc với Trường Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand
- Sử dụng thuốc lá nằm trong nhóm các yếu tố nguy cơ hàng đầu bệnh không lây nhiễm
- Triển khai vắc xin Rota trong chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc từ năm 2026
Xuất bản thông tin
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Thứ Năm, ngày 31/10/2024 07:54Sáng 31/10, phát biểu tại Tổ 12 (gồm các Đoàn ĐBQH: Bắc Kạn, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình) về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức...
Bộ Y tế ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Thứ Năm, ngày 31/10/2024 07:19Ngày 09 tháng 10 năm 2024 Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BYT Về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế Nội...
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
Thứ Năm, ngày 31/10/2024 04:26Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp tiếp thu ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP...
Bộ Y tế công bố cấp mới, gia hạn thêm nhiều thuốc biệt dược gốc
Thứ Năm, ngày 31/10/2024 04:58Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có quyết định công bố danh mục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành 54 thuốc biệt dược gốc. Đây là lần công bố đợt 7 năm 2024 về thuốc biệt dược gốc của Cục Quản...
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu, điều trị ngư dân bị nạn trên biển
Thứ Năm, ngày 31/10/2024 04:53Theo thông tin từ Vùng 4 Hải quân , ngày 30/10, Bệnh xá đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) tiếp nhận và điều trị cho một ngư dân bị tai nạn trên biển. ...
Dấu ấn từ cuộc “chuyển giao sự sống”
Thứ Năm, ngày 31/10/2024 04:51Một người đàn ông 36 tuổi không may bị xuất huyết não do vỡ phình động mạch đốt sống phải dẫn đến hôn mê, rơi vào chết não không thể phục hồi. Được sự vận động của các thầy thuốc, gia đình đã...
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
Thứ Năm, ngày 31/10/2024 04:48Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Tổ...
Ngứa rải rác toàn thân, kéo dài cảnh báo mắc bệnh giun lươn
Thứ Tư, ngày 30/10/2024 01:00Vừa qua, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ tiếp nhận 02 Bệnh nhân mắc bệnh giun lươn nhiều năm không biết.
Ngành Y tế tỉnh Ninh Thuận: Công tác đấu thầu hiện rất thuận lợi
Thứ Năm, ngày 31/10/2024 01:12Hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ đã tạo sự thông thoáng về cơ chế, chính sách trong đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế. Nhờ đó, các địa phương đã được gỡ vướng, công tác đấu thầu được thực...
Lễ kỉ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Ung thư Việt Nam
Thứ Tư, ngày 30/10/2024 14:56Các đại biểu tham dự lễ kỉ niệm 35 năm thành lập Hội Ung thư Việt Nam Ngày 30/10/2024, tại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ, Hội Ung thư Việt Nam (UTVN) tổ chức lễ Kỷ niệm 35...
Hội nghị Khoa học Quốc tế về Biến đổi khí hậu, Sức khỏe và Hệ thống y tế xanh Châu Á -Thái Bình Dương lần thứ 6
Thứ Tư, ngày 30/10/2024 14:12Ngày 30/10/2024 tại Tp. Hải Phòng, Bộ Y tế (Cục Quản lý Môi trường Y tế) phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Tổ chức Health Care Without Harm (HCWH), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)...
Bộ Y tế phổ biến quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh
Thứ Tư, ngày 30/10/2024 13:56Sáng 30/10/2024 tại Hà Nội, Bộ Y tế (Vụ Bảo hiểm y tế) tổ chức hội thảo phổ biến Thông tư số 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y...
Chung tay nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú
Thứ Tư, ngày 30/10/2024 13:48Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Theo thống kê, cứ trong 100.000 phụ nữ sẽ có 24,5 người được chẩn đoán mắc ung thư vú ,Tuy nhiên nhận thức về căn bệnh này trong cộng đồng vẫn...