Hội nghị vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản
10/03/2023 | 20:15 PM



Ngày 10/3/2023 tại Hà Nội, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức (UNICEF) phối hợp tổ chức hội nghị vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản. GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Y Thông, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; bà Lesley Miller, Phó Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc đồng chủ trì hội nghị.
Tham dự có đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ Y tế; hơn 200 đại biểu đại diện từ Hội đồng dân tộc của Quốc hội, các Bộ, Ban, ngành đoàn thể Trung ương; 30 cô đỡ thôn, bản đại diện cho hơn 3.000 cô đỡ thôn, bản trên toàn quốc.
GS.TS.Trần Văn Thuấn,Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu
Phát biểu khai mạc hội nghị, GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các Bộ/ngành, của cấp ủy và chính quyền các cấp cũng như của các tổ chức quốc tế, sự nỗ lực của ngành Y tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.
Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Liên Hợp hợp quốc. Bên cạnh những thành tựu, Việt Nam vẫn đang gặp những khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Ở miền núi, tử vong mẹ, tử vong trẻ em vẫn cao gấp 3-4 lần so với khu vực đồng bằng và đặc biệt, ở một số đồng bào dân tộc thiểu số có thể cao gấp 7 lần ở người Kinh.
Nhận thức được những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (SKBMTE) ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn, bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn.
“Đây là một giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay nhằm gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và tài chính giúp cho phụ nữ người dân tộc thiểu số có thể tiếp cận được tới các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh” - Thứ trưởng nói.
Đến hiện tại đã có 1.549 cô đỡ thôn, bản được đào tạo hiện đang hoạt động trong tổng số 5.111 thôn bản đặc biệt khó khăn (chiếm 30,31%). Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ thôn, bản có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời. Với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đến nay toàn quốc đã có 3.077 cô đỡ thôn, bản được đào tạo.Vai trò của cô đỡ thôn bản đã được ngành Y tế cũng như cộng đồng địa phương ghi nhận. Đội ngũ cô đỡ thôn, bản chính là cánh tay nối dài không thể thiếu của trạm y tế xã ở các vùng khó khăn, đặc biệt là trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nêu rõ việc duy trì hoạt động của cô đỡ thôn, bản còn nhiều khó khăn, tính đến nay, hơn 1.500 cô đỡ thôn bản đã được đào tạo nhưng đã ngừng hoạt động và chỉ có 911 trong số các cô đỡ đang làm việc và được nhận phụ cấp hàng tháng. Một vài lý do có thể kể đến như, không được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên, không được gia đình ủng hộ, không được đảm bảo đầy đủ trang bị đầy đủ thiết bị, vật tư y tế để thực hiện công việc.
Mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn, bản việc thực thi các chính sách còn có sự khác nhau giữa các địa phương, dẫn tới việc duy trì hoạt động của đội ngũ cô đỡ gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương không bố trí kinh phí hỗ trợ cho cô đỡ thôn, bản hoạt động. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 31/01/2023 đã có 1.528 cô đỡ thôn bản được đào tạo nhưng đã ngừng hoạt động do không có kinh phí. Hiện tại, số cô đỡ thôn, bản được hưởng phụ cấp đã giảm xuống chỉ còn 911 người, trong đó có 732 người kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản.
Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phát biểu
Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc dẫn số liệu điều tra thống kê thực trạng kinh tế – xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019 cho thấy, 23,8% phụ nữ DTTS sinh con thứ 3 trở lên, bình quân 01 phụ nữ sinh 2,35 con, cao hơn mức bình quân của cả nước là 2,09 con, cá biệt có 05 DTTS có mức sinh cao nhất là Mảng (4,97 con/phụ nữ), Chứt (3,82 con/phụ nữ), Cơ Llao (3,71 con/phụ nữ), La Hủ (3,68 con/phụ nữ), Mông (3,57 con/phụ nữ).
Còn khoảng 12% phụ nữ mang thai không đến các cơ sở y tế khám thai lần thứ nhất; tỷ lệ này rất cao ở dân tộc La Hủ 54,7%, La Ha 36,5%, Mảng 34,1%. Vẫn còn 13,6% phụ nữ DTTS không sinh con tại cơ sở y tế, 3,9% sinh con tại nhà có cán bộ chuyên môn đỡ, 9,5% sinh con tại nhà không có cán bộ chuyên môn đỡ; một số dân tộc như Mảng, Mông, Cống và La Hủ có tỷ lệ sinh con tại nhà không có cán bộ chuyên môn đỡ rất cao, lần lượt là 50,6%, 38,8%, 37% và 36,5%;
Đáng buồn là tỷ suất chết trẻ em DTTS dưới 01 tuổi 2,2% (cá biệt dân tộc La Hủ 6,6%, dân tộc Lự 5,9%, dân tộc Si La 5,1%...). Vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vẫn còn 16,5% trạm y tế chưa đạt chuẩn quốc gia; gần 1/5 trạm y tế chưa có bác sĩ, số nhân viên nữ hộ sinh chỉ chiếm 15,1%; 16,5% thôn chưa có nhân viên y tế thôn bản.
"Uỷ ban Dân tộc ghi nhận những công lao to lớn của đội ngũ các cô đỡ thôn bản, đã ngày đêm không quản nắng mưa, "vác tù và hàng tổng", đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ DTTS trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Công sức của đội ngũ cô đỡ thôn bản đã giúp các thai phụ tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế, hạn chế tai biến không đáng có, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong mẹ, trẻ em", ông Y Thông nói.
Uỷ ban Dân tộc đề nghị Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Dân tộc và các Bộ/ ngành Trung ương trong việc kiểm tra, rà soát, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với đội ngũ cô đỡ thôn bản. Đồng thời, Uỷ ban Dân tộc đề nghị cấp uỷ, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở các cấp vùng DTTS&MN xác định rõ vai trò, vị trí của cô đỡ thôn bản; quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các CTMTQG, nhất là thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cô đỡ thôn, bản.
Bà Lesley Miller, Phó trưởng Đại diện, UNICEF tại Việt Nam phát biểu
Phát biểu tại sự kiện, bà Lesley Miller, Phó trưởng Đại diện, UNICEF tại Việt Nam cho rằng, sức khỏe và sự sống còn của bà mẹ vẫn là một trong các nội dung được ưu tiên hàng đầu trong các chương trình nghị sự về sức khỏe và sự phát triển của đất nước.
Để có thể duy trì những tiến bộ vượt bậc mà Việt Nam đã đạt được trong những thập kỷ qua, hơn bao giờ hết, chúng ta cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để đảm bảo rằng tất cả các bà mẹ, bất kể thuộc dân tộc nào hay đến từ đâu, đều có thai kỳ khỏe mạnh và được cán bộ y tế có kỹ năng chăm sóc khi sinh.
"Các cô đỡ thôn bản ở miền núi và vùng sâu, vùng xa là tài sản quí giá trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc duy trì và mở rộng mạng lưới cô đỡ thôn bản có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả sức khỏe bà mẹ, cứu sống các bà mẹ và trẻ sơ sinh", bà Lesley Miller nói.
Bà Lesley Miller cũng đề xuất lĩnh vực cần được Bộ Y tế, các Bộ ngành liên quan và chính quyền cấp tỉnh tiếp tục quan tâm và có các hành động sát sao hơn nữa, gồm tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình liên quan đối với cô đỡ thôn bản, đặc biệt là ở tuyến tỉnh; Xây dựng và cập nhật các nghị quyết, kế hoạch hành động và hướng dẫn thực hiện cấp quốc gia và cấp tỉnh để hỗ trợ đầy đủ cho việc đào tạo, triển khai, vận hành và duy trì đội ngũ cô đỡ thôn bản, bao gồm việc phân bổ ngân sách đầy đủ trong bối cảnh tăng cường nguồn nhân lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam.;
Trong khi việc tăng cường đầu tư từ Chính phủ, đặc biệt là chính quyền địa phương để duy trì sự bền vững của đội ngũ cô đỡ thôn bản là điều kiện tiên quyết, cũng cần tiếp tục huy động thêm hỗ trợ từ các đối tác phát triển, doanh nghiệp và tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt trong việc đào tạo xây dựng nâng cao năng lực cho cô đỡ thôn bản ở các tỉnh có nhu cầu.“Để tiến tới đạt được mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam về giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ, chặng đường cuối cùng có thể sẽ là chặng đường gian nan thử thách nhất. Tôi tin rằng nếu tất cả chúng ta cùng chung tay, chung sức, và đồng lòng, chúng ta có thể đảm bảo việc mang thai và sinh nở an toàn cho tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam” - bà Lesley Miller nói.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cùng các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm đại diện 30 cô đỡ thôn bản tham dự hội nghị
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cùng các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm đại diện 30 cô đỡ thôn bản đại diện cho hơn 3.000 cô đỡ trên toàn quốc tham dự hội nghị
Được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước, đội ngũ Cô đỡ thôn, bản đóng góp không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt trong việc giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh. là những người sinh sống tại cộng đồng dân tộc thiểu số, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để truyền đạt cho người dân thôn bản những thông tin quan trọng về chăm sóc sức khỏe, đồng thời cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn ngay tại thôn bản. Để trở thành, mỗi học viên phải trải qua quá trình học tập ít nhất là 6 tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế. Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ thôn, bản có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời. Với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đến nay toàn quốc đã có 3.077 được đào tạo./.
Tin liên quan
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam mang đậm giá trị nhân văn, ý nghĩa thiết thực với cộng đồng
- Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 năm 2025
- Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương làm việc tại Viện Pasteur TPHCM
- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm
- Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trong ngành Y tế
- Họp báo Chính phủ tháng 4: Nóng các vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, an ninh trật tự
Xuất bản thông tin
Thứ trưởng Bộ Y tế: Sẽ sửa Luật BHYT, tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân
Thứ Năm, ngày 08/05/2025 04:08Ngành y tế đang lấy ý kiến sửa đổi Luật BHYT, để cụ thể một số nội dung tiến tới khám chữa bệnh miễn phí cho người dân theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. GS.TS Trần Văn Thuấn,...
Hội thảo tham gia ý kiến liên quan tới việc triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Thứ Sáu, ngày 09/05/2025 03:12Ngày 9/5/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tham gia ý kiến về các nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 96/2023/NĐ-CP và Thông tư 32/2023/TT-BYT liên quan tới việc triển khai Luật Khám...
Cấp cứu thành công trẻ 8 tháng tuổi bị sởi biến chứng nghiêm trọng
Thứ Hai, ngày 12/05/2025 01:42Mới đây, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc đã cứu sống trẻ bị sởi biến chứng rất nặng gây viêm phổi, suy hô hấp, ARDS, sốc nhiễm khuẩn... Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện...
Căn bệnh ung thư gây ra gần 8.500 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, có người 20 tuổi đã mắc
Thứ Hai, ngày 12/05/2025 01:34Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng ung thư ngày càng gia tăng. Theo WHO, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 165.000 ca mắc mới, 115.000 ca tử vong do ung thư. Các loại ung thư phổ biến gồm ung thư...
Yêu cầu đẩy mạnh kê đơn thuốc điện tử, liên thông đơn thuốc và bán thuốc theo đơn
Thứ Hai, ngày 12/05/2025 01:32Việc áp dụng công nghệ thông tin là phương án hữu hiệu để có thể quản lý việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc cũng như truy xuất nguồn gốc thuốc giả, thuốc kém chất lượng, đồng...
Các ngành đào tạo thuộc nhóm kỹ thuật y học
Thứ Hai, ngày 12/05/2025 01:29Bà Ngô Thị Hồng (Bắc Ninh) hỏi, nhóm ngành kỹ thuật y học gồm những ngành nào? Trường hợp tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành kỹ thuật y học, mã số V.08.07.18 có bằng thạc sĩ...
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Điều dưỡng tại Việt Nam: Từ tôn vinh đến thúc đẩy cơ chế, chính sách nghề nghiệp
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:16Tôn vinh điều dưỡng nhân Ngày Quốc tế Điều dưỡng (International Nurses Day – IND) không chỉ là sự ghi nhận những đóng góp thầm lặng nhưng không thể thay thế của điều dưỡng, lực lượng...
Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:14Lãnh đạo Bệnh xá đảo Song Tử Tây , Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân cho biết, đến sáng ngày 10/5 sức khỏe của bệnh nhân Trần Văn Ưu đã ổn định. Đưa...
Hi hữu bé trai 5 tuổi nghịch dây giải rút, tự 'thắt cổ' mình
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:11Một bé trai 5 tuổi (ở Thường Tín, Hà Nội) nghịch giải rút quần, tự cuốn “thắt cổ” treo mình trên dây mắc màn, nhập viện trong tình trạng tím tái, lơ mơ. Bố bệnh nhi cho...
Khuyến cáo quan trọng xử trí, phòng ngừa hóc dị vật ở trẻ
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:09Theo các bác sĩ, hóc dị vật là tai nạn nguy hiểm, thường gặp ở trẻ, đặc biệt nhóm dưới 5 tuổi do đặc điểm sinh lý và hành vi của trẻ. Nếu không được xử trí kịp thời, hóc dị vật có thể dẫn đến...
Thứ trưởng Bộ Y tế: Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam mang đậm giá trị nhân văn, ý nghĩa thiết thực với cộng đồng
Thứ Hai, ngày 11/05/2025 22:06Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, sức khỏe của nhân dân là tài sản vô giá và là nền tảng cho sự phồn vinh quốc gia. Kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, đơn vị...
'Giờ vàng' nào giúp điều trị đột quỵ cấp hiệu quả?
Thứ Bẩy, ngày 10/05/2025 04:22Tại hội thảo khoa học "Giải pháp bảo vệ tế bào thần kinh cho bệnh nhân đột quỵ cấp và phục hồi chức năng sau đột quỵ", các chuyên gia đã nhấn mạnh vai trò của "giờ vàng" để điều trị sớm đột quỵ...
Bình Thuận mở rộng đối tượng tiêm vaccine nhằm ngăn chặn bùng phát dịch sởi
Thứ Bẩy, ngày 10/05/2025 04:21Hiện, tỉnh Bình Thuận đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi (đợt 3) cho trẻ từ đủ 6 tháng tuổi đến 15 tuổi tại 9/10 huyện, thị xã, thành phố nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ...
Ngành sản phụ khoa Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, không để phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau
Thứ Bẩy, ngày 10/05/2025 04:17TS.BS Hà Anh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhận định: Ngành sản phụ khoa đang bước vào một kỷ nguyên đổi mới sáng tạo, cần tăng cường hợp tác quốc tế và không để bất kỳ...