Hội nghị trực tuyến tập huấn tăng cường công tác điều trị, hồi sức tích cực trong phòng, chống COVID-19

02/08/2021 | 14:00 PM

 | 

 

Sáng ngày 02/8/2021, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn tăng cường công tác điều trị, hồi sức tích cực trong phòng, chống COVID-19. GS.TS Nguyễn Thanh Long - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì tại điểm cầu Bộ Y tế ở TP.HCM.

Tham dự tại điểm cầu TP.HCM có PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế.

Tại điểm cầu Bộ Y tế có đại diện Lãnh đạo và chuyên viên một số Vụ, Cục,Văn phòng Bộ Y tế và các đơn vị liên quan.

Hội nghị kết nối đến hơn 700 điểm cầu trong cả nước có đại diện Lãnh đạo các Bệnh viện/Viện/Trung tâm y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế 63 tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương; Lãnh đạo Quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị liên quan.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu từ điểm cầu TP.HCM

Phát biểu từ điểm cầu TP HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhắc lại đặc điểm đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay có sự lây lan, diễn biến rất nhanh, trên địa bàn rộng.

Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị một số nội dung các địa phương cần nghiêm túc quan tâm trong công tác phòng, chống dịch để tránh xảy ra tình trạng hoang mang, bị động khi dịch xảy ra trên diện rộng.

Thứ nhất, qua kiểm tra thực tiễn công tác phòng, chống dịch tại nhiều địa phương và nghe báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng có rất nhiều địa phương có cách làm hay trong phòng, chống dịch, nhưng cũng có nhiều địa phương trong xây dựng kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn đã chưa tính hết những tình huống có thể xảy ra “dù Bộ Y tế đã cảnh báo nhiều lần chủng virus Delta sẽ lây lan mạnh, rộng, khó kiểm soát và kéo dài”.

Thứ hai, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ vẫn còn thực trạng một số địa phương chưa phát huy phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống dịch. Trong đợt dịch thứ 4 này, khi dịch xảy ra thường chỉ trong một thời gian ngắn, diễn biến nhanh, nhiều ca nhiễm, nên cần cần chuẩn bị sẵn năng lực phòng, chống dịch để chủ động ứng phó với dịch.

Thứ ba, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, các địa phương cần hết sức lưu ý về năng lực ứng phó an toàn trật tự xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.

Hình ảnh từ điểm cầu trực tuyến

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng lưu ý 3 vấn đề cần chuẩn bị gồm: cơ sở thu dung điều trị; nhân lực y tế và trang thiết bị y tế.

Thực tế, một số địa phương phải trông cậy nhiều vào hệ thống y tế sẵn có. Tuy nhiên, khi có nhiều ca nhiễm trong cùng một thời điểm, năng lực này không thể đáp ứng. Do đó, phải chuẩn bị cao hơn, từ việc tiếp nhận, quản lý F0 không triệu chứng; điều trị ca có triệu chứng và ca nặng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn rõ về 3 tầng tháp trong điều trị COVID-19. Căn cứ từ việc phân tầng này, các địa phương cần chuẩn bị cơ sở vật chất. Trong đó, tầng tháp thứ 1 sẽ quản lý, chăm sóc F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (chiếm tỷ lệ khoảng 80%).

Bộ Y tế khuyến cáo không nên sử dụng các cơ sở y tế cho tầng điều trị thứ 1 mà nên lựa chọn các đơn vị cách ly (đơn vị cách ly F1, nơi lưu trú, hoặc nơi có khả năng thu dung). Lực lượng y tế lúc này đóng vai trò chỉ theo dõi, giám sát, xét nghiệm như đã hướng dẫn kỹ; cần huy động sự tham gia của các lực lượng khác. 

Về nhân lực, Bộ trưởng lưu ý, các địa phương phải rà soát lại hệ thống y tế công lập, tư nhân phải tham gia cuộc chiến này. Với hệ thống công lập phải chuẩn bị hệ thống máy thở, tăng cường đào tạo nhân lực sử dụng. Tương tự với tầng tháp thứ 2 – 3 cũng cần có kịch bản về nhân lực y tế, đặc biệt là tầng thứ 3.

Về trang thiết bị, Bộ trưởng đánh giá một số địa phương vẫn chưa có chuẩn bị đúng mức. Máy thở là thiết bị rất quan trọng nhưng để vận hành được hệ thống máy thở này phải có oxy, oxy trung tâm, hệ thống khí nén.

Về vấn đề oxy và máy thở phải được Bộ trưởng đặc biệt lưu ý. Bộ Y tế liên tục có văn bản nhắc nhở, dù dung lượng sản xuất oxy của chúng ta đáp ứng thừa nhưng vấn đề khó khăn là các cơ sở không kết nối được một số nơi không có hệ thống bồn oxy, oxy trung tâm, chưa đáp ứng được" - Bộ trưởng đánh giá khâu vận chuyển cũng là vấn đề còn hạn chế oxy. Trong bối cảnh này phải chuẩn bị cho tình huống xấu hơn.

Tương tự, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh trang thiết bị y tế, dụng cụ phòng hộ, thuốc men… phải chuẩn bị cơ số không để tình trạng khi xảy ra dịch mới đi mua, đi xin hỗ trợ. "Địa phương phải chuẩn bị tối đa trang thiết bị y tế theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Trung ương chỉ hỗ trợ trong trường hợp thực sự cần thiết. Địa phương không thể trông chờ hết vào Trung ương được" - Bộ trưởng khẳng định và lưu ý trong tình huống rất căng thẳng, Trung ương tập trung hỗ trợ cho các Trung tâm Hồi sức của Trung ương.

Các địa phương cũng cần chuẩn bị về vấn đề điều phối các hoạt động chuyên môn để khi xảy ra không bị bị động. Đơn cử như vận chuyển, tiếp nhận bệnh nhân, liên thông cơ sở khám chữa bệnh. Bộ trưởng yêu cầu tất cả cơ sở thực hiện khám chữa bệnh phải kết nối hệ thống Telehealth.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương chuẩn bị huy động lực lượng y tế tư nhân tham gia vào trận chiến này, các địa phương phải thực hiện ngay.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết Bộ Y tế sẽ thành lập 2 tổ điều phối ô-xy và máy thở điều trị COVID-19 toàn quốc. Tổ công tác điều phối ô-xy y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm Tổ trưởng và Tổ công tác điều phối máy thở do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm Tổ trưởng.

Quảng cảnh Hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe, báo cáo của đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh về nội dung tăng cường công tác quản lý, điều trị COVID-19 và thiết lập hệ thống hồi sức tích cực; Báo cáo của đại diện Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế về Mua sắm trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch COVID-19; Nội dung về tăng cường sản xuất cung ứng và đầu tư, cải tạo mở rộng hệ thống oxy khi y tế đáp ứng điều trị COVID-19; đại diện Cục Y tế dự phòng về Nâng cao năng lực sử sụng máy thở trong điều trị suy hô hấp nặng, nguy kịch; Tham luận của GS.TS.Nguyễn Lân Hiếu về Phân tầng quản lý, điều trị người bệnh COVID-19 ( mô hình tháp 3 tầng); Nội dung TELE-ICU ứng dụng trong phòng, chống COVID-19; Tham luận của GS.TS.Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam về Theo dõi, phân loại và điều trị bệnh nhân COVID-19; các địa phương cũng báo cáo một số khó khăn cũng như giải pháp trong phòng, chống dịch COVID-19./.


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thông điệp truyền thông phòng, chống Ho gà

Thứ Năm, ngày 28/03/2024 16:57

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dự họp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thuốc lá mới

Thứ Năm, ngày 28/03/2024 13:40

Tổng thuật trực tiếp chiều 18/3: Phiên chất vấn và trả lời chất vẫn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao

Thứ Hai, ngày 18/03/2024 08:13

Vietnam Medi-Pharm 2024 diễn ra từ ngày 09 - 12/ 5 tại Hà Nội

Thứ Ba, ngày 19/03/2024 03:01

Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 09:07

Giới hạn tuổi nào cho bệnh nhân phẫu thuật điều trị ung thư đường tiêu hóa

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 06:56

Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự nhà nước

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 01:21

Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người năm 2024

Thứ Tư, ngày 27/03/2024 00:40

Tổng thuật: Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên

Thứ Ba, ngày 26/03/2024 03:07

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

Thứ Hai, ngày 25/03/2024 08:43

Phát hiện 08 ca sốt phát ban nghi mắc sởi tại huyện Đức Thọ

Chủ Nhật, ngày 24/03/2024 10:33

Thăm dò ý kiến