Thông tin đường dây nóng tháng 2/2018

01/03/2018 | 13:58 PM

 | 

1. Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận kiện toàn tổ trực đường dây nóng Sở Y tế: ngày 26 tháng 02 năm 2018, Giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 569/QĐ-SYT về việc kiện toàn Tổ trực đường dây nóng Sở Y tế. Theo Quyết định này, Tổ trực đường dây nóng Sở Y Ninh Thuận có 14 người, gồm toàn bộ Ban Giám đốc, Phó Phụ trách Thanh tra, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Chánh văn phòng Sở, Trưởng phòng nghiệp vụ Y, Phó phòng nghiệp vụ Y, Phó phòng Tổ chức Cán bộ, Phó phụ trách phòng nghiệp vụ Dược, Phó phòng nghiệp vụ Dược, Phó phòng Kế hoạch Tài chính. Giám đốc Sở Y tế  làm Tổ trưởng, các Phó Giám đốc làm Tổ phó. Tổ giúp việc đường dây nóng Sở Y tế có 03 người, gồm Phó Chánh Văn phòng Sở làm tổ trưởng, Phó phòng Kế hoạch Tài chính và Thanh tra viên làm tổ viên. Quyết định cũng quy định 07 nhiệm vụ của Tổ trực Đường dây nóng Sở Y tế gồm: (1) Trực, tiếp nhận, xử lý các cuộc gọi đến Đường dây nóng Sở Y tế 0964931414 và xử lý thông tin phản ánh trên hệ thóng “Tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua Đường dây nóng Bộ Y tế 1900 9095”; (2) Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình trực đường dây nóng và xử lý phản ánh trên hệ thống “Tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua Đường dây nóng Bộ Y tế 1900 9095” của các Bệnh viện, Trung tâm Y tế huyện, thành phố và các Trung tâm chuyên khoa có giường bệnh thuộc Sở Y tế; (3) Có biện pháp giải quyết vấn đề bức xúc của người dân phản ánh và đề xuất khen thưởng cs nhân, tập thể có thành tích trong giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân qua đường dây nóng; trường hợp thông tin có tính phức tạp, nhạy cảm, người trực cần khẩn trương báo cáo, xin ý kiến Giám đốc Sở Y tế về giải pháp xử lý: (4) Thông báo cho người dân biết đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp xử lý thông tin mà họ phản ánh hoặc kết quả xử lý của đơn vị liên quan; (5) Định kỳ mỗi Quý họp Tổ trực đường dây nóng để tổng hợp kết quả hoạt động trong Quý; (6) Tổng hợp về kết quả kiểm tra, xử lý thông tin chuyển đến Đường dây nóng Sở Y tế và các đơn vị; đăng tin trên website ngành những trường hợp xử lý khi được Lãnh đạo Sở phê duyệt; và (7) Các cá nhân được phân công trực điện thoại đường dây nóng có lịch đi công tác hoặc chủ trì, báo cáo tại các cuộc họp, hội nghị thì giao số trực và điện thoại cho người trực tiếp theo.

2. Bộ Y tế công bố số điện thoại đường dây nóng tố giác thực phẩm bẩn tại các lễ hội Xuân 2018: Nhằm tiếp nhận thông tin phát hiện thực phẩm bẩn trong mùa lễ hội Xuân 2018, Cục ATTP (Bộ Y tế) đã công bố đường dây nóng. Người dân có thể thông báo các vi phạm liên quan ATTP theo các số điện thoại đường dây nóng: 02432321556, 0911811556. Ngoài ra, Cục ATTP cũng kêu gọi người dân chủ động hợp tác với cơ quan chức năng khi phát hiện những thực phẩm nghi ngờ là hàng giả, hàng nhái. Khi nhận được thông tin, Cục sẽ kiểm tra và ngăn chặn. Trong thời gian này, Cục ATTP sẽ tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả, bánh, kẹo, rượu, cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, các cơ sở kinh doanh ăn uống, thức ăn đường phố phục vụ lễ hội. Vi phạm ATTP tại lễ hội Xuân 2018 bị phạt đến 200 triệu đồng. ATPP luôn là vấn đề “nóng” trong các mùa lễ hội, nhất là lễ hội Xuân. Cứ mỗi địa điểm diễn ra lễ hội lại có hàng trăm hàng quán kinh doanh thực phẩm. Nhiều hàng quán trong số này không đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh ATTP. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Trước tình trạng này, ngay từ trước Tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo (BCĐ) liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP đã ra Chỉ thị số 09/CT-BCĐTƯVSATTP yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp để bảo đảm ATTP cho nhân dân vui Xuân. Cụ thể, BCĐ liên ngành Trung ương yêu cầu BCĐ liên ngành cấp tỉnh đẩy mạnh hoạt động truyền thông đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm, tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về điều kiện ATTP đối với cơ sở, trang thiết bị, vệ sinh cá nhân người sản xuất, chế biến thực phẩm; quy định nguồn gốc, bảo đảm ATTP đối với nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm; vệ sinh ăn uống; lựa chọn, bảo quản chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn… Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP; phát hiện sớm các hành vi vi phạm về ATTP, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi và sản phẩm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Về việc xử lý các hành vi vi phạm ATTP, Nghị định 178/2013/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể. Theo đó, tùy thuộc vào hành vi và mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm sẽ phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về ATTP là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức. Theo thống kê, chỉ tính trong tháng Giêng, cả nước có khoảng 8.000 lễ hội lớn nhỏ, dự kiến thu hút hàng chục triệu lượt khách du lịch tham dự, vì vậy, nỗi lo ATTP trong mùa lễ hội luôn là vấn đề nóng.

3. Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng phẫu thuật thành công khối u bướu giáp: Thep thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 1 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng vừa thành công trong việc cắt bỏ khối bướu khổng lồ nặng hơn 2,5 kg khỏi vùng cổ của một người phụ nữ dân tộc Gia Rai. Đây là khối u bướu kèm cường giáp. Theo thông tin, ngày 16 tháng 01 năm 2018, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân K. B., 45 tuổi, người dân tộc Gia Rai, trú xã Ia Boòng, Gia Lai, bị bướu giáp đạt kích thước khổng lồ 150x140x130mm, nặng hơn 2,5 kg. Theo gia đình bệnh nhân, bệnh nhân bị bướu giáp này đã 35 năm, lúc đầu nó còn nhỏ, sau lớn dần thành môt bướu to như trên. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán đây là một trường hợp khó, bướu giáp khổng lồ có cường giáp đi kèm, chèn ép các mạch máu vùng cổ và khí quản, nguy cơ phẫu thuật mất máu cao. Ngay sau đó, bệnh nhân được điều trị thuốc đến khi bình giáp và được lên kế hoạch chuẩn bị phẫu thuật, chuẩn bị máu truyền, hội chẩn hội đồng u và ê kíp gây mê để tránh biến chứng trong cuộc phẫu thuật khó khăn. Sau 3 tiếng phẫu thuật, với kinh nghiệm nhiều năm trong phẫu thuật bướu giáp, các bác sĩ đã kịp thời cầm máu và cắt trọn khối u mà không làm tổn thương các cơ quan lân cận và lượng máu mất ít. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đang hồi sức nhanh, vết mổ khô, giọng nói rõ , ăn uống được, đi lại sinh hoạt bình thường và có thể xuất viện trong vài ngày tới. Theo khoa ngoại 2, Bệnh viện Ung Bướu, đây là trường hợp phẫu thuật bướu giáp khổng lồ kèm cường giáp đặc biệt lớn và phức tạp mà bệnh viện tiếp nhận. GIa đình bệnh nhân rất cảm ơn các bác sỹ bệnh viện đã tận tình cứu chữa bệnh nhân và đã tiến hành thành công ca phẫu thuật.

4. Bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân bị thủng ruột vì tăm xỉa răng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh vừa phẫu thuật nội soi cắt ổ áp xe ở ruột cho một bejeh nhân bị tăm răng đâm thủng ruột. Bệnh nhân là anh Đ.N.M, trú tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Anh M. cho biết anh bị đau nhói vùng hông không rõ nguyên nhân từ gần 10 ngày nay, đến khi không chịu được, anh đến Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng đau không thể gập người hoặc ngồi xuống được. Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy người bệnh đau khu trú vùng hố chậu phải và chỉ định thực hiện siêu âm và CT-scan bụng. Kết quả chẩn đoán hình ảnh phát hiện một vật như tăm xỉa răng dài đến 6cm trong ổ bụng. Dưới áp lực của nhu động ruột, cây tăm đã xuyên thủng ruột non, đi vào ổ bụng, tạo khối ápxe ở vùng hố chậu phải khiến bệnh nhân đau đớn kéo dài. Các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa đã phẫu thuật nội soi để đưa dị vật ra ngoài, cắt lọc và khâu lỗ thủng ở thành ruột non, loại bỏ khối ápxe, thám sát và rửa toàn bộ ổ bụng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã hết đau và đang dần phục hồi sức khỏe. Bệnh nhân rất cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh đã chẩn đoán chính xác và xử lý thành công.

5. Hai bệnh nhân bị xương cá đâm thủng ruột được các bác sỹ Bệnh viện Bình Dân phẫu thuật nội soi thành công: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh vừa phẫu thuật nội soi gắp dị vật là xương cá trong ổ bụng cho 02 bệnh nhân bị xương cá xuyên thành ruột tạo ổ ápxe. Đáng lưu ý, người bệnh trong những trường hợp này đều không biết mình đã nuốt dị vật như thế nào. Bệnh nhân thứ nhất là ông T.C.P, 77 tuổi, ở Bạc Liêu, nhập viện trong tình trạng đau nửa bụng bên phải cấp lan ra vùng rốn. Trước đó, ông P. đau bụng âm ỉ 3 tháng không thuyên giảm dù ông P. đã uống nhiều thuốc giảm đau.Gần đây, ông sờ thấy một khối u bắt đầu xuất hiện dưới hạ sườn phải, nhấn vào rất đau. Lo mình mắc bệnh hiểm nghèo, ông đến BV. Bình Dân để khám và điều trị.Kết quả siêu âm và CT-scan bụng cho thấy một tổn thương khu trú, có dị vật cản quang trong lòng bụng tạo thành ổ ápxe, vị trí gần đại tràng góc gan. Ông P. nhanh chóng được thực hiện phẫu thuật nội soi gắp dị vật, lọc bỏ toàn bộ khối ápxe và khâu chỗ thủng.Dị vật là một chiếc xương cá 3cm được bao bọc bởi mạc nối lớn trong bụng. Sau 4 ngày nằm viện theo dõi nguy cơ xì rò, ông P. đã được xuất viện. Chia sẻ với bác sĩ điều trị, ông P. cho biết ông hay ăn cá, đặc biệt là cá he, loại cá có nhiều xương. Bệnh nhân thứ hai là bà P.T.X., 77 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh, nhập viện sau nhiều ngày đau bụng. Kết quả siêu âm và CT-scan bụng cho thấy hình ảnh dị vật trong ổ bụng đã đâm xuyên hồi tràng.Các bác sĩ đã lấy ra khỏi ổ bụng người bệnh chiếc xương cá sắc nhọn, kích thước chừng 3cm. Theo các bác sỹ, người bệnh khi nuốt phải dị vật cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời và hiệu quả. Tuyệt đối tránh cố nuốt thêm thức ăn, uống nước cho “trôi” vì có nguy cơ tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa dẫn tới nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm. Khi thấy đau khu trú, thường xuyên ở một ví trí trong ổ bụng nên đến các bệnh viện để thăm khám và thực hiện một số khảo sát hình ảnh như những trường hợp nêu trên. Ngoài ra, không nên có thói quen ngậm tăm, nhai xương cá, xương heo, xương gà khi ăn. Hai người bệnh trên đều lớn tuổi, cơ thể không khỏe mạnh, nếu để lâu vết thương dễ nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng. Gia đình các bệnh nhân rất cảm ớn các bác sỹ đã kịp thời xử lý và tư vấn cho gia đình để tránh xảy ra những trường hợp tương tự.

6. Sở Y tế Thanh Hóa phải làm rõ thông tin và báo cáo Bộ Y tế về trường bé 15 tháng tuổi tử vong: Đó là thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02 tháng 02 năm 2018. Sau khi báo chí thông tin về trường hợp trẻ 15 tháng tuổi bị tử vong với nhiều vết thương lạ tại tỉnh Thanh Hóa. Bộ Y tế đã gửi công văn, yêu cầu Sở Y tế Thanh Hóa xác minh và làm rõ thông tin này và báo cáo về Bộ trước ngày 09 tháng 02 năm 2018. Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế kiểm tra ngay sự việc báo chí nêu và nghiêm túc xử lý các sai phạm đối với cán bộ liên quan theo đúng quy định hiện hành. Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cần chỉ đạo Bệnh viện Nhi Thanh Hóa gặp gỡ, chia sẻ động viên và cung cấp thông tin trung thực, chính xác tới gia đình và cơ quan truyền thông. Ngoài ra, cần họp hội đồng chuyên môn đánh giá về quá trình tiếp đón, theo dõi, chăm sóc và xử trí của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đối với cháu bé. Sau khi gặp gỡ, Sở và Bệnh viện phải gặp gỡ, giải thích, thông báo cho gia đình và cơ quan truyền thông.Trong khi chờ kết luận, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế gửi báo cáo nhanh về quá trình theo dõi, diễn biến, quy trình chăm sóc, xử trí của bệnh viện về Bộ. Theo thông tin chị Lại Thị Hưng (ở xã Thành Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) – mẹ bé 15 tháng tuổi, phản ánh với báo chí, khoảng 17h ngày 27/1 phát hiện con chị là Nguyễn Văn Th. (15 tháng tuổi) có biểu hiện sốt và khó thở nên hai vợ chồng chị Hưng đưa đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để cấp cứu. 2 tiếng sau khi đưa con vào phòng cấp cứu, bác sĩ ra thông báo khả năng cháu không qua khỏi và tư vấn người nhà đưa gấp ra Hà Nội. Mặc dù gia đình muốn xem tình trạng của con nhưng bác sĩ không cho mở chăn đang ủ bé. Sau đó, gia đình theo xe cứu thương đến huyện Hoằng Hoá, bác sĩ trên xe thông báo cháu bé quá yếu nên buộc phải đưa vào bệnh viện Đa khoa Hàm Rồng để hô hấp. Tại đây, bác sĩ thông tin rằng cháu tử vong trước đó và xe phải quay về. Cũng theo gia đình, trên đường về nhà, bác sĩ vẫn không cho gia đình bế cháu mà cách ly bé và trùm kín khăn. Đến khoảng 23h cùng ngày, khi đưa cháu về đến nhà, bác sĩ mới cho người nhà bế cháu. Lúc này, khi mở chăn, gia đình thấy cháu có nhiều vết thương ở đầu, mặt, tai. Nghi ngờ con bị bệnh viện làm rơi dẫn đến tử vong trước đó, gia đình chị Hưng đã làm đơn gửi lên cơ quan chức năng nhờ can thiệp, làm rõ. Phía Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cho biết: bệnh nhi Th. vào viện trong tình trạng cấp cứu, bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch và tiên lượng rất xấu. Trong quá trình tiếp nhận cháu Th. ở khoa cấp cứu của bệnh viện và chuyển cháu lên xe cấp cứu để đưa lên tuyến trên, các bác sĩ không phát hiện trên cơ thể cháu có vết thương nào, không có chuyện các nhân viên y tế làm rơi cháu bé khi cháu đến cấp cứu. 

7. Các bác sỹ Bệnh viện Nội Tiết Trung ương phẫu thuật thành công cắt khối u tụy nội tiết hiếm gặp: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 05 tháng 02 năm 2018, Một bệnh nhân đã được các bác sỹ BV Nội tiết Trung ương phẫu thuật thành công khối u tụy nội tiết hiếm gặp. Đây là căn bệnh với tỷ lệ mắc mới là 1/250.000 ca/năm. Bệnh nhân Trần Ngọc Th. (25 tuổi, quê Nam Định), vào viện vì có cơn hạ đường huyết. Từ gần 3 năm nay, bệnh nhân hay mệt mỏi, vã mồ hôi, run chân tay, đặc biệt về buổi sáng. Gần đây tình trạng bệnh nặng hơn, thường xuyên có cơn xỉu trong ngày, thời điểm xa bữa ăn. Bệnh nhân đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không đỡ. Tháng 10 năm 2107, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, được chẩn đoán u tụy nội tiết (Insulinoma), đa u nội tiết (u tuyến yên, u tuyến cận giáp). Bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy u tụy, khối u kích thước 10x10mm, vị trí thân tụy. Tuy nhiên sau phẫu thuật 1 tháng, bệnh nhân vẫn mệt mỏi, hay xuất hiện những cơn xỉu trong ngày, thời điểm xa bữa ăn (buổi sáng). Bệnh nhân tự khắc phục bằng cách uống nước đường, ngậm kẹo, ăn nhiều về đêm dẫn đến người tăng cân, béo phì. Bệnh nhân vào viện được làm các xét nghiệm cơ bản, cắt lớp vi tính ổ bụng, siêu âm nội soi phát hiện còn khối u vùng móc tụy và được mổ lấy u tháng 1/2018 (Khối u vùng móc tụy kích thước 9x9mm, chắc, ranh giới rõ). Ca phẫu thuật diễn ra thành công. Hiện, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn được cháo, đường huyết trong ngày ổn định và đang tiếp tục được chăm sóc và điều trị hậu phẫu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. U tụy nội tiết (Insulinoma) là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống cũng như tính mạng của người bệnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh đa dạng và có thể nhầm lẫn với bệnh lý thần kinh. Một trong những biểu hiện lâm sàng của u tụy nội tiết là hạ đường huyết khi đói (có một số bệnh nhân hạ đường huyết sau ăn). Đây là một bệnh lý nội tiết rất nặng, nếu không được xử lý đúng, kịp thời những cơn hạ đường huyết kéo dài này sẽ làm tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục hệ thần kinh trung ương và gây ra di chứng tâm thần kinh nặng và tàn phế ở trẻ em. Đối với người lớn, hạ đường huyết kéo dài, tái diễn cũng dẫn đến những tổn thương thần kinh khó hồi phục do tổ chức não bị thiếu năng lượng cho hoạt động. Gia đình bệnh nhân đã vô cùng cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Nội tiết Trung ương về sự nhiệt tình và trình độ chuyên môn cao đã giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe.

8. Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh can thiệp thành công cho 2 trẻ sơ sinh bị thoát vị cuống rốn và thoát vị thành bụng bẩm sinh: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 05 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh vừa can thiệp thành công cho hai cháu bé chào đời trong tình trạng nội tạng nằm ngoài thành bụng. Với sự phối hợp liên viện Sản - Nhi đã thực hiện thành công cả 2 ca mổ, đưa nội tạng bệnh nhi về vị trí tự nhiên. Theo thông tin, các bác sỹ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố đã phối hợp với bệnh viện Từ Dũ can thiệp thành công cho 2 trường hợp bệnh nhi bị thoát vị cuống rốn và thoát vị thành bụng. Cả hai trường hợp trên được Bệnh viện Từ Dũ phát hiện vị trí thoát vị bất thường qua siêu âm tiền sản. Trường hợp thứ nhất là bé trai chào đời bằng phương pháp sinh mổ chủ động ở tuần 39 của thai kỳ với cân nặng 3,2kg. Ngay khi chào đời, trên vùng bụng của bé có khối thoát vị ở cuống rốn đường kính 6cm, còn màng bao phủ tạng thoát vị gồm gan và ruột. Những bộ phận của trẻ bị thoát vị vẫn hồng hào, không có biểu hiện bất thường. Trường hợp thứ hai là bé trai có cân nặng 2,6kg được chào đời bằng phương pháp sinh thường. Ngay khi chào đời, bác sĩ ghi nhận toàn bộ ruột non của bé bị thoát vị qua khe hở (khoảng 3cm) ở thành bụng, bộ phận ruột bị thoát vị hồng hào. Ngay sau khi chào đời, cả 2 bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố. Để tránh nguy cơ tạng thoát vị bị nhiễm trùng đe dọa đến sinh mạng bệnh nhi, chỉ sau 5 tiếng chào đời, các bé lần lượt được TS.BS Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố cùng ê kíp thực hiện cuộc phẫu thuật đưa các bộ phận nội tạng trở về vị trí tự nhiên, đồng thời khâu phục hồi thành bụng. 3 ngày sau phẫu thuật, vết mổ đã khô, sức khỏe của cả 2 bệnh nhi đều ổn định. Thoát vị cuống rốn và hở thành bụng là cấp cứu ngoại khoa do một phần ruột và các tạng trong bụng, từ thời kỳ bào thai hoặc chu sinh thoát ra chân cuống rốn hoặc chỗ thành bụng bị hở, ra ngoài ổ bụng. Biến chứng nặng gây mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn ổ bụng, hoại tử phần ruột ở ngoài ổ bụng. Tỷ lệ trẻ bị thoát vị cuống rốn chiếm khoảng 1/6000 trẻ; hở thành bụng khoảng 1/15.000 đến 30.000 trẻ. Để sớm phát hiện, can thiệp kịp thời cho bệnh nhi, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra bác sĩ khuyến cáo chị em phụ nữ cần khám định kỳ trong thời gian mang thai. Thông qua các xét nghiệm, thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh… bác sĩ sẽ phát hiện những bất thường ở trẻ từ đó có phương án hỗ trợ chuyên môn tích cực. Cha mẹ hai bệnh nhi trên đã vô cùng cảm ơn các bác sỹ hai bệnh viện đã can thiệp kịp thời, phục hồi thành bụng cho các bé.

9. Các bác sỹ Bệnh viện Xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật thành công cho bé gái 8 tuổi bị hoại tử chỏm xương đùi: Theo thông tin từ đường dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP.HCM vừa phẫu thuật điều trị hoại tử chỏm xương đùi vô trùng cho bé T.T. (8 tuổi, ngụ tại huyện Cư M'gar, Đăk Lăk). Đây là một căn bệnh nguy hiểm và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp, đau nhức thông thường nên nhiều người dễ bỏ qua. Người nhà cho biết, bé có dáng đi khập khiễng hay than đau chân cách đây đã lâu nhưng cứ nghĩ trẻ nhỏ hiếu động hay chạy nhảy nên bị đau chân, cho đến khi tình trạng ngày càng nặng hơn, nên có đưa bé khám tại phòng khám tư gần nhà nhưng vẫn không khỏi mà tình trạng ngày càng nặng hơn nên đưa bé đến Thành phố Hồ Chí Minh để khám. Qua thăm khám và các kết quả kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ xác định bé bị hoại tử chỏm xương đùi trái vô trùng, kèm theo bán trật khớp háng trái bẩm sinh cần phẫu thuật điều trị, tránh những biến chứng nặng nề sau này. Sau khi được phẫu thuật, tình trạng bé đã ổn định, sẽ tháo bột sau 2 tháng, kèm tập vật lý trị liệu. Bệnh hoại tử chỏm xương đùi ở trẻ em thường dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp, đau nhức thông thường. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân như viêm khớp háng thoáng qua, chấn thương, bệnh về máu, làm cho chỏm xương đùi bị thiếu máu nuôi. Trong đó, nguyên nhân nhiều nhất là viêm khớp háng. Ở giai đoạn 1 sẽ điều trị bảo tồn như: đi không chống chân, có mang nẹp dang háng trong vòng 18 tháng để phòng ngừa hoại tử chỏm. Nhưng nếu chẳng may bị hoại tử chỏm, tùy theo mức độ mà bác sĩ chọn lựa phương pháp điều trị cho trẻ. Đây là bệnh rất ít gặp nên nếu bác sĩ không chuyên về chỉnh hình nhi sẽ rất dễ bỏ sót. Bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy trẻ nhỏ từ lúc biết đi có dáng đi khập khiễng, chân ngắn, teo cơ đùi, đau gối, đau khớp háng, giới hạn cử động như: gập chân, chạy nhảy, đi không được thì gia đình cần cho bé đến khám tại các bệnh viện lớn có đầy đủ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm, không nên để bệnh nặng mới đi kiểm tra vì khi đó khó có thể chữa khỏi, dễ để lại di chứng. Gia đình bé rất cảm ơn các bác sỹ đã phát hiện và phẫu thuật thành công, điều trị hoại tử chỏm xương đùi cho bé, giúp bé phục hồi và đi lại bình thường.

10. Các bác sỹ Bệnh viện Quận 9 phẫu thuật thành công cho bệnh nhân vị dị tật ống não hoàng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Quận 9 đã kịp thời phẫu thuật cho bệnh nhân bị dị tật tồn tại ống noãn hoàng. Bệnh nhân Trần Anh Kh., sinh năm 2003, nhập viện với lỗ rốn liên tục chảy dịch khó chịu. Hai tháng trước, bệnh nhân đã được phẫu thuật ở bệnh viện khác với chẩn đoán nang niệu rốn, vết mổ không lành, liên tục chảy dịch. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện Quận 9 chẩn đoán bệnh nhân Kh., bị nang niệu rốn tái phát do lần trước mổ không hết nên quyết định phẫu thuật nội soi. Sau khi tiến hành nội soi thám sát, bác sĩ phát hiện đây không phải bị nang niệu rốn mà là dị tật tồn tại ống noãn hoàng. Vì vậy, ekip đã cắt đoạn ruột non còn tồn tại ống noãn hoàng và nối lại. Hiện bệnh nhân Trần Anh Kh., ăn uống bình thường, hết rò rỉ dịch vùng rốn và đã xuất viện sau 5 ngày điều trị. Theo các bác sỹ, dị tật tồn tại ống noãn hoàng rất hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh này là dưới <2%, đó là di tích phôi thai nên có nhiều lạc nội mạc (dạ dày, tuy…) nên dễ xảy ra các biến chứng. Nhờ được đầu tư trang thiết bị điều trị cao cấp (máy phẫu thuật nội soi) mà bệnh viện tuyến quận, huyện có thể chẩn đoán và xử lý thành công trường hợp này, qua đó góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, tạo thuận tiện cho người bệnh. GIa đình bệnh nhân đã vô cùng cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Quận 9 kịp thời phát hiện và xử lý thành công cho bệnh nhân.

11. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị sử dụng thành công phương pháp DSA để can thiệp tim mạch: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã tiến hành hai ca phẫu thuật bít dò động mạch cảnh xoang hang trái bằng phương pháp chụp mạch máu kỹ thuật số hóa xóa nền (DSA) đối với hai bệnh nhân trên 60 tuổi cùng ở thành phố Đông Hà. Theo thông tin từ bệnh viện, vgày 01 tháng 02 năm 2018, Đơn nguyên Tim mạch can thiệp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã tiến hành hai ca phẫu thuật bít dò động mạch cảnh xoang hang trái bằng phương pháp chụp mạch máu kỹ thuật số hóa xóa nền (DSA) đối với hai người bệnh là phụ nữ trên 60 tuổi cùng ở thành phố Đông Hà đều bị dò động mạch cảnh xoang hang trái với sự hỗ trợ của bác sỹ chuyên khoa của Đại học Y- dược thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp đầu tiên là bà Hoàng Thị H. , 63 tuổi , vào viện với các triệu chứng đau đầu dai dẳng, ù tai, mờ mắt và người bệnh 61 tuổi là bà Trần Thị D. có tiền sử đau nửa đầu bên trái kéo dài được điều trị nhiều đợt những chưa cải thiện, lần này vào viện vì đau nửa đầu bên trái nhiều, mắt trái xung huyết và đau nhức. Kết quả chẩn đoán hình ảnh bằng chụp CT-Scanner và chụp DSA mạch máu não cho thấy bà H. và bà D. đều mắc chứng bệnh khá hiếm gặp thuộc dạng khó nhất trong nhóm bệnh lý mạch máu não là dò động mạch cảnh xoang hang trái / tăng huyết áp. Sau can thiệp, cả hai người bệnh đều được chụp kiểm tra cho thấy xoang hang trái đã tắc, các coil cố định trong xoang và không thấy trào ngược hố sau. Đồng thời, việc thông nối từ tĩnh mạch vào nội sọ đã đưa dẫn lưu tĩnh mạch trong não của người bệnh trở về tốt, giúp người bệnh sớm ổn định và phục hồi sức khỏe. Như vậy với sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ của Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, trình độ chuyên môn của các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã không ngừng được nâng lên. Bệnh viện đã có thể cung cấp các dịch vụ y tế kỹ thuật cao cho người bệnh. Người dân rất vui mừng và tin tưởng Bệnh viện.

12. Các bác sỹ Khoa Cấp cứu Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nội soi gắp dị vật thực quản: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 10 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ khoa Cấp cứu Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bọ hóc xương vịt trong thực quản. Theo thông tin từ bệnh viện, bệnh viện vừa nội soi cấp cứu gắp dị vật là miếng xương vịt trong thực quản bệnh nhân Trần Thị H. (SN 1956; ngụ quận Ô Môn, TP Cần Thơ). Trước đó, trưa cùng ngày, sau khi ăn cơm với thức ăn là thịt vịt, bà H. bị hóc xương vùng cổ. Người nhà đưa bệnh nhân đến một bệnh viện ở TP Cần Thơ nội soi nhưng không gắp được dị vật nên chuyển sang Khoa Cấp cứu tổng hợp của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tình trạng lúc nhập viện bệnh nhân tỉnh nhưng nuốt đau, khó nuốt, cảm giác nghẹn thở... Bệnh nhân được chụp X quang vùng cổ, ngực thấy dị vật cản quang. Được chẩn đoán dị vật vùng cổ nghi hóc xương vịt. Bệnh đã được Ê-kíp trực cấp cứu gồm bác sĩ Nguyễn Anh Kiệt và kỹ thuật viên Nguyễn Hoàng Nam nội soi gắp dị vật là miếng xương dài khoảng 4 cm. Sau gắp xương, bệnh nhân khỏe, nuốt giảm đau, cảm giác dễ chịu; mạch, huyết áp, hô hấp ổn định. Hiện bệnh nhân bị hóc xương vịt đang được theo dõi tại Khoa Cấp cứu tổng hợp của bệnh viện và dự kiến ra viện trong vài giờ sau. Gia đình bệnh nhân đã vô cùng vui mừng, cảm ơn các bác sỹ khoa Cấp cứu Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã kịp thời cấp cứu cho bệnh nhân.

13. Các bác sỹ Bệnh diện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cấp cứu thành công cho bệnh nhân vị dò thực quản – phế quản: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 11 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đã cấp cứu thành công cho một bệnh nhân bị căn bệnh hiếm gặp, đó là dò thực quản - phế quản, lỗ dò gây ra một đường thông giữa thực quản qua phế quản làm người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống…Bệnh nhân là ông P.V.B., sinh năm 1967, ngụ huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, liên tục khoảng  1 tháng nay, ông thường xuyên bị nuốt nghẹn ngay cả khi ăn đồ ăn loãng, đồng thời bị ho nhiều, khó thở, bị sốt cao… nên gia đình đưa ông đến nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Sau khi các bác sĩ tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp MSCT ngực, phát hiện một lỗ dò thực quản - phế quản gốc trái. Lỗ dò làm thức ăn từ thực quản lạc qua phế quản đi xuống phổi, gây ho và viêm phổi. Trước tình hình trên, các bác sĩ đã tiến hành đặt stent thực quản, giúp làm thông chổ hẹp và bịt kín lỗ dò, kết hợp điều trị kháng sinh. Sau khi đặt Stent và điều trị, hiện nay ông P.V.B. đã ăn uống bình thường. Theo Bác sĩ Phạm Hữu Dũng, Phó Khoa Tiêu hóa thuộc Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long nhận định: Đây là căn bệnh hiếm gặp, nếu không phát hiện, bệnh có thể gây suy hô hấp, viêm phổi dẫn đến tử vong. Nguyên nhân dò thực quản – phế quản có thể do ung thư thực quản, phế quản, chấn thương do dị vật hoặc do viêm nhiễm. Để điều trị, có thể mổ hở hoặc đặt Stent. So với mổ hở, phương pháp đặt Stent nhẹ nhàng, an toàn, ít biến chứng, bệnh nhân có thể ăn uống sớm, thời gian nằm viện ngắn. GIa đình bệnh nhân rất cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đã kịp thời phát hiện nguyên nhân gây bệnh và xử lý thành công cản bệnh.

14. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Quảng Trị thực hiện thành công việc bít dò động mạch cảnh xoang hang trái: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 10 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị vừa tiến hành ca phẫu thuật bít dò động mạch cảnh xoang hang trái bằng phương pháp chụp mạch máu kỹ thuật số hóa xóa nền (DSA). Với sự hỗ trợ của của bác sĩ chuyên khoa của Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị dò động mạch cảnh xoang trái. Bệnh nhân là bà Hoàng Thị H. (63 tuổi, trú tại thành phố Đông Hà, Quảng Trị) vào viện với các triệu chứng: đau đầu dai dẳng, ù tai, mờ mắt. Kết quả chẩn đoán hình ảnh bằng chụp CT-Scanner và chụp DSA mạch máu não cho thấy: hai bệnh nhân đều mắc chứng bệnh trong nhóm bệnh lý mạch máu não là dò động mạch cảnh xoang hang trái/tăng huyết áp. Nhờ được can thiệp kịp thời cùng sự hỗ trợ của các bác sĩ tuyến trên, cả hai bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công bít dò động mạch cảnh xoang hang trái. Đồng thời, việc thông nối từ tĩnh mạch vào nội sọ đã đưa dẫn lưu tĩnh mạch trong não của người bệnh trở về tốt, giúp người bệnh sớm ổn định và phục hồi sức khỏe. Gia đình bệnh nhân rất cảm ơn các bác sỹ đã phát hiện và cứu chữa cho bệnh nhân.

15. Sở Y tế tỉnh Kon Tum kỷ luật 10 nhân viên y tế sai sót trong thái độ phục vụ, giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 11 tháng 02 năm 2018, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã yêu cầu 10 nhân viên ytees kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục sai sót, chấn chỉnh thái độ phục vụ, giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của VOV về sự tắc trách dẫn đến bệnh nhân A Thiết (35 tuổi), trú tại thôn 1, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum tử vong sau 8 ngày điều trị tại Phân khu điều trị 2, thuộc Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã thành lập Đoàn kiểm tra và chính thức có hình thức xử lý kỷ luật đối với 10 cán bộ, nhân viên y tế liên quan. Đó là bác sĩ Huỳnh Ngọc Bích, người trực tiếp chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân A Thiết phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo đồng thời luân chuyển từ Phân khu điều trị 2 về công tác tại Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai; Kỷ luật hình thức khiển trách đối với 4 nhân viên: Ngô Thị Lâm Dung, Bùi Thị Hạnh, Nguyễn Thanh Tấn, Hà Thị Yến; phê bình 5 cán bộ, nhân viên, gồm: Võ Văn Quang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai; A Nhung, Trưởng Phòng Kế hoạch- Nghiệp vụ; Hoàng Hữu Tùng, Phục trách Phòng Tổ chức- Hành chính và hai nhân viên Hà Thị Mỹ Hạnh, Đinh Thị Hồng Liên. Cùng với các hình thức kỷ luật đối với từng cá nhân liên quan đến vụ việc, Sở Y tế tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục sai sót, chấn chỉnh thái độ phục vụ, giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; tiến hành đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại Phân khu điều trị 2. Đối với chị Y Nạc, vợ bệnh nhân A Thiết, Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai hợp đồng làm công tác chuyên trách sốt rét tại điểm xã Ia Đal với mức lương 2.780.000 đồng/ tháng để giảm bớt khó khăn cho gia đình. Theo thông tin trrước đó vào tháng 1/2018, VOV có hai phản ánh về sự tắc trách của một số cán bộ, nhân viên y tế Phân khu điều trị 2, thuộc Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum khiến bệnh nhân A Thiết, (35 tuổi), trú tại thôn 01, xã Ia Đal tử vong sau 8 ngày điều trị tại cơ sở y tế này mà không rõ nguyên nhân. Kết quả kiểm tra, xác minh sau đó của Sở Y tế tỉnh Kon Tum cũng đã khẳng định có nhiều thiếu sót trong quá trình điều trị cho bệnh nhân A Thiết, như: có điều trị sốt rét cho bệnh nhân nhưng không thể hiện trong bệnh án; tiên lượng mức độ nặng của bệnh nhân chưa chính xác nên chuyển tuyến cấp cứu muộn; sai sót trong quy trình xét nghiệm; thái độ trong giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thiếu chuẩn mực. Người dân rất đồng tình với việc xử lý này của Sở Y tế tỉnh Kon Tum.

16. Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hứu Nghị Việt Đức nỗ lực cứu chữa cho bác sỹ nội trú mắc bệnh ung thư: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc số 921/BYT-TT-KT về việc tập trung mọi nỗ lực cứu chữa, hỗ trợ quan tâm, chăm lo cho gia đình bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh - cựu bác sĩ nội trú mắc bệnh ung thư, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Qua thông tin của các bác sĩ nội trú khớp phản ánh về trường hợp bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh hiện đang công tác tại khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai mắc ung thư tuyến thượng thận bị di căn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bộ trưởng Bộ Y tế đang đi công tác tại miền Nam đã có ý kiến chỉ đạo giao cho Bệnh viện Việt Đức tập trung mọi nỗ lực để phẫu thuật cứu chữa cho bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh. Giao cho Bệnh viện Bạch Mai quan tâm, chăm lo, hỗ trợ cho gia đình bác sĩ Hạnh. Cá nhân Bộ trưởng Bộ Y tế trước mắt ủng hộ cho gia đình bác sĩ Hạnh 5 triệu đồng để đón Tết. Được biết, BS. Nguyễn Thị Hạnh là một bác sĩ trẻ, sinh năm 1985, tốt nghiệp bằng giỏi lớp bác sĩ nội trú và được Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận vào làm việc. Hiện BS. Hạnh đã lập gia đình và có 2 con nhỏ, với đồng lương của cán bộ viên chức đủ lo cho gia đình nhỏ của mình và phụ dưỡng bố mẹ già hai bên nội ngoại ở quê nhà. BS. Hạnh phát hiện ung thư tháng 12 năm 2015; tháng 1 vừa qua, phát hiện di căn ổ bụng và phổi. Trong sáng ngày 12 tháng 02 năm 2018, BS. Hạnh được tiến hành mổ khối u di căn. Với nghị lực và tinh thần thép, BS. Hạnh đã kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư trong thời gian vừa qua. Chị đã cố giấu đi những lo lắng và sợ hãi, vẫn bình tĩnh khám bệnh và chữa bệnh cho những bệnh nhân mà chị phụ trách để cho các bệnh nhân được về quê ăn Tết, đoàn tụ với gia đình. Các bệnh nhân vô cùng biết ơn và khâm phục tinh thần, nghị lực của chị.

17. Các bác sỹ Bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ đã cứu sống sản phụ mắc hội chứng Hellp rất nặng: theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 13 tháng 02 năm 2018, tức ngày 28 Tết, các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ đã cứu sống sản phụ Nguyễn Thị T. (38 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), mắc hội chứng Hellp rất nặng. Thông tin cho biết, lúc 12h50, ngày 12-2 (27 Tết), sản phụ T. được Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu chuyển đến Bệnh viện phụ sản Cần Thơ, trong tình trạng thai lần 3 khoảng 28 tuần tuổi, mờ mắt, huyết áp cao, suy gan, suy thận, tán huyết, rối loạn đông máu và suy thai cấp. Qua thăm khám và tiến hành xét nghiệm, các bác sỹ (BS) Khoa Cấp cứu BVPS TP Cần Thơ, phát hiện sản phụ tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu và suy thai cấp nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con. Xác định đây là trường hợp mang thai có biến chứng Hellp rất nặng, đe doạ tính mạng bệnh nhân, các BS nhanh chóng tiến hành hội chẩn viện và liên viện khẩn cấp với các BS chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, gồm: BSCKII Quách Hoàng Bảy, BSCKII Nguyễn Thị Thúy Ái, BSCKII Huỳnh Thanh Liêm và Ths-BS Phạm Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học Cần Thơ đề ra biện pháp xử trí kịp thời. Sản phụ nhanh chóng được chuyển đến phòng mổ cấp cứu với chẩn đoán: Hội chứng Hellp (sự kết hợp của tan máu, tăng men gan và giảm tiểu cầu), con lần 3, thai 28 tuần tuổi, chuyển dạ, biến chứng suy thai và được xử trí hồi sức tích cực, truyền tiểu cầu, hạ huyết áp và mổ lấy thai. Cuộc phẫu thuật lấy thai được tiến hành vào lúc 13h38 cùng ngày 12 tháng 02 năm 2018, với sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của ekip phẫu thuật. Ca phẫu thuật thành công sau hơn 1 giờ phẫu thuật lấy thai và cứu sống được 2 mẹ con. Bé trai chào đời nặng 1.200 gram, bé được chăm sóc, theo dõi tiếp tại Khoa Sơ sinh. Trong suốt quá trình điều trị, do có rối loạn đông máu, sản phụ T. đã được truyền 5 đơn vị tiểu cầu. Với sự cố gắng và hướng xử trí tích cực, kịp thời của các BS, sản phụ T. đã qua cơn nguy kịch. Hiện, chị T. có dấu hiệu phục hồi và đang được theo dõi tại Khoa Phẫu thuật gây mê - Hồi sức tích cực - Chống độc. BSCKI Nguyễn Hà Ngọc Uyên, Trưởng khoa Cấp cứu cho biết, hội chứng Hellp là một biến chứng sản khoa nguy hiểm của bệnh lý tiền sản giật. Hội chứng gồm ba triệu chứng là tán huyết, tăng men gan và tiểu cầu thấp. Bệnh thường diễn tiến nhanh, nặng, đe dọa tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. Chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời làm cải thiện đáng kể bệnh suất và tử suất. Gia đình sản phụ vô cùng biết ơn các bác sỹ đã kịp thời cứu sống cả mẹ và con sản phụ, đặc biệt là thời gian này sát Tết âm lịch. Họ nói rằng đây là niềm hạnh phúc và tin vui đối với gia đình sản phụ.

18. Các bác sỹ Bệnh viện Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh điều trị cho ca bỏng nặng do pô xe máy: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 13 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh vừa tiến hành điều trị cho ca bị bỏng pô xe máy nặng dẫn đến hoại tử xương và cơ. Theo thông tin, bệnh nhân là anh Nguyễn Công Đ. (49 tuổi), quê ở Đồng Tháp, bị tai nạn, khi anh đang đi chở hàng, do xe khá cồng kềnh nên bị ngã, ống pô đè lên chân đến 5 phút. Do xe khá nặng nên không thể nào rút chân ra khỏi ống pô ngay. Khi người dân xung quanh dỡ ra thì anhi thấy tê buốt, không còn cảm giác gì ở chân nữa. Anh Đ. được đưa đến trạm y tế gần đó cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên được chuyển lên Bệnh viện Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh ngay sau đó. Bác sĩ điều trị cho anh Đ. cho biết khi đến bệnh viện, anh Đ. đã bị hoại tử toàn bộ mặt ngoài chân sâu đến xương. Anh Đ. đã được cắt vùng mô hoại tử và phần xương chết, cân cơ mạch máu vùng mu bàn chân nhưng vẫn chưa hết hoại tử. Thời gian tới, anh Đ. còn phải trải qua ghép da để che vết thương mu bàn chân nhưng chưa nói trước khi nào sẽ hồi phục vì phẫu thuật khá phức tạp. Theo bác sĩ, pô xe khi hoạt động có nhiệt độ rất cao. Thông thường, khi chạm ống pô, nạn nhân sẽ rút ra ngay nhưng trường hợp anh Đ. bị ống pô ép quá lâu nên dẫn đến hoại tử rất nặng. Vết thương sẽ khiến bệnh nhân rất đau đớn, không thể đi đứng được, thậm chí vệ sinh cá nhân phải ở tại chỗ. Gia đình bệnh nhân rất khó khăn. Bệnh nhân là lao động chính trong nhà, con còn nhỏ, phải nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình. Bác sĩ khuyến cáo bỏng pô xe rất lâu lành dù là diện tích nhỏ vì thường gây tổn thương sâu. Nếu không biết cách sơ cứu có thể phải mất đến 3-4 tháng điều trị. và rất tốn kém.

19. Nhân viên 115 thánh phố Hồ Chí Minh kịp thời cấp cứu bệnh nhân ở sâu trong ngõ hẹp: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, các nhân viên Trung tâm Cấp cứu 115 thành phố Hồ Chí Minh vừa kịp thời cấp cứu cho một bệnh nhân 85 tuổi bị ngã gãy xương trong hoàn cảnh rất đặc biệt, nhà bệnh nhân ở sâu trong ngõ hẹp, đường cầu thang rất khó đi, chưa kẻ đến việc di chuyển bệnh nhân, nhưng các nhân viên cấp cứu đã khéo léo di chuyển bệnh nhân, không để bệnh nhân bị đau và làm sao phải nhanh nhất đưa bệnh nhân đến Bệnh viện. Theo thông tin phản ánh, khoảng 23 giờ ngày 13-2 (tức 28 Tết), Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM nhận được điện thoại báo cụ bà NTH, 85 tuổi, ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, bị té gãy xương. Lập tức, tổ cấp cứu gồm y sĩ Nguyễn Quang Minh (phụ trách) và hai điều dưỡng Vũ Hoàng Quốc Dư, Bùi Thị Bích Ngọc nhanh chóng lên xe do anh Võ Lâm Khai Nguyên điều khiển. Do cận Tết, lượng người về quê khá đông nên đường xá thông thoáng. Vì vậy chưa độ năm phút, tổ cấp cứu đã có mặt tại nhà bà H. và bắt tay vào việc. Sau khi thăm khám, y sĩ Minh quyết định chuyển bà H. tới bệnh viện (BV) điều trị. Ngặt nỗi cầu thang quá hẹp, chỉ khoảng 50 cm nên không thể đưa băng ca lên. Y sĩ Minh đề nghị gia đình bà H. tìm thêm người trợ giúp. Sau khi đủ năm người, bà H. được đặt lên tấm mền. Tiếp theo, hai thanh niên một bên, tổ cấp cứu ba người một bên nâng bà H. lên và chuẩn bị di chuyển xuống lầu. Khi đưa bà H. xuống cầu thang, hai thanh niên mỗi người một đầu nắm chặt tấm mền. Ba nhân viên cấp cứu 115 đứng nép một bên vừa di chuyển từng bước vừa nắm chặt hai mép tấm mền để kìm chặt bà H. Cuối cùng, bà H cũng được chuyển khỏi nhà an toàn. Bà H. được đưa lên xe cấp cứu để chuyển tới BV Đa khoa Sài Gòn (quận 1) điều trị. Trò chuyện với phóng viên, y sĩ Minh cho biết mọi người cứ tưởng nhân viên cấp cứu 115 chỉ có nhiệm vụ sơ cứu, cấp cứu bệnh nhân. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Đa phần bệnh nhân sau khi được sơ cứu, cấp cứu buộc phải chuyển tới BV điều trị. “Nếu nhà bệnh nhân rộng rãi thì dễ dàng đưa băng ca vào. Tuy nhiên nếu nhà chật hẹp, bệnh nhân lại ít người thân thì buộc nhân viên cấp cứu 115 phải đưa bệnh nhân ra khỏi nhà rồi chuyển đi BV” – y sĩ Minh nói. Theo y sĩ Minh, không ít bệnh nhân sống trong nhà có cầu thang xoắn ốc hoặc cầu thang gỗ cũ mục. Do vậy, khi di chuyển bệnh nhân phải hết sức cẩn thận để không làm đau và tuyệt đối đảm bảo an toàn. “Nam còn đỡ, dù sao sức lực cũng tốt hơn. Chứ nhiều chị em cấp cứu 115 khi đưa bệnh nhân ra khỏi nhà đôi khi thở không ra hơi, mồ hôi đẫm áo. Tuy nhiên vì trách nhiệm công việc nên không ai thở than” – y sĩ Minh chia sẻ. Hành động khẩn trương, tận tình và xử lý kịp thời của nhân viên cấp cứu đã được người nhà bệnh nhân khen ngợi và cảm ơn.

20. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân vị phù mạch bằng phương pháp siêu vi phẫu: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 5/2/2018, các bác sỹ khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca phẫu thuật tạo cầu nối bạch mạch – tĩnh mạch trong điều trị bệnh lý phù bạch mạch bằng kỹ thuật siêu vi phẫu. Theo bác sĩ Vũ Trung Trực – Phó trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ: “Đây là trường hợp bệnh nhân nữ 32 tuổi, quê ở một tỉnh thuộc Tây Nguyên, phát hiện chân phải to dần lên trong nhiều năm gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và thẩm mỹ của bệnh nhân, đi lại và mặc quần áo khó khăn. Bệnh nhân đã đi khám và điều trị ở nhiều bệnh viện lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhưng không thực sự hiệu quả. Khi đến khám tại bệnh viện Việt Đức, kích thước chu vi vùng đùi và cẳng chân bên phải lớn hơn 50% so với chân trái. Qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán sơ bộ bệnh nhân mắc hội chứng phù bạch mạch ở giai đoạn 3, tức là chân bị ảnh hưởng có kích thước to hơn rõ rệt so với chân lành”. Hệ thống mạch bạch huyết là hệ mạch rất nhỏ và mỏng có nhiệm vụ thu hồi dịch từ khoảng gian bào để đưa về hệ thống tuần hoàn chung, áp lực trong hệ bạch huyết luôn thấp hơn áp lực trong lòng tĩnh mạch. Nguyên nhân của tình trạng phù bạch mạch có thể do bất thường hệ thống bạch huyết bẩm sinh hay mắc phải do chấn thương, phẫu thuật hay một nguyên nhân khá thường gặp hiện nay là sau xạ trị vào vùng nách (sau phẫu thuật ung thư vú). Ở giai đoạn sớm, chi có thể to lên không thường xuyên và có thể điều trị hiệu quả với phương pháp đơn giản như băng chun. Nếu tình trạng ngày càng nặng lên, áp lực trong lòng hệ bạch huyết ngày càng cao thậm chí cao hơn áp lực trong lòng tĩnh mạch, hiện tượng phù tổ chức ngày càng tăng lên dẫn đến tăng kích thước chi thể, rối loạn dinh dưỡng, ở mức độ nặng sẽ gây loét và tàn phế.  “Ở giai đoạn này, các phương pháp điều trị bảo tồn như băng chun và phẫu thuật kinh điển như cắt bỏ tổ chức dưới da, hút mỡ… không thể giải quyết triệt để tình trạng bệnh và để lại nhiều di chứng. Các bác sỹ đã hội chẩn và quyết định điều trị bằng kỹ thuật siêu vi phẫuđồng thời với cắt bớt một phần khối lớn vùng mặt trong đùi. Theo đó, kỹ thuật siêu vi phẫu  (supermicrosurgery) sẽ được ứng dụng để tạo các cầu nối dẫn lưu dịch bạch huyết từ bạch mạch vào tĩnh mạch (lymphaticovenous anastomosis). Đây là một kỹ thuật khó vì thành bạch mạch rất mỏng, không màu và kích thước mạch bạch huyết ở vùng cẳng chân chỉ từ 0,1 đến 0,4 mm đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật vi phẫu có kinh nghiệm, sự tập trung cao độ và trang thiết bị hiện đại như kính hiển vi, dụng cụ, chỉ vi phẫu 11/0 với kích thước chỉ khoảng 1/5 sợi tóc” – bác sĩ Vũ Trung Trực cho biết. Bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện về nhà đi lại bình thường, hiệu quả của phẫu thuật cần được theo dõi và đánh giá một thời gian dài sau phẫu thuật. Gia đình bệnh nhân và bệnh nhân vô cùng cảm ơn các bác sỹ.

21. Bác sỹ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh cứu bàn tay bị dập nát của bệnh nhân sau đốt pháo: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 14 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh vừa cấp cứu một bệnh nhân đốt pháp bị dập nát bàn tay. Đó là anh N.V.S (19 tuổi, ngụ Di Linh, Lâm Đồng) do Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng 2 chuyển đến trong tình trạng dập nát bàn tay trái lộ xương, trật hở khớp bàn ngón 1, gãy xương đốt gần ngón 3 do bị pháo nổ. Theo người nhà bệnh nhân, ngày 13 tháng 02 năm 2018, anh S. đi ăn tất niên, uống rượt say xỉn, được người bạn đưa cho trái pháo bảo đốt chơi. Anh cầm trên tay đốt và pháo phát nổ, bàn tay bị dập nát. Tại BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, các bác sĩ cho biết cơ và mô bàn tay trái bệnh nhân bị dập nát nhiều, tái nhợt, đứt 2 động mạch, mất da nhiều nơi cả bàn tay. Các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc vết thương, mô hoại tử, khâu đính cơ; nắn trật khớp ngón một và xuyên kim răng cố định, khâu bao khớp; khâu vết thương các ngón; băng và nẹp bột cẳng bằng tay cho bệnh nhân. Theo các bác sĩ tiên lượng thì ngón 1 của bệnh nhân có khả năng bị hoại tử. Bệnh nhân cảm ơn các bác sỹ đã áp dụng các kỹ thuật để cứu tối đa bàn tay cho bệnh nhân.

22. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh cứu sống bệnh nhân bị vỡ buồng tim: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 14 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Xuyên Á thành phố Hồ Chí Minh vừa thành công trong việc cứu sống bệnh nhân bị chấn thương ngực, vỡ bường tim. Theo lời của người nhà, trước đó anh T. bị trượt té, ngã tại nhà nhưng không thấy bị chấn thương bên ngoài. Tuy nhiên, ngay sau đó, anh T. cảm thấy khó thở, đau ngực dữ dội, da xanh, mạch nhanh, huyết áp tụt nên lập tức được đưa đi cấp cứu. Tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy mặc dù trên thành ngực của bệnh nhân hoàn toàn không có tổn thương xây xát hay tổn thương khung xương thành ngực, nhưng bệnh nhân có hội chứng chèn ép tim rõ, kèm theo hình ảnh cận lâm sàng (siêu âm tim, CT- Scan lồng ngực) có hình ảnh dịch màng ngoài tim nhiều gây đè xẹp thất phải. Các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân vị ép tim cấp, khả năng tổn thương tim. Bệnh nhân và gia đình được tư vấn là cần tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Gia đình và bệnh nhân đã đồng ý, ca phẫu thuật được tiến hành ngay sau đó. Trong lúc mổ, các bác sĩ phát hiện buồng nhĩ phải bị rách chảy máu và bầm dập nhiều ở ngay trên rãnh nhĩ thất phải. Các bác sĩ tiến hành khâu các tổn thương. Hiện tại, tình trạng huyết động của bệnh nhân hoàn toàn ổn định, dẫn lưu ngực không còn chảy máu, bệnh nhân hồi phục tốt. Theo các bác sĩ, chấn thương ngực kín là một thử thách lâm sàng cả về chẩn đoán và điều trị, đặc biệt khi có đi kèm tổn thương tim. Chấn thương tim không phải lúc nào cũng dễ chẩn đoán cho đến khi mở ngực. Xử trí tổn thương cũng rất phức tạp – từ đặt dẫn lưu đơn thuần, khâu vết thương tim đơn thuần hoặc đôi khi cần đến máy tim phổi nhân tạo hỗ trợ và thậm chí những tổn thương rách quá phức tạp gây tử vong ngay trên bàn mổ. Tỷ lệ vỡ buồng tim rất hiếm gặp, tuy nhiên tỷ lệ tử vong rất cao (60% - 96%) và phần lớn bệnh nhân không sống được để kịp đến bệnh viện. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, đối với những trường hợp bệnh nhân bị những chấn thương ngực do tai nạn sinh hoạt hay tai nạn giao thông nên đến ngay các bệnh viện lớn có chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, có trang thiết bị hiện đại để thăm khám nhằm tránh bỏ sót những tổn thương mà lẽ ra nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể cứu chữa được. Bệnh nhân và gia đình vô cùng cảm ơn các bác sỹ đã kịp thời cứu sống bệnh nhân.

23. Bệnh viện tư nhân huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh nội soi gắp chiếc đinh dài hần 3cm cho bệnh nhi 2 tuổi: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 15 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ bệnh viện tư nhân ở huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh vừa phẫu thuật nội soi cho bé trai gần hai tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh, lấy ra cây đinh dài 3 cm. Theo người nhà cháu bé, bé P. được người nhà đưa đến Bênh viện nói trên trong tình trạng đau bụng dữ dội. Người nhà cho biết khi phát hiện trong những món đồ chơi thiếu… cây đinh nên nghi ngờ bé P. đã nuốt. Do vậy, gia đình nhanh chóng đưa bé tới Bệnh viện. Tại đây, bé P. được khám lâm sàng và chụp X-quang. Kết quả cho thấy một cây đinh nằm ở khung tá tràng. Sau khi hội chẩn nhanh giữa các chuyên khoa, bé P. được chuyển ngay đến phòng mổ. Các bác sỹ đã nội soi và gắp được chiếc đinh dài 3cm mắc ở tá tràng. Qua trường hợp này, BS khuyên cha mẹ hãy thận trọng với những món đồ chơi của các bé. Đặc biệt đồ chơi nhỏ, sắc, nhọn mà bé có thể đưa vào miệng và nuốt như đinh, đồng xu, kim băng, kể cả trái cây có hạt như nhãn, mãng cầu... BS còn lưu ý các dị vật nói trên sẽ gây nguy cơ tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất huyết hoặc nặng hơn có thể gây thủng ruột phải phẫu thuật cấp cứu.Rủi ro hơn, các dị vật nói trên có thể lọt vào đường thở gây suy hô hấp, đe dọa đến tính mạng.BS khuyến cáo “trẻ càng nhỏ thì đồ chơi phải càng lớn”. Gia đình cháu bé rất cảm ơn các bác sỹ bệnh viện này, tuy là bệnh viện tư nhân ở tuyến huyện nhưng đã có đầy đủ trang thiết bị và tay nghề của các bác sỹ khá cao nên đã xử lý nhanh chóng trường hợp của cháu P.

24. Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cấp cứu một bệnh nhân vị hôn mê sâu do ăn tiết canh lợn: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 19 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu hôm qua tiếp nhận một bệnh nhân trong trạng thái hôn mê sâu, trên mặt xuất hiện những mảng tím và suy hô hấp. Bác sỹ Phan Văn Dinh, trực cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết: Bệnh nhân là Vàng Văn Tả (SN1984, ở bản Lang, xã Bản Lang, huyện biên giới Phong Thổ). Người nhà cho biết, ngày 30 Tết, gia đình có mổ lợn, đánh tiết canh để anh em cùng ăn, trong đó có Vàng Văn Tả. Sau đó, anh Tả có biểu hiện sốt nhẹ, khó thở, gia đình nghĩ do thay đổi thời tiết bị cảm cúm. Ngày 17/2 (mùng 2 Tết), bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, nôn khan, đi ngoài, người mệt mỏi. Sáng 18/2 (mùng 3 Tết), người nhà phát hiện bệnh nhân đã hôn mê, trên mặt, cánh tay xuất hiện những mảng bầm tím, lập tức đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bệnh nhân nhập viện trong trạng thái hôn mê, suy hô hấp, mạch nhanh, huyết áp tụt. Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sỹ Khoa Truyền nhiễm đã truyền dịch nâng huyết áp, dùng kháng sinh, áp dụng phác đồ điều trị tích cực. Chẩn đoán ban đầu dựa trên tiền sử bệnh nhân có ăn tiết canh sống, các bác sỹ nghi bị nhiễm khuẩn qua thức ăn. Tiên lượng bệnh nhân có những diễn biến xấu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã hội chẩn, làm các thủ tục để chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tiếp tục điều trị. Theo tập quán lâu đời ở miền núi, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thường mổ lợn, đánh tiết canh để ăn vào dịp lễ Tết.  

25. Số nạn nhân tai nạn giao thông trong 5 ngày Tết khiến các bác sỹ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai mất Tết: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, Từ ngày 30 đến mùng 4 Tết, cả nước ghi nhận gần 24.000 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông; số cấp cứu do đánh nhau tiếp tục gia tăng với gần 2.800 ca. Tại các Bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội cũng cho thấy số vụ tai nạn giao thông  liên quan đến rượu, bia vẫn ở mức cao. Tại BV Việt Đức, nếu như từ ngày 29 đến mùng 2 Tết Mậu Tuất, mỗi ngày BV tiếp nhận từ 50 ca đến hơn 70 ca nhập viện do TNGT thì vào mùng 3 Tết, con số này tăng đột biến, với 126 trường hợp, gấp 2,5 lần so với ngày 30, mùng 1 Tết. Đến cuối buổi sáng mùng 4 Tết (ngày 19-2), đã có hàng chục ca TNGT được chuyển vào BV này cấp cứu. Theo các bác sĩ, số trường hợp tử vong và chấn thương sọ não do TNGT gia tăng trong những ngày qua, chủ yếu liên quan đến uống rượu, bia và không đội mũ bảo hiểm. Dù đang trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán nhưng BV Việt Đức phải huy động tối đa y, bác sĩ, thiết bị điều trị để mỗi ngày phẫu thuật hơn 40 bệnh nhân chấn thương nặng. Các kíp trực đều quay cuồng với công việc cấp cứu, phân loại bệnh nhân để chuyển bớt những người bị chấn thương nhẹ đến các BV khác, tránh tình trạng quá tải. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, Khoa Phẫu thuật - Tạo hình hàm mặt BV Việt Đức, cho biết cấp cứu những trường hợp TNGT do uống rượu, bia rất vất vả bởi khi nhập viện, bệnh nhân thường kích thích, bất hợp tác. Hơn nữa, bệnh nhân uống rượu có tình trạng tổn thương não cũng khiến bác sĩ khó xác định là do nguyên nhân về sọ não hay vì lý do khác. Thông thường, các bác sĩ phải chờ 1-2 ngày để bệnh nhân tỉnh cơn rượu mới xác định được chính xác nguyên nhân do đâu. Tương tự, tại khoa cấp cứu BV Bạch Mai, chỉ trong 3 ngày qua cũng tiếp nhận gần 400 bệnh nhân. Sau khi cấp cứu, các kíp trực nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến các chuyên khoa trong BV hoặc chuyển tới BV lân cận để giảm tải. Trong số hàng trăm bệnh nhân nặng đang điều trị tại BV Bạch Mai, chủ yếu là do lạm dụng rượu, bia dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy cấp, men gan tăng cao và xơ gan.  Bác sĩ Hoàng Nam, Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai, cho biết lượng bệnh nhân dịp cận Tết và trong Tết đông hơn hẳn ngày thường và tình trạng bệnh cũng nặng hơn. Hầu hết bệnh nhân nhập viện trong những ngày Tết đều có bệnh lý phải lên khoa tiêu hóa hoặc liên quan đến rượu và chấn thương do tai nạn.

26. Có 218.131 bệnh nhân được khám, cấp cứu trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất:  Đó là số liệu được thống kê của 1300 bệnh viện qua Đường Dây nóng Bộ Y tế. Theo thông tin, trong 6 ngày nghỉ Tết nguyên đán tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ; thực hiện khám, cấp cứu cho 218.131 trường hợp, nhập viện điều trị nội trú 142.942 trường hợp, chuyển viện 12.190 trường hợp, thực hiện 14.079 ca phẫu thuật, trong đó 405 trường hợp phẫu thuật chấn thương sọ não (do các nguyên nhân). Các cơ sở y tế thực hiện đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón thêm 19.062 trẻ chào đời và làm thủ tục xuất viện cho 103.545 người bệnh được điều trị khỏi về nhà ăn Tết; vận chuyển 5.572 lượt người bệnh bằng xe cấp cứu của bệnh viện. Đến 7 giờ ngày 20 tháng 02 năm 2018, tổng số người bệnh còn lại tại các cơ sở khám chữa bệnh là 107.721 người bệnh. Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong 6 ngày Tết Nguyên đán tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 37.376 trường hợp, không tăng so với 6 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017; 197 trường hợp đến khám, cấp cứu do pháo nổ, tăng 28,4% so với Tết Đinh Dậu 2017, không có ca tử vong; tổng số ca đến cấp cứu do đánh nhau đến khám là 4.184 trường hợp giảm 19,2% so với 6 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017, nhưng số ca phải nhập viện điều trị nội trú là 2.773 trường hợp, tăng 14,6 so với 6 ngày Tết Đinh Dậu; có 559 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên; 13 trường hợp tử vong bằng ½ so với 27 ca trong 6 ngày Tết năm trước; tổng số ca khám rối loạn tiêu hoá là 3.075 trường hợp, trong đó 810 trường hợp là ngộ độc (say) rượu (chiếm 26,3 %), ghi nhận 468 trường hợp do ngộ độc thức ăn tự chế biến, chưa phát hiện vụ ngộ độc thực phẩm. Số nạn nhân tai nạn giao thông được đưa vào các bệnh viện cấp cứu cũng tăng cao. Tại Bệnh viện Việt Đức, từ ngày 29 đến mùng 2 Tết, mỗi ngày Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) tiếp nhận từ 50 đến 73 ca nhập viện do tai nạn giao thông thì ngày mùng 3 Tết tăng đột biến với 126 trường hợp (cao gấp hơn 2 lần so với ngày 30, mùng 1 Tết). Trong ngày mùng 4 Tết, chỉ riêng từ sáng đến đầu giờ chiều đã có hàng chục ca tai nạn giao thông phải vào Bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Điều này khiến các bác sỹ ở các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến Trung ương như Bạch Mai, Việt Đức,... phải làm việc rất vất vả, xuyên Tết. Điều đặc biệt được người dân cảm nhận và phản ánh đến Đường Dây nóng là tinh thần khẩn trương, thái độ phục vụ nhiệt tình của các y, bác sỹ các bệnh viện đối với bệnh nhân trong thời gian này.

27. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cấp cứu kịp thời cứu sống nhiều người bệnh trong những ngày Tết: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, nhiều gia đình bệnh nhân đã gửi lời cảm ơn đến các bác sỹ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức về tinh thần phục vụ, cấp cứu kịp thời và đã cứu sống nhiều người bệnh trong những ngày nghỉ Tết Mậu Tuất. Theo phản ánh, do chuẩn bị kỹ các phương án, nhân lực, trang thiết bị…, cho nên mặc dù số lượng người bệnh đến khá đông nhưng các bệnh viện Trung ương, trong đó có Bệnh viện Hữu Nghị Việt ĐỨc vẫn bảo đảm khám, cấp cứu kịp thời các ca bệnh. Ghi nhận tại nhiều bệnh viện tuyến cuối, nhân viên đã phải căng mình, làm thông ca để cứu chữa người bệnh. Xe cấp cứu liên tục, liên tục đưa người bệnh vào Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức). Người từ Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang chuyển về; người từ Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam chuyển lên… luôn trong trạng thái không được lành lặn, thậm chí có người rơi vào hôn mê… Từ lâu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức luôn là “điểm nóng” về cấp cứu ngoại khoa trong các dịp lễ, Tết, cho nên dù trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán nhưng bệnh viện đã phải huy động tối đa y, bác sĩ, thiết bị, mở thêm phòng mổ để xử lý kịp thời các ca cấp cứu. Các kíp trực đều quay cuồng với công việc cấp cứu, phân loại người bệnh, ca chấn thương nhẹ được chuyển đến các bệnh viện khác để tránh tình trạng quá tải. Bác sĩ Vũ Văn Hà, trưởng tua trực ngày 20 tháng 02 (mồng 5 Tết) cho biết, số ca cấp cứu chỉ ít trong ngày mồng 1 Tết, còn lại đều khá cao, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận cấp cứu từ 130 đến 170 người bệnh, trong đó 80% số ca cấp cứu là do tai nạn giao thông (TNGT) và 60% số người cấp cứu có nồng độ cồn trong cơ thể… Việc cấp cứu những trường hợp TNGT do uống rượu, bia rất vất vả bởi khi nhập viện, người bệnh thường kích thích, bất hợp tác. Mặt khác, người bệnh uống rượu, bia có tình trạng tổn thương não cũng khiến bác sĩ khó xác định nguyên nhân... Với các trường hợp này, các bác sĩ chỉ duy trì chức năng sống để chờ một, hai ngày, người bệnh tỉnh cơn say rượu mới xác định được chính xác nguyên nhân và đưa ra phương án xử lý. Thống kê cho thấy, trong sáu ngày Tết vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận khám, cấp cứu cho 829 người bệnh, trong đó có nguyên nhân do TNGT là 677 trường hợp, đặc biệt có tới 373 người bị chấn thương sọ não… Mỗi ngày các bác sĩ ở đây phải mổ cấp cứu khoảng 40 ca, trong đó nhiều trường hợp rất nặng, như chấn thương sọ não, ngực, mạch máu, ổ bụng… Số ca cấp cứu các bệnh nội khoa cũng đông không kém. Như vậy trong khi người dân được nghỉ ngơi, chơi Tết thì các bác sỹ trong bệnh viện không có phút nào thư giãn, nghỉ ngơi vì quá nhiều ca cấp cứu.

28. Các bác sỹ A9 Bệnh viện Bạch Mai làm việc liên tục để cấp cứu bệnh nhân: Theo thông tin phản ánh đến Đường Dây nóng Bộ Y tế, ngày 20 tháng 02 năm 2018, tất cả các bác sỹ khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai đã phải đi làm để phục vụ công tác cấp cứu bệnh nhân. Toàn bộ 42 cáng, 35 giường cấp cứu và năm xe đẩy của Khoa Cấp cứu A9 đều đã có người bệnh. Bác sĩ Lương Quốc Chính, Khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai cho biết, 34 bác sĩ, điều dưỡng phải làm việc liên tục để phân loại, đánh giá, xử trí các ca bệnh. Những người bệnh qua cơn nguy kịch được chuyển ngay vào các khoa, trung tâm trong bệnh viện để lấy chỗ sẵn sàng tiếp nhận người bệnh mới. Trong sáu ngày qua, Khoa Cấp cứu A9 đã tiếp nhận cấp cứu cho 637 người bệnh, trong đó chuyển khám chuyên khoa là 37 trường hợp, chuyển các khoa khác điều trị là 424 người bệnh và chuyển viện 80 người… Đáng chú ý, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, số người bệnh ngộ độc rượu nhập viện giảm so với Tết năm trước thì số ca ngộ độc thuốc diệt cỏ lại gia tăng đột biến. Từ ngày mồng 1 Tết đến nay, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận 13 trường hợp ngộ độc chất Paraquat do uống thuốc diệt cỏ, trong số 37 người bị ngộ độc nhập viện điều trị. Các bác sĩ của Trung tâm Chống độc tỏ rõ sự lo lắng, vì qua thực tế điều trị thì 70% số người ngộ độc Paraquat là không cứu sống được. Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) Dương Đức Hùng cho biết, số ca cấp cứu tăng cả về số lượng người bệnh cũng như mặt bệnh… nhưng vẫn tập trung ở các bệnh về hô hấp, tim mạch, cơ xương khớp, đường tiêu hóa. Nếu như hết ngày 13-2 (28 Tết), bệnh viện có gần 900 người bệnh điều trị nội trú thì đến ngày 20-2 con số đó đã tăng lên 1.466 người. Gia đình bệnh nhân và bệnh nhân rất cảm ơn tinh thần làm việc khẩn trương, tận tình của các bác sỹ trong việc cấp cứu cho bệnh nhân.

29. Các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế gồng mình cấp cứu bệnh nhân trong những ngày Tết:  Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 20 tháng 02 năm 2018, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, số người bệnh nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Hế đã  tăng từ 20% đến 30% so với ngày thường. Ở khu vực tiếp nhận của Khoa Cấp cứu, các giường bệnh gần như không còn chỗ trống; hơn mười nhân viên y tế trực cấp cứu đều tất bật kiểm tra sức khỏe và phân loại người bệnh. Những trường hợp nặng cần can thiệp được nhanh chóng chuyển đến phòng phẫu thuật. Trong những ngày Tết, mỗi ngày Khoa Cấp cứu đều đón từ 25 đến hơn 30 người bệnh cấp cứu, trong đó có nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông đa chấn thương và chấn thương sọ não. Trong khi đó, Khoa Gây mê hồi sức A liên tục đón tiếp người bệnh nặng và bị tai nạn giao thông từ Khoa Cấp cứu chuyển đến. Đội ngũ y, bác sĩ ở đây phải “căng mình” làm việc, không kể giờ giấc. Ngoài việc lo cấp cứu hồi sức hơn 50 người bệnh nặng ở lại trong dịp Tết, đội ngũ y, bác sĩ còn phải tập trung cho những ca bệnh mới. Thống kê cho thấy, từ ngày 29 tháng Chạp đến mồng 5 Tết, khoa đã tiếp nhận hơn 60 trường hợp bị tai nạn đa chấn thương và chấn thương sọ não phải phẫu thuật… Thông tin từ lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, các bệnh viện trên địa bàn Đà Nẵng tiếp nhận 257 trường hợp cấp cứu do TNGT, chủ yếu là xe máy va chạm nhau hoặc tự ngã do sử dụng rượu, bia, phóng nhanh, vượt ẩu; chạy xe quá tốc độ cho phép; lấn làn đường; không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, một số trường hợp không sử dụng mũ bảo hiểm. Các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế đã tăng cường các ca trực, làm việc suốt ngày đêm để cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân. Gia đình các bệnh nhân đã vô cùng cảm kích trước thái độ phục vụ của các nhân viên y tế bệnh viện. Họ hết lời khen ngợi Bệnh viện.

30. Trong thời gian nghỉ Tết, mỗi ngày các bác sỹ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức phải mổ cấp cứu 25-35 ca chấn thương: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, mỗi ngày trong dịp nghỉ Tết, các bác sỹ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức phải phẫu thuật từ 25-35 ca chấn thương, trong đó nhiều ca chấn thương sọ não. Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sáng 20/2/2018 (mùng 5 Tết Mậu Tuất), bệnh nhân bị tai nạn giao thông liên tiếp được cấp cứu vào viện. Nếu ngày mùng 1 Tết số bệnh nhân có giảm với 95 ca cấp cứu, trong đó 76 ca tai nạn giao thông thì từ ngày mùng 2 số bệnh nhân tai nạn giao thông tăng lên 128 ca, với 30 ca chấn thương sọ não; mùng 3 Tết 126 ca TNGT cấp cứu, 92 ca chấn thương sọ não và ngày mùng 4 Tết là 119 ca tai nạn giao thông với 56 ca chấn thương sọ não. Theo BS. Vũ Văn Hà - bác sĩ trực cọc 1 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trong ngày mùng 5 Tết, số bệnh nhân cấp cứu trong những ngày Tết này có tới 80% là các ca tai nạn giao thông và trong đó 60% là các ca có nồng độ cồn. Các kíp trực làm việc hết sức vất vả, vừa công việc cấp cứu vừa phân loại bệnh nhân để chuyển bớt những người bị chấn thương nhẹ đến các bệnh viện khác. Bệnh viện đã huy động tối đa y bác sĩ, thiết bị, mỗi ngày phẫu thuật từ 25-35 ca, chủ yếu phẫu thuật sọ não, bụng ngực và tứ chi cho bệnh nhân tai nạn giao thông. Theo thống kê của Bộ Y tế, đến tối ngày 19/2/2018 (mùng 4 Tết), tổng số người bệnh còn lại tại các cơ sở khám chữa bệnh là 92.836 người bệnh. Chỉ tính riêng trong ngày mùng 3 Tết đến sáng mùng 4 đã có 6.946 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông, tăng 2% so với cùng ngày Tết Đinh Dậu năm 2017 (tổng hợp số liệu ghi nhận tại khoa khám bệnh các bệnh viện, theo lời khai của người bệnh và người nhà người bệnh, bao gồm nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, chưa loại trừ số liệu trùng lặp do các trường hợp chuyển tuyến 1 trường hợp đến khám tại nhiều bệnh viện). Trong đó, 3.903 trường hợp nhẹ được xử trí và cho về trong ngày; 2.378 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú (tăng 18,7% so với cùng ngày Tết Đinh Dậu năm 2017); chuyển tuyến trên điều trị 534 trường hợp. Tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là 33 trường hợp (tăng 45,5%). Với số người bị tai nạn trong ngày Tết tăng cao như trên nên hầu như bác sỹ các Bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội không có Tết. Họ thay phiên nhau trực cấp cứu và phẫu thuật ở Bệnh viện.

31. Rất nhiều cuộc gọi đến Đường Dây nóng tố giác các cơ sở kinh doanh thực phẩm Tết vi phạm quy định về an toàn thực phẩm: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, sau khi Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, Đường Dây nóng đã nhận được nhiều cuộc gọi phản ánh một số cơ sở bán thực phẩm không an toàn. Ví dụ như sản phẩm mứt bí không đạt chỉ tiêu chất lượng về nấm men, nấm mốc (NSX: 03/01/2018; NĐG: 05/01/2018; HSD: 03/03/2018) của công ty TNHH thương mại dịch vụ Xuân Hồng (địa chỉ tại phường 16, Quận 11, TP.Hồ Chí Minh). Thông tin phản ánh của người dân đã được chuyển đến Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.Hồ Chí Minh xem xét, xử lý đối với mẫu mứt bí nêu trên. Theo Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, thực phẩm đóng gói sẵn, Bánh kẹo dịp Tết nằm trong danh mục thực phẩm thường bắt buộc phải đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm. Trong đó sản phẩm khi lưu thông trên thị trường phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại cơ quan y tế có thẩm quyền.

32. Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cấp cứu bé gái bị côn trùng làm tổ trong ống tai: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 20 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh đã cấp cứu cho bé 4 tháng tuổi bị côn trùng làm tổ trong ống tai. Theo BS chuyên khoa 2 Bạch Thiên Phương, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh thì tối mùng 4 Tết (tức 19/2), Bệnh viện tiếp nhận trường hợp một bé gái bốn tháng tuổi, sống ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An bị chảy máu trong lỗ tai. Các bác sỹ đã thăm khám cho bé gái, tiến hành nội soi ống tai. Kết quả phát hiện có vật thể lạ ở trong lỗ tai bé. Bác sĩ đã lấy dụng cụ lấy ra tổng cộng ba con giòi màu trắng đang làm tổ trong tai bé. May mắn bé gái chưa bị tổn thương thính lực vì gia đình phát hiện kịp thời. Bé gái đã được cho thuốc uống và nhỏ tai, hẹn vài ngày sau đến tái khám. Theo BS Phương, nếu để lâu, con giòi có thể sẽ ăn ra cả ống tai và sâu vào sụn vành tai làm chấn thương ống tai, một số trường hợp giòi có thể chui vào màng nhĩ, làm tổn thương chuỗi xương con trong tai gây điếc tai. Trường hợp của bé có thể do điều kiện vệ sinh chung quanh không được tốt, ruồi to chui vào tai bé đẻ Theo lời người nhà, khi thấy bé bị chảy máu trong lỗ tai đã đưa bé đến cơ sở y tế địa phương khám, phát hiện bất thường trong lỗ tai nên được khuyên lên thành phố khám. BS Phương khuyến cáo khi thấy những em bé nhỏ la khóc nhiều, có dịch lạ như máu mủ chảy trong tai ra thì nên đưa bé đến các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng và trang thiết bị đầy đủ thăm khám.

33. Trong những ngày Tết, hơn 60% số ca cấp cứu tai nạn giao thông tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức liên quan đến sử dụng rượu bia: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, tại Bệnh viện Việt Đức, từ ngày 29 đến mồng 2 Tết Mậu Tuất, mỗi ngày tiếp nhận từ 50 - 73 ca nhập viện do TNGT thì ngày mồng 3 Tết con số này tăng đột biến với 126 trường hợp. Trong ngày mồng 4 Tết, chỉ riêng từ sáng đến đầu giờ chiều đã có hàng chục ca TNGT vào cấp cứu. Các bác sĩ cho biết, số trường hợp tử vong và chấn thương sọ não do TNGT gia tăng trong hai ngày gần đây chủ yếu liên quan đến uống rượu, bia và không đội mũ bảo hiểm. Bệnh viện Việt Đức đã huy động tối đa y bác sĩ, thiết bị, mỗi ngày phẫu thuật hơn 40 bệnh nhân chấn thương nặng. Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, theo dõi diễn biến bệnh nhân có rượu khó khăn hơn rất nhiều so với bệnh nhân không có nồng độ cồn trong máu cao, không uống rượu. Vì khi nhập viện, bệnh nhân uống rượu rất kích thích, tri giác không tỉnh như bình thường, rất khó để biết tình trạng đó là do bệnh nhân uống rượu hay là do nguyên nhân tổn thương não gây nên. Vì vậy, các bác sĩ thường  phải chờ bệnh nhân sau 1-2 ngày tỉnh cơn rượu mới xác định được chính xác nguyên nhân. Tại Bệnh viện Việt Đức, khoảng 60% số ca tai nạn giao thông vào cấp cứu có sử dụng rượu bia. Do lượng bệnh nhân bị chấn thương nặng, chấn thương sọ não tăng rất cao so với ngày thường cũng như dịp Tết các năm trước khiến cho Bệnh viện Việt Đức nhiều thời điểm rơi vào tình trạng “vỡ trận”. Chẳng hạn như ngày mùng 4 Tết vừa qua, bệnh viện tiếp nhận tới 92 ca chấn thương sọ não, nhiều ca đa chấn thương khác, các trường hợp này đều cần phẫu thuật ngay dẫn tới quá tải bởi toàn viện chỉ có 45 giường mổ. Bác sĩ Vũ Văn Hà, khoa Phẫu thuật tiết niệu – trực Khoa cấp cứu Bệnh viện Việt Đức sáng 20/2 (mồng 5 Tết) cho biết, bình quân mỗi ngày Tết, Bệnh viện Việt Đức mổ cấp cứu khoảng trên 30 ca chấn thương nặng. Các bác sĩ, nhân viên y tế, các thiết bị phục vụ điều trị gần như được huy động tối đa. Bộ Y tế cho biết, từ ngày 30 đến mồng 4 Tết, cả nước ghi nhận gần 37.700 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông; số cấp cứu do đánh nhau tiếp tục gia tăng với gần 2.800 ca. Đáng chú ý, số ca liên quan rượu, bia tăng cao. Số tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện) là hơn 110 trường hợp, tăng so với cùng thời điểm Tết năm ngoái. Ghi nhận tại các bệnh viện tuyến cuối tại Hà Nội cũng cho thấy số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia vẫn ở mức cao.

34. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng nối thành công bàn tay bị đứt lìa cho một bệnh nhân: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 221 tháng 02 năm 2018, các bác sbệnh viện Đa khoa Đà Nẵng vừa phẫu thuật nối ghép thành công 1 ca đứt lìa bàn tay (do bị chém) trong 6 giờ làm việc liên tục. Theo thông tin, khoảng 4h ngày 9 tháng 2 năm 2018, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân T. (27 tuổi), trú tại tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng tỉnh táo, bàn tay trái bị đứt lìa. Phần tay bị đứt được người thân bảo quản trong đá lạnh. Người nhà cho biết, anh T. bị nạn vào lúc 1h cùng ngày. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành chẩn đoán liên khoa và xét nghiệm. Sau đó, ca phẫu thuật ghép bàn tay được thực hiện trong vòng 6 giờ đồng hồ. Bàn tay này được cố định xương, nối tái lập tuần hoàn máu, nối gân và vi phẫu thần kinh. Để tăng lưu thông máu, bàn tay của anh T. được chiếu đèn hồng ngoại mỗi ngày. Đến nay, bàn tay được nối, không nhiễm trùng, hết viêm và phù nề, hồi lưu máu tốt, có phản xạ để tiến đến tập phục hồi chức năng. Bác sỹ Lê Văn Mười, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình cho biết: “Khi vết thương càng thấp thì độ khó càng cao, mạch máu nhỏ lại. Đây là 1 trong những ca phẫu thuật rất khó và đã thành công. Yếu tố chính của thành công trong phẫu thuật là nhờ sự lưu thông của hệ thống tĩnh mạch". Bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp tứ chi bị dứt lìa, cần bảo quản phần bị đứt lìa đúng cách. Nếu bệnh viện lớn có khả năng nối thì lập tức bọc phần tứ chi bị đứt lìa trong khăn sạch chuyển đến bệnh viện trong thời gian nhanh nhất. Nếu bệnh viện ở xa, phần cơ thể cần được rửa sạch, bọc trong khăn sạch, bỏ vào túi ni lông kín rồi đặt vào nước có ướp đá lạnh. Bác sĩ lưu ý, không ngâm trực tiếp phần tứ chi vào đá lạnh gây bỏng lạnh dẫn đến hoại tử mô.  Người nhà bệnh nhân vô cùng cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng đã nối thành công bàn tay cho bệnh nhân.

35. Các bác sỹ Trung tâm Tim Mạch Bệnh viện E phẫu thuật thành công cắt u ác tính kích thước lớn chèn lồng ngực: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 21 tháng 02 năm 2018, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện E) vừa cứu sống nam sinh viên bị khối u có kích thước lớn trong lồng ngực chèn ép tim, đường thở và mạch máu đe dọa tính mạng. Đó là bệnh nhân nam 23 tuổi, đang là sinh viên đại học, vào viện khám sau khi phát hiện khối u tế bào mầm rất lớn trong lồng ngực tại vị trí trung thất trước. Theo giáo sư, tiến sĩ Lê Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện E), bệnh nhân được phẫu thuật cưa mở toàn bộ xương ức, mở rộng lồng ngực bộc lộ khối u rất lớn mật độ chắc. Mặc dù trước phẫu thuật, bệnh nhân đã được hóa trị thu nhỏ một phần thể tích khối u, nhưng khối u này đã lan rộng ra xung quanh, “ăn” vào khoang màng phổi 2 bên, chèn ép đẩy lệch khí quản, tim, phổi và mạch máu, bọc quanh các dây thần kinh khiến cho cuộc phẫu thuật vô cùng khó khăn để đảm bảo an toàn, tránh các tổn thương vùng lành và dây thần kinh cho người bệnh. “30 năm cầm dao mổ, chúng tôi đã phẫu thuật rất nhiều loại u này, nhưng đây là trường hợp may mắn và rất hy hữu cho người bệnh. Khối u lớn nhưng đã phẫu thuật lấy được toàn bộ và lấy bỏ được rộng rãi các tổ chức thâm nhiễm xung quanh mà vẫn bảo tồn được nguyên vẹn các cấu trúc thần kinh, mạch máu”, giáo sư Lê Ngọc Thành chia sẻ. Theo các bác sĩ, u tế bào mầm thường xuất phát từ mô tuyến sinh dục. Những trường hợp ngoài tuyến sinh dục thì vị trí phổ biến nhất là ở trung thất trước của lồng ngực. Khối u phát triển lan tỏa chèn ép, xâm lấn vào các cơ quan lân cận như phổi, màng tim, khí quản, mạch máu lớn trong ngực… Triệu chứng của bệnh thường là đau ngực, khó thở, ho ra máu (hiếm gặp hơn). Tuy nhiên, một số bệnh nhân không có triệu chứng, chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe. U tế bào mầm trung thất ác tính gặp nhiều ở nam hơn nữ giới. Việc điều trị loại u này phải kết hợp nhiều phương pháp như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật Theo các bác sỹ, bệnh nhân sẽ được điều trị ổn định ở Bệnh viện, sau đó sẽ được chuyển sang bệnh viện chuyên khoa ung bướu để tiếp tục điều trị hóa trị hoặc xạ trị.

36. Bác sỹ khoa sản Bệnh viện đa khoa Yên Bái bị người nhà sản phụ hành hung: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 21 tháng 02 năm 2018, chồng của một sản phụ đã đánh bác sỹ vừa mổ đẻ cho vợ mình bị khâu 20 mũi do trước đó bị điều dưỡng nhắc không được quay cảnh mổ đẻ. Ông Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Sở Y tế Yên Bái đã thông tin chính thức về sự việc bác sĩ bị hành hung tại Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái, ngay sau khi hoàn thành ca phẫu thuật lấy thai cho người vợ. Theo thông tin, khoảng đầu giờ sáng ngày mùng 5 Tết (20/2), sản phụ Q.T.P.T (25 tuổi, Lào Cai) được gia đình đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái để sinh con. Sản phụ được chẩn đoán mang thai 40 tuần, có sẹo mổ cũ, được chỉ định mổ lấy thai. Khoảng 11h sáng cùng ngày, thai phụ được chuyển vào phòng mổ. Trong quá trình mổ lấy thai, người nhà bệnh nhân đã treo lên cửa sổ của nhà mổ để quay phim, chụp ảnh. Kíp mổ phát hiện có người trèo cửa sổ quay phim nên đã nhắc nhở yêu cầu người nhà bệnh nhân rời xuống. Tuy nhiên anh chồng này phản ứng gay gắt, chửi bới, dọa đánh, đe dọa "tao cho chúng mày chết". Ông Nguyễn Văn Phong, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái cho biết, khoa phẫu thuật được xây dựng khép kín và độc lập, có khuôn viên, rào chắn....theo đúng quy chuẩn kỹ thuật, có nội quy ra vào và kíp phẫu thuật khi phát hiện người nhà trèo cửa sổ quay phim đã nhắc nhở người nhà bệnh nhân rời xuống. Ở thời điểm đó, sau khi bị dọa nạt, cả kíp phẫu thuật và sản phụ (tỉnh táo do được gây mê tủy sống để phẫu thuật) đều chỉ nghĩ là người nhà bệnh nhân nói đùa. Ca mổ vẫn diễn ra bình thường đến khoảng 11h40 phút thì hoàn tất, thai phụ và bé sơ sinh đều an toàn. Thế nhưng đến gần 12 giờ, sau khi kíp bác sĩ ra khỏi phòng phẫu thuật thì bất ngờ bị chồng sản phụ và 10 đối tượng khác dùng đèn pin dài khoảng 50 cm đập vào đầu, hành hung. Hai cán bộ y tế là BS Phạm Hải Ninh khoa Phẫu thuật – GMHS và BS Hoàng Đức Trung khoa Sản) bị thương vùng đầu, mặt, chảy nhiều máu. Ngay thời điểm đó, bệnh viện đã gọi bảo vệ đến can thiệp, nhưng người nhà tiếp tục đuổi đánh cả bảo vệ bệnh viện. Sau đó, hai cán bộ y tế được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong đó một bác sĩ chạy kịp nên chỉ bị bầm dập, chấn thương phần mề. Bác sĩ còn lại bị đánh rách da đầu, với một vết ở mặt, một vết ở đuôi mắt, một vết ở đỉnh đầu dài 5 cm, chảy máu nhiều, khâu 20 mũi. Hiện hai bác sĩ vẫn đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại BV Đa khoa tỉnh, đã tỉnh táo, tiếp xúc được nhưng vẫn cần theo dõi chấn động não. Ông Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Yên Bái cũng cho biết, Sở Y tế đã yêu cầu cơ quan công an vào cuộc, hiện cơ quan công an đã vào cuộc truy tìm đối tượng đánh hai bác sĩ. Sản phụ sau khi được mổ đẻ mẹ tròn con vuông đã về phòng riêng, được theo dõi chăm sóc tại viện. Sản phụ và người nhà khi biết được sự việc đã xin lỗi bác sỹ và bệnh viện vì hành vi của người chống. Hiện cơ quan công an đang truy tìm thủ phạm.

37. Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vụ người nhà sản phụ đánh bác sỹ ở Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 22 tháng 8 năm 2018, Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế Yên Bái quan tâm chăm sóc điều trị cho các bác sĩ bị hành hung. Bộ Y tế cũng yêu cầu ngành cần phối hợp với cơ quan chức năng, truy cứu trách nhiệm người hành hung nhân viên y tế. Theo thông tin, chồng của sản phụ đã hành hung kíp bác sĩ mổ đẻ cho vợ, vì bị “nhắc nhở” khi trèo lên cửa sổ phòng mổ quay phim, chụp ảnh ca phẫu thuật tại Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái. Hai bác sĩ bị hành hung, có người phải khâu đến 20 mũi vì chấn thương. Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện. Với các bác sĩ bị hành hung, bệnh viện cần tổ chức thăm hỏi động viên; Chỉ đạo Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Yên Bái quan tâm điều trị, phục hồi sức khỏe cho bác sĩ của bệnh viện bị người nhà người bệnh hành hung trong khi đang làm nhiệm vụ. Hành vi hành hung bác sỹ của người nhà sản phụ bị người dân lên án và mong cơ quan chức năng sớm tìm ra thủ phạm hiện đang lẩn trốn để trừng trị theo pháp luật.

38. Hơn một ngàn nhân viên Viện Huyết học truyền máu Trung ương hiến máu cứu người: Theo thông tin từ Đườg Dây nóng Bộ Y tế ngày 22 tháng 02 năm 2018, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội) tổ chức ngày hội hiến máu Chào Xuân hồng. Hơn 1.000 cán bộ, nhân viên y tế của Viện đã tham gia hiến máu tình nguyện. Đây là hoạt động thường niên nhiều năm nay tại Viện. Hiến máu cũng trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, nhân viên y tế. Trong đó, kỷ lục người hiến máu toàn phần là 50 lần, người hiến tiểu cầu nhiều nhất là 86 lần. Theo tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Huyết học - Truyền máu Trung ương, lượng máu dự trữ của Viện hiện còn khoảng hơn 8.000 đơn vị, bảo đảm nhu cầu cấp cứu điều trị cho các bệnh viện từ nay đến Lễ hội Xuân Hồng - một trong những hoạt động hiến máu tình nguyện lớn nhất trong năm. Lễ hội Xuân Hồng năm nay sẽ diễn ra trong một tuần từ ngày 4 đến 11/3 với các điểm hiến máu tại quận Hà Đông, Thanh Oai, Sóc Sơn (Hà Nội). Mỗi ngày dự kiến tiếp nhận 1.000-2.000 đơn vị máu. Hoạt động hiến máu đầu năm giúp bảo đảm cung cấp máu điều trị cho trên 150 bệnh viện khu vực phía Bắc. Trước đó, nhiều cơ sở y tế cũng đã tổ chức hiến máu như ngành y tế Bắc Ninh (gần 1.000 đơn vị), ngành y tế Vĩnh Phúc (gần 400 đơn vị), Bệnh viện Bạch Mai (351 đơn vị máu), Phụ sản Trung ương (698 đơn vị máu)... Để đảm bảo nhu cầu truyền máu, cần tối thiểu 2% dân số đi hiến máu. Lực lượng hiến máu chính hiện nay là học sinh, sinh viên. Vì thế, Tết và hè thường là thời điểm thiếu máu trầm trọng. Ngày 4/1 Viện Huyết học phát đi cảnh báo lượng máu O đang khan hiếm, chỉ còn 18,7% kho dự trữ, đủ cung cấp trong hai ngày nữa cho nhu cầu điều trị bệnh của hơn 100 bệnh viện và cơ sở y tế khu vực phía Bắc. Thông tin này lập tức thu hút nhiều người nhóm máu O đến hiến máu tình nguyện. Ngày 6/1, Viện tiếp nhận 308 đơn vị máu, trong khi trước đó mỗi ngày chỉ có khoảng 40 người đến hiến máu. Hành động trên của cán bộ, nhân viên Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương được người dân ca ngợi và cảm ơn.

39. Các bác sỹ Bệnh viện phụ sản trung ương mổ đẻ thành công ca song sinh có dây rốn xoắn vào nhau: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 22 tháng 02 năm 2018, đôi song sinh cùng trứng với dây rốn xoắn vào nhau vừa được bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương mổ đẻ thành công. Bác sĩ Trần Vũ Quang, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương cho biết, đây là trường hợp sinh đôi cùng trứng. Hai bé chung một bánh rau và một buồng ối nhưng có hai dây rốn. Khi phẫu thuật bắt con, bác sĩ bất ngờ thấy hai dây rốn xoắn tít vào nhau. Đây là lý do dễ dẫn đến nguy cơ suy thai. Bác sĩ Quang cho biết, hai thai cùng chung một buồng ối có nguy cơ rối hoặc thắt cuống rốn trong quá trình thai vận động. Điều đáng lo ngại khi song thai cùng chung một bánh rau là có nguy cơ gặp hội chứng truyền máu nhau thai. Điều đó có nghĩa là máu từ một bào thai này sẽ truyền vào bào thai kia một cách chậm rãi nhưng liên tục. Như vậy, thai nhi cho máu sẽ phát triển chậm hơn dẫn đến thiểu niệu, nhẹ cân, trong khi thai nhi nhận máu lại xuất hiện tình trạng đa niệu, phù nề, suy tim... Phụ nữ mang song thai gặp nhiều nguy cơ hơn so với mang đơn thai. Do đó thai phụ sinh đôi cần khám thai định kỳ, thực hiện những kỹ thuật siêu âm, xét nghiệm chuyên sâu theo chỉ dẫn của bác sĩ để bác sĩ kiểm tra, đánh giá được tình trạng của thai nhi nhé. Sinh đôi cùng trứng là trường hợp một trứng sau khi thụ tinh được phân tách thành hai phôi thai để phát triển thành hai cá thể riêng biệt. Quá trình này diễn ra ngay trong giai đoạn đầu tiên sau khi trứng được thụ tinh. Hai phôi thai cùng trứng thường có chung nhau thai, có thể ở chung trong một túi ối hoặc hai túi riêng biệt. Khi chào đời, hai đứa trẻ giống nhau hoàn toàn về nhiễm sắc thể, hình dáng, khuôn mặt. GIa đình sản phụ đã vô cùng cảm ơn các bác sỹ đã mổ đẻ cho sản phụ mẹ tròn con vuông.

40. Các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế kịp thời cứu sống một bệnh nhi bị hóc hạt dưa trong phế quản: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 22 tháng -2 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế vừa kịp thời cứu một bệnh nhi 7 tháng tuổi bị hóc hạt dưa ở phế quản. Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, các y bác sĩ khoa Tai mũi họng của đơn vị vừa can thiệp khẩn cấp, nội soi lấy thành công dị vật cho bệnh nhi 7 tháng tuổi bị hóc hạt dưa. Trước đó, vào tối ngày 19/2 (tức ngày mùng 4 Tết), cháu N.B.K.T (7 tháng tuổi), con anh Nguyễn Văn Tình và chị Bùi Thị Loan, trú tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế được đưa đến cấp cứu tại khoa Nhi, bệnh viện TW Huế trong tình trạng bị hóc hạt dưa; vị trí dị vật nằm ở góc phải phế quản. Các bác sĩ Lê Xuân Hiền, Phó trưởng khoa Tai mũi họng và bác sĩ Hồ Mạnh Hùng cùng kíp gây mê của bác sĩ Đinh Văn Lộc (phòng mổ chuyên khoa) đã tiến hành nội soi vào lúc sáng 21/2, lấy dị vật ra khỏi phế quản bệnh nhân. Hiện sức khỏe cháu T. đã dần ổn định. Qua sự việc, các bác sĩ khuyến cáo bậc phụ huynh có con nhỏ không nên để trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm hoặc các đồ vật có khả năng gây tổn thương. Gia đình cháu bé rất cảm ơn các bác sỹ đã kịp thời cấp cứu cho cháu.

41. Các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh hy sinh 5 ngày Tết cứu sống bé gái bị viêm cơ tim tối cấp: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 22 tháng 02 năm 2018, sau 5 ngày "chiến đấu" xuyên Tết, các bác sĩ đã cứu thành công bé gái viêm cơ tim cấp nguy kịch, đối mặt tử thần. Theo thông tin, ngày 13 tháng 02 (28 tết), bé gái H.M.T. (15 tuổi, ngụ Bến Tre) được Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng hôn mê, sốc sâu, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp tụt; chi, môi tím; thở qua nội khí quản bóp bóng. Theo bệnh sử ghi nhận, bé được chẩn đoán vị viêm cơ tim cấp -sốc tim, đã điều trị 2 ngày tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu nhưng diễn tiến ngày càng nặng, không đáp ứng với vận mạch liều cao và bắt đầu có dấu hiệu tổn thương gan thận do sốc kéo dài, nguy cơ tử vong cao. Tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh, bé nhanh chóng được chuyển khoa Hồi sức tích cực truyền dịch, vận mạch và điều chỉnh các rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan. Sau đó các bác sĩ tiến hành kỹ thuật  ECMO (kỹ thuật oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể) cho bé. Sau 24 giờ, mạch và huyết áp bệnh nhi bắt đầu ổn định, chức năng tim được cải thiện dần. Đến ngày 17 tháng 02 (mùng 2 tết), sau 72 giờ chạy ECMO, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, sinh hiệu ổn định, tự thở tốt, chức năng tim trở về mức bình thường. Bệnh nhi được ngưng máy thở, rút nội khí quản, sau đó được ngưng máy ECMO, rút các cannula mạch máu và ngưng thuốc vận mạch. Kỹ thuật oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO) là kỹ thuật hồi sức chuyên sâu sử dụng tuần hoàn và trao đổi khí ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống tạm thời cho cơ thể trong khi chờ sự hồi phục của cơ quan bị tổn thương là tim hoặc phổi. Kỹ thuật ECMO được bắt đầu áp dụng trên thế giới vào những năm của thập niên 70. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, kỹ thuật ECMO đã được triển khai tại các bệnh viện đa khoa đầu ngành như BV Chợ Rẫy, BV Nhân Dân 115 trong những năm qua cho bệnh nhân là người lớn. Riêng ở trẻ em, đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được đầu tư và triển khai tại BV Nhi Đồng TP.HCM, mở ra một triển vọng mới trong cứu sống nhiều hơn nữa những bệnh nhi mắc bệnh trong tình trạng nặng có chỉ định ECMO. Sau 5 ngày căng thẳng, các bác sỹ giờ đây có thể thở phào vì đã cứu được bé. Gia đình cháu bé vô cùng cảm ơn các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố đã cứu bé thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

42. Các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh vừa cứu sống bé trai bị vỡ thanh quản: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế, các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh vừa cấp cứu thành công cho một bé trai bị vỡ thanh quản khi chơi xe trượt điện. Cháu bé 11 tuổi, trú tại tỉnh Vĩnh Long nhập viện trong tình trạng khó thở, mất tiếng hoàn toàn, vùng cổ, ngực sưng phù.  Theo người nhà bệnh nhi, trưa mùng 3 Tết, bé đi chơi xe trượt điện ở công viên với bạn thì bị ngã ngất xỉu, toàn bộ vùng cổ đập vào tay lái của xe. Được cứu chữa kịp thời, bệnh nhi đã qua cơn nguy hiểm nhưng sẽ phải thở qua ống mở khí quản một thời gian. Vụ tai nạn là lời cảnh báo các phụ huynh lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi của con, đồng thời cần có quy định an toàn bắt buộc các cơ sở vui chơi trẻ em. GIa đình cháu bé vô cùng cảm ơn các bác sỹ đã kịp thời cứu sống cháu bé.

43. Các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cứu sống bệnh nhi bị viêm màng não nặng: Theo thông tin từ Đường Dây Nóng Bộ Y tế ngày 23 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa cấp cứu thành công cho bé 6 tháng cuổi bị viêm màng não. Theo thông tin, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bé Phùng Văn Tuấn A. (06 tháng tuổi), thường trú tại xã Bắc Sươn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Bé được chuyển vào viện trong tình trạng 4 ngày trước trẻ bị nôn nhiều, sốt cao, đại tiện phân lỏng. Bé được gia đình chuyển vào TTYT Móng Cái điều trị. Gia đình bé cho biết, khi sinh mẹ bé xuất hiện cơn ngừng thở, ngừng tim do mẹ bé bị hội chứng Hellp. Hội chứng Hellp là một cấp cứu sản khoa rất nghiêm trọng ở các sản phụ. Sau sinh 6 tháng bé được 6kg, đã biết lẫy, lật và hóng chuyện. Đến ngày 22/2/2018 sau điều trị trẻ xuất hiện sốt cao trở lại, co giật liên tục, giật toàn thân, cơn giật kéo dài nên đã được chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh điều trị. Tại Bệnh viện Sản Nhi trẻ lơ mơ, nhã cầu đảo ngược, gồng cứng toàn thân, sốt cao trên 40 độ C… Sau khi thăm khám, chụp CT-Scanner, XQ, làm các xét nghiệm sinh hóa và tiến hành hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán trạng thái động kinh/ Theo dõi viêm não – màng não. Tiên lượng bệnh nhân nặng, bé được chỉ định an thần, dùng kháng sinh kết hợp, đặt catheter động mạch quay, chống phù não và chọc dịch não tủy khi hết co giật tránh gây tổn thương não ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ của trẻ. Sau khi được cấp cứu kịp thời, hiện tại tình trạng của bé đã ổn định hơn, trẻ ngủ, không co giật, nhịp tim đều, trẻ ăn sữa qua sonde 60ml/lần x 3h/lần nhưng sẽ phải theo dõi về các di chứng thần kinh của bé. Kíp thủ thuật do BS. Phí Xuân Thi và các kỹ thuật viên Khoa Hồi sức cấp cứu tiến hành. Bác sĩ Phi Xuân Thi cho biết: Co giật ở trẻ nhỏ là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trong khi co giật trẻ sẽ bị thiếu ôxy não nên có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc để lại di chứng phát triển tinh thần vận động nếu cơn co giật kéo dài. Bác sĩ khuyên cáo, để phòng ngừa bệnh viêm màng não nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, tuyệt đối giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và lúc có dịch cảm cúm, điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi họng hay viêm tai. Trường hợp nếu trẻ có sốt kết hợp co giật hay có biểu hiện bất thường khác như lơ mơ, nôn ói, gồng cứng... thì nên đi khám càng sớm càng tốt vì dư hậu của bệnh viêm não màng não tùy thuộc vào bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Gia đình bệnh nhi rất cảm ơn các bác sỹ đã kịp thời điều trị, cứu sống cháu bé.

44. Lần đầu tiên ứng dụng thành công kỹ thuật ECMO cho trẻ em: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 23 tháng 02 năm 2018, lần đầu tiên kỹ thuật ECMO (kỹ thuật oxy hóa bằng màng ngoài cơ thể) được các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thành công đối với một bệnh nhi 15 tuổi. Theo thông tin từ Bệnh viện, bệnh nhi H.M.T. (15 tuổi, ở Bến Tre) được chuyển từ Bệnh viện tuyến dưới lên Bệnh viện Nhi đồng thành phố với chẩn đoán bị viêm cơ tim cấp, sốc tim; bệnh nhi đã được điều trị ở tuyến dưới 2 ngày nhưng tình trạng ngày càng trở nặng. Sau khi thăm khám kiểm tra, các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định tiến hành kỹ thuật ECMO (Extracorporeal Membrane Oxygenation) với phương thức V-A (tĩnh mạch - động mạch), tiếp tục hồi sức sốc với dịch truyền, vận mạch và điều chỉnh các rối loạn điện giải, thăng bằng kiềm toan. Sau au 72 giờ áp dụng kỹ thuật ECMO, mạch và huyết áp bệnh nhi bắt đầu ổn định, chức năng tim cải thiện dần, bệnh nhi hoàn toàn tỉnh táo, sinh hiệu ổn định, tự thở tốt. Bệnh nhi được ngưng máy thở, rút nội khí quản, sau đó được ngưng máy ECMO, rút các cannula mạch máu và ngưng thuốc vận mạch. Các bác sĩ cho biết, ECMO là kỹ thuật hồi sức chuyên sâu sử dụng tuần hoàn và trao đổi khí ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống tạm thời cho cơ thể trong khi chờ sự hồi phục của cơ quan bị tổn thương là tim hoặc phổi. Kỹ thuật này được áp dụng tại một số bệnh viện đa khoa đầu ngành ở thành phố Hồ Chí Minh, như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115 cho bệnh nhân là người lớn. Riêng ở trẻ em, đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được đầu tư và triển khai tại Bệnh viện Nhi Đồng thành phố. Thành công này là kết quả nỗ lực của các bác sỹ bệnh viện trong việc ứng dụng kỹ thuật cao điều trị cho bệnh nhi.

45. Các bác sỹ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 hiến máu nhân đạo cứu bệnh nhân: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 27/2/2018, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 phối hợp cùng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức hoạt động hiến máu tình nguyện năm 2018 với thông điệp: “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”. Hiến máu nhân đạo là hoạt động được y bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 thực hiện để chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Hoạt động này cũng hướng tới mục đích khơi dậy tinh thần tình nguyện của tập thể cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 trong các hoạt động xã hội và tiếp sức cho các bệnh nhân đang cần máu cấp cứu, điều trị. Bác sĩ Đặng Xuân Nguyên - Giám đốc phụ trách chuyên môn của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 - chia sẻ: “Là những người làm trong nghề y nên chúng tôi hiểu rất rõ về tầm quan trọng của việc hiến máu tình nguyện. Vì thế Chương trình lần này không chỉ nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Viện Huyết học Truyền máu T.Ư về tình trạng khan hiếm máu, trong đó có tình trạng báo động của nhóm máu O, mà còn là cơ hội để chúng tôi, những người thầy thuốc có hành động cụ thể, thiết thực tiếp sức, tiếp thêm nguồn sống và nối dài hy vọng cho các bệnh nhân cần máu”. Với mục tiêu trở thành Bệnh viện có nhiều hoạt động thiện nguyệt nhất trên địa bàn thủ đô Hà Nội, Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 đã liên tục có những hoạt động thiện nguyện như thăm hỏi trẻ em có bệnh tật bẩm sinh, bảo trợ thường xuyên các trường hợp trẻ em nghèo, hiến máu nhân đạo và trong thời gian tới sẽ có những kế hoạch hợp tác với các đơn vị từ thiện để tích cực tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng. Các bác sỹ không chỉ cứu chữa cho bệnh nhân mà còn chia sẻ phần máu của mình để cứu sống bệnh nhân. Việc làm này được cộng đồng đánh giá cao và khen ngợi.

46. Các bác sỹ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng vừa phẫu thuật cắt túi phình động mạch nguy hiểm: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 27 tháng 02 năm 2018. các bác sỹ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng vừa phẫu thuật một ca bệnh hy hữu, người bệnh do bị viên đạn lạc trong cơ thể tạo thành một lỗ thủng ở khu vực động mạch chủ.  Theo thông tin, ngày 21-2, ông Vũ Thế H., sinh năm 1954, ngụ tại tỉnh Quảng Ngãi, nhập viện Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng trong tình trạng mệt, khó thở tăng dần khi vận động nhẹ. Sau khi thăm khám và rà soát lịch sử bệnh, bác sĩ nghi ngờ ông bị bệnh tim hoặc phổi nên đã cho chỉ định chụp CT, kết quả chụp phim cho thấy một túi giả phình động mạch thân cánh tay đầu dọa vỡ cần sớm phẫu thuật để cứu chữa. Theo các bác sĩ điều trị, ca bệnh này rất nguy hiểm vì dễ bị nhầm túi giả phình này với u trung thất, không chẩn đoán chính xác sẽ ứng dụng sai phương pháp phẫu thuật và dẫn đến xuất huyết dữ dội, gây tử vong. Sau quá trình gây mê và phẫu thuật kéo dài 3 giờ đồng hồ, ê kíp y - bác sĩ ở Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã cắt bỏ túi phình, tạo hình lại động mạch thân cánh tay đầu cho bệnh nhân thành công. Theo người nhà bệnh nhân H., khoảng 6 năm trước, ông Huy cũng nhập viện và được phát hiện có viên đạn lạc trong cơ thể. Do viên đạn nằm quá lâu, hơn 40 năm nên khi các bác sĩ thực hiện gắp viên đạn ra đã để lại một lỗ thủng ở khu vực động mạnh chủ. Ông H. cho biết ông là cựu chiến binh đóng quân tại Quảng Ngãi. Vào năm 1972, trong lần giao chiến với địch, ông bị đạn bắn găm vào khu vực gần ức. Viên đạn đập vào tường trước khi găm vào người nên ông Huy không chết còn viên đạn thì nằm yên trong cơ thể hơn 40 năm. Gia đình ông H. cảm ơn bác sỹ đã kịp thời phẫu thuật vá lỗ thủng ở khu động mạch chủ cho bệnh nhân.

47. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La phẫu thuật thành công cho bệnh nhi sơ sinh vị dị tật không có cơ hoành: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 27 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhi sơ sinh Cà Văn Th. bị dị tật không có cơ hoành. Trước đó, bệnh nhi Th. 3 ngày tuổi, nặng 2,5kg trong tình trạng suy hô hấp nặng được chuyển từ Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã, cách thành phố Sơn La hơn 100 km đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. Thoát vị cơ hoành là dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên thoát vị do không có cơ hoành như cháu Th. là một trường hợp hiếm gặp. Bác sĩ Lò Văn Nhay, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La là người đã trực tiếp xử lý, thực hiện ca mổ thành công. Nhìn nét mặt con trở lại hồng hào sau khi mổ. Bác sĩ Nhay cho biết: Trong hơn 30 năm làm nghề, đây là lần đầu tiên gặp bệnh nhi bị di tật bẩm sinh không có cơ hoành. Nếu không phẫu thuật kịp thời cháu bé đang suy hô hấp nặng sẽ nguy hiểm. Mang lại được hy vọng sống cho cháu Thắng đúng vào ngày kỷ niệm 63 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam là món quà quý đối với tập thể y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La nói chung và cá nhân bác sĩ Lò Văn Nhay nói riêng. Anh Cà Văn Hoa, bố của bệnh nhi đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các y, bác sĩ. “Các bác sĩ như người cha đã cho cháu cuộc sống lần thứ hai”, anh nói.

48. Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Chân Mây, Thừa Thiên Huế đã cứu sống một bệnh nhân vị ngộ độc sứa độc: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 27 tháng 02 năm 2018, các bác sỹ của bệnh viện đa khoa Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp cứu thành công một ca ngộ độc thực phẩm nặng do ăn phải sứa độc. Trước đó vào tối ngày 26/2, anh Lê Văn Hào (42 tuổi), trú tại thôn Phú Cường, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc đã cùng 2 người bạn đã mua sứa từ chợ đem về chế biến thành món ăn. Tuy nhiên, sau ăn nhậu, bất ngờ 1 người bị đau bụng đi nằm. Khoảng 10 phút sau, anh Hào thấy khó chịu, chân tay run rẩy, khó thở rồi ngất lịm. Ngay sau đó, người thân đã đưa anh Hào đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Chân Mây. Sau khi được các y bác sỹ cấp cứu kịp thời  sức khỏe anh Hào đã qua cơn nguy kịch và dần ổn định. Sứa biển là một trong các món ăn ưa thích của nhiều vùng quê ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo một số người dân có kinh nghiệm sứa biển đầu mùa và vào thời điểm sinh sản (mùa Xuân và Hè) thường có nhiều độc tố và dễ gây ngộ độc đến người sử dụng. Qua sự việc, các bác sỹ khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi mua và sử dụng những loại hải sản này để tránh bị ngộ độc. Đối với trường hợp này, rất may là người nhà đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời. Gia đình bệnh nhân cảm ơn bác sỹ đã nhanh chống xử lý, cấp cứu cứu sống bệnh nhân.​ 


Thăm dò ý kiến