Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN

08/04/2020 | 11:16 AM

 | 

 

Nhân Ngày Sức khỏe Thế giới, vào ngày 07/4/2020 tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN và Bộ trưởng Y tế ASEAN+3 (gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) để thể hiện tình đoàn kết trong ứng phó với đại dịch COVID-19. Kết thúc Hội nghị, ASEAN và ASEAN+3 đều ra Tuyên bố chung đẩy mạnh hợp tác ứng phó dịch COVID-19.

Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã tham dự và chủ trì tại điểm cầu Bộ Y tế Việt Nam.

Tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN+3, các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Hội nghị

Lào, quốc gia hiện có số ca mắc COVID-19 thấp nhất đã huy động hơn 2000 y bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên y tế và lực lượng cảnh sát trong chống dịch. Indonesia đã phải đẩy mạnh nâng cao năng lực phòng thí nghiệm, tiến hành điều trị, cách ly xã hội. Myanmar hủy tất cả các lễ hội, sự kiện tập trung đông người. Tại Philippines, những người bác sĩ, nhân viên y tế đứng đầu chiến tuyến chống dịch được coi là những người hùng. Bộ trưởng Y tế Singapore thì nhấn mạnh dịch bệnh COVID-19 là mối đe dọa chưa từng có khiến các nước ASEAN cần chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Thái Lan gần đây đã phải hủy mọi sự kiện thể thao, trong đó có môn boxing được ưa chuộng. Thái Lan cũng đã phải tiến hành các biện pháp phong tỏa để làm chậm lại diễn tiến dịch. Bộ trưởng Y tế Thái Lan cũng nhấn mạnh cần đẩy nhanh việc nghiên cứu, sản xuất và phân phối vắc-xin ngừa bệnh.

Điểm cầu các nước

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Việt Nam GS.TS. Nguyễn Thanh Long nêu rõ với kinh nghiệm khống chế SARS năm 2003, ASEAN đã nhanh chóng và tích cực phối hợp hành động chung trong cộng đồng ASEAN. Lĩnh vực y tế của ASEAN đã có hành động phù hợp kích hoạt mạng lưới y tế khẩn cấp trong lòng ASEAN và với 3 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như hợp tác chặt chẽ với WHO. Việt Nam, một trong các quốc gia ASEAN đầu tiên ảnh hưởng bởi COVID-19, đến nay công tác phòng chống dịch đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam đã giảm được tác động tiêu cực của COVID-19 do nhập cảnh từ nước ngoài và làm chậm lại quá trình lây nhiễm trong cộng đồng. Những kết quả này nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân cũng như áp dụng 4 chiến lược: Ngăn ngừa – Phát hiện sớm – Cách ly và Kiểm soát cùng với sự tham gia của các địa phương để huy động mọi nguồn lực. Với tinh thần đoàn kết của ASEAN và tinh thần gắn kết tương trợ lẫn nhau trong ASEAN, Việt Nam tin tưởng rằng chúng ta có thể cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. 

Tuyên bố chung cuộc họp trực tuyến các Bộ trưởng Y tế ASEAN và Tuyên bố chung cuộc họp trực tuyến các Bộ trưởng Y tế ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản)  đưa ra trước bối cảnh tình trạng nguy cấp của đại dịch COVID-19 kể từ 11/3, dựa trên Tuyên bố Chủ tịch về Ứng phó chung ASEAN trước dịch bệnh COVID-19 do Việt Nam, Chủ tịch luân phiên ASEAN đưa ra nhấn mạnh về tầm quan trọng của tình đoàn kết ASEAN và tinh thần gắn kết, tương trợ lẫn nhau cộng đồng chung ASEAN trong đối mặt với dịch bệnh COVID-19 và những thách thức tương tự cũng như tái khẳng định cam kết Sức khỏe cho tất mọi người dân trong ASEAN, sẵn sàng ứng phó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Tuyên bố chung nêu rõ sẽ đẩy mạnh chia sẻ thông tin kịp thời, ngăn ngừa, phát hiện sớm dịch bệnh, biện pháp ứng phó, cập nhật giám sát dịch tễ học, nghiên cứu lâm sàng về virus, hướng dẫn kỹ thuật thông qua các cơ chế hợp tác lĩnh vực sức khỏe hiện hành của ASEAN như các cuộc họp SOM ASEAN, ASEAN+3, Mạng lưới Văn phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC) ASEAN, Mang lưới đào tạo dịch tễ học ASEAN+3, và Trung tâm BioDiaspora Virtual ASEAN.

ASEAN sẽ củng cố hợp tác khu vực trong truyền thông về COVID-19, hợp tác với các cơ quan tương ứng trong ASEAN, ngăn chặn phát tán thông tin sai lệch và thông tin giả mạo. Sử dụng công nghệ số, trong đó có hội thảo qua video, các ứng dụng mạng xã hội cũng như trí tuệ nhân tạo dựa trên các diễn đàn chính thức để chia sẻ thông tin nhằm đảm bảo kịp thời ứng phó y tế công cộng. Phối hợp ứng phó y tế công cộng xuyên biên giới, như truy tìm người tiếp xúc với người mắc và điều tra dịch bệnh, thúc đẩy cơ chế hợp tác song phương và khu vực phù hợp.

Thúc đẩy cơ chế hợp tác theo cơ chế ASEAN và mở rộng đối tác về năng lực can thiệp để sẵn sàng ứng phó các trường hợp y tế khẩn cấp, chia sẻ bài học kinh nghiệm, huy động nguồn lực trong đó có trợ giúp kỹ thuật; và đối thoại chính sách về những phát minh tiến bộ mới nhất bao gồm thuốc và vắc xin, an ninh y tế và tự chủ. Đảm bảo tất cả những người bị nhiễm COVID-19, bao gồm cả những người di cư và các nhóm dễ bị tổn thương khác có thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế thiết yếu.

Chống dịch COVID-19 trong ASEAN, đồng lòng Đối thoại và phát triển cùng các đối tác, các khu vực khác và các tổ chức toàn cầu như WHO, cũng như các lĩnh vực công và tư để thúc đẩy nghiên cứu, chia sẻ kiến thức, quản lý dựa vào bằng chứng, các công cụ và sáng kiến can thiệp phù hợp để dập dịch.

Tại cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế ASEAN+3, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm trong khống chế dịch. Bộ trưởng Y tế Trung Quốc chia sẻ Trung Quốc đã áp dụng đưa thuốc y học cổ truyền (YHCT) vào điều trị bệnh COVID-19. Hàn Quốc mong muốn xây dựng kênh Đối thoại ASEAN-Hàn Quốc nhằm có thêm dự án hợp tác nâng cao năng lực, chuyên gia về chăm sóc sức khoẻ và khống chế dịch bệnh, chia sẻ công nghệ. Mở rộng xuất khẩu bộ chẩn đoán COVID-19, hợp tác mang tính nhân văn là mục tiêu mà Hàn Quốc hướng tới trong đối tác đồng phát triển. Hàn Quốc áp dụng các công nghệ mới chẳng hạn như app tự chẩn đoán, app tự giám sát. Nhật Bản sẽ củng cố hợp tác thông qua Khung ASEAN-Nhật Bản, tiếp tục hợp tác củng cố năng lực xét nghiệm và hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm; hỗ trợ các nước thông qua WHO; Nhật Bản đã đóng góp thêm cho quỹ “Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược với COVID-19” của WHO đồng thời hỗ trợ phát triển và cung ứng vắc-xin.


Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ điều phối, ghép tạng cứu sống 7 người

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 12:31

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:41

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Thứ Tư, ngày 17/04/2024 03:58

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ điều phối, ghép tạng cứu sống 7 người

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 02:59

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Thứ Ba, ngày 16/04/2024 01:28

Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm về sản xuất, kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 08:00

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Thứ Hai, ngày 15/04/2024 09:08

Đào tạo kỹ thuật dự phòng sâu răng và chăm sóc răng ban đầu theo mô hình trường - trạm tại TPHCM

Thứ Bẩy, ngày 13/04/2024 07:19

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:20

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Thứ Sáu, ngày 12/04/2024 10:26

Thăm dò ý kiến