Chương trình đo khám, xét nghiệm tình trạng cholesterol Tiếp nối hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể”

28/10/2020 | 08:03 AM

 | 

 

Ngày 25 tháng 10 năm 2020, trong khuôn khổ “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể” do Bộ Y Tế tổ chức dưới sự chỉ đạo của PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chương trình tư vấn - đo khám - xét nghiệm tình trạng cholesterol trong cơ thể chính thức được triển khai cho hàng ngàn người dân tại 10 bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Hoạt động diễn ra từ ngày 25/10-01/11/2020 với 3 hoạt động chính:

+ Cân đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, tính chỉ số BMI

+ Xét nghiệm cholesterol trong máu: cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, Glucose

+ Tư vấn về tình trạng thừa cholesterol; Hướng dẫn tính thang điểm ASCVD (Đây là thang điểm dự báo nguy cơ xảy ra biến cố bệnh tim mạch do xơ vữa trong 10 năm. Dựa vào chỉ số mỡ máu, huyết áp và một số yếu tố nguy cơ khác mà tự người bệnh có thể nhận biết được) để đưa ra tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh do tình trạng thừa cholesterol gây nên cũng như khả năng xảy ra biến cố tim mạch và các bệnh lý khác cho từng người.

+ Tư vấn về cholesterol với sức khỏe và giải pháp kiểm soát.

Đặc biệt, ngày 25/10/2020, tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm T tế phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội còn tổ chức hội thảo về các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa do PGS. TS Lê Bạch Mai - Nguyên Viện Phó Viện Dinh Dưỡng Quốc gia tham gia chia sẻ tại Nhà Văn Hóa Phường Thanh Xuân Bắc. Chương trình còn có sự tham gia của THS.BS. Vũ Ngọc Trung - Phó Giám đốc Bệnh viện ĐHQGHN, phụ trách hoạt động thăm khám và tư vấn.

Đây hoàn toàn là các hoạt động miễn phí, không thu tiền.

Chi tiết các điểm đo khám diễn ra từ ngày 25/10/2020 - 01/11/2020 trên địa bàn 5 thành phố:

STT

TP

ĐIỂM

ĐỊA CHỈ

THỜI ĐIỂM

1

HÀ NỘI

BV Đại học Quốc gia HN – 100 người

182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội

7:30 - 12:00, 25/10

Nhà văn hóa cộng đồng thuộc UBND Phường Thanh Xuân Bắc - 200 người

Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội

7:30 - 12:00, 25/10

2

HẢI PHÒNG

BV đa khoa quốc tế Gold Star - 100 người

Số 6 Nguyễn Tri Phương, Hồng Bàng, Hải Phòng

7:30 - 12:00, 27/10

Hội Liên Hiệp Phụ Nữ TP. Hải Phòng – 170 người

Số 14B Trần Quang Khải, Hồng Bàng, Hải Phòng

7:30 - 12:00, 27/10

3

ĐÀ NẴNG

Trung Tâm Y Tế Quận Thanh Khê – 100 người

Kiệt 62 Hà Huy Tập, Hòa Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng

7:30 - 12:00, 31/10

Hội trường hội UBND Tp. Đà Nẵng – 170 người

42 Bạch Đằng - Quận Hải Châu - thành phố Đà Nẵng

7:30 - 12:00, 29/10

4

HỒ CHÍ MINH

Bệnh Viện Xuyên Á – 170 người

42 Quốc Lộ 22, Ấp Chợ, Củ Chi, TP.HCM

7:30 - 12:00,  27/10

Bệnh Viện Điều Dưỡng Phục Hồi Chức Năng – 100  người

314 Âu Dương Lân, Phường 03, Quận 8, TP.HCM

7:30 - 12:00, 28/10

5

CẦN THƠ

BV Đa khoa TW Cần Thơ – 100 người

315 Đường Nguyễn Văn Linh, Phường An Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ

7:30 - 12:00, 31/10

Trung tâm Y tế Quận Bình  Thuỷ – 170 người

KDC Ngân Thuận, Tp., Bình Thuỷ, Bình Thủy, Cần Thơ

7:30 - 12:00, 01/11

 

Bên cạnh việc chỉ ra nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cholesterol, trong khuôn khổ của “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể”, Bộ Y Tế sẽ triển khai các chương trình hành động với quyết tâm khống chế tốc độ gia tăng và tiến tới làm giảm tỷ lệ người thừa cholesterol ở Việt Nam. Trong các hoạt động này, Bộ Y tế ưu tiên việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự nhận thức và điều chỉnh thói quen ăn uống, lối sống để kiểm soát tình trạng thừa cholesterol.

Các biện pháp khuyến nghị để hạn chế tình trạng thừa cholesterol:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:

- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều cholesterol

- Bổ sung chất béo có lợi (nhóm chất béo không bão hòa) vào chế độ ăn uống: Nhóm chất béo không bão hòa như omega 3-6-9 được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích và các loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương ... Đặc biệt, dưỡng chất Gamma-Oryzanol & Phytosterol có trong một số loại dầu ăn và gạo lứt đã được khoa học chứng minh có tác dụng trong việc giảm hấp thụ cholesterol xấu từ thực phẩm.

Thực hiện lối sống khoa học

- Khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất: hạn chế ăn, uống các thực phẩm chưa nhiều cholesterol, cần tăng cường các hoạt động thể chất như tập thể dục thường xuyên (đi bộ, đạp xe, bơi lội…). 

- Không hút thuốc, hạn chế rượu bia.

Cùng với sự chỉ đạo của Bộ Y tế, việc triển khai các chương trình hành động, tập trung vào công tác tuyên truyền là cơ hội để người dân nâng cao ý thức, hiểu rõ được các nguy hại của tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể và có biện pháp phòng ngừa phù hợp cho chính bản thân mình và những người xung quanh./.


Thăm dò ý kiến