Thông tin đường dây nóng tháng 10/2018

02/11/2018 | 10:32 AM

 | 

1. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương báo cáo tổng hợp kết quả xử lý phản ánh của người dân gửi qua đường dây nóng 9 tháng đầu năm 2018: theo báo cáo số 2219/BC-BVDDK ngày 02 tháng 10 năm 2018 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2018, Bệnh viện đã nhận được 70 phản ánh của người dân gửi qua đường dây nóng ngành Y tế. Nội dung phản ánh gồm: chậm xử lý tình huống cấp cứu, để xảy ra tai biến (5 ý kiến), không đúng quy trình giờ giấc làm việc (14 ý kiến), không đảm bảo điều kiện chuyên môn (8 ý kiến), về nội quy, quy định của cơ sở y tế (14 ý kiến), thiếu thuốc, vắc-xin (6 ý kiến), vệ sinh cơ sở khám chữa bệnh, cảnh quan bệnh viện (2 ý kiến), thiết bị cơ sở vật chất bị hỏng (1 ý kiến), giường bệnh, phòng khám và các phòng chức năng không phù hợp (1 ý kiến), thái độ của đội bảo vệ không đúng mực (2 ý kiến), viện phí, chế độ bảo hiểm y tế (3 ý kiến), thái độ nhân viên y tế thờ ơ, không quan tâm, không hướng dẫn chu đáo, cáu gắt (14 ý kiến). Bệnh viện đã xem xét các nội dung phản ánh, thấy có 68 nội dung nằm trong phạm vi quản lý của Bệnh viện và đã tiến hành xác minh thông tin và xử lý 68 nội dung này, Kết quả như sau: đã hạ bậc thi đua của 06 nhân viên y tế vi phạm quy định về thái độ ứng xử đối với người bệnh. So sánh với kết quả 6 tháng đầu năm (theo báo cáo số 1564/BC-BVĐK ngày 24 tháng 7 năm 2018 của Bệnh viện thì trong 3 tháng gần đây có 33 cuộc gọi đến đường dây nóng, gần bằng tổng số cuộc gọi trong 6 tháng đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm, Bệnh viện nhận được 37 cuộc gọi qua Đường dây nóng, trong đó có 14 cuộc gọi liên quan đến quy trình chuyên môn (4 cuộc gọi liên quan đến việc để xảy ra tai biến trong điều trị, 6 cuộc gọi phàn nàn việc nhân viên y tế thực hiện không đúng quy trình giờ giấc làm việc và 4 cuộc gọi vì không đảm bảo điều kiện chuyển tuyến), 12 cuộc gọi liên quan đến cơ sở vật chất (trong đo 7 cuộc gọi liên quan đến nội quy, quy định tại bệnh viện, 5 cuộc gọi phản ánh thiếu thuốc, thiếu vắc-xin), có 7 cuộc gọi phàn nàn về thái độ của nhân viên y tế như thờ ơ, không quan tâm, không hướng dẫn cho người bệnh hoặc cáu gắt. Thái độ của nhân viên bảo vệ bệnh viện cũng khiến người bệnh và người nhà bệnh nhân bức xúc gọi điện đến đường dây nóng (2 cuộc gọi). Vấn đề viện phí, chế độ bảo hiểm y tế cũng khiến cho 2 bệnh nhân không hài lòng và gọi điện đến đường dây nóng. Bệnh viện đã hạ bậc thi đua của 3 nhân viên y tế vì có thái độ ứng xử không đúng mực với ngường bệnh.

 

2. Kết quả xử lý các ý kiến phản ánh của người bệnh qua đường dây nóng về Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Quý III năm 2018: theo Báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong Quý III năm 2018, Bệnh viện nhận được 63 ý kiến phản ánh của người dân gửi qua đường dây nóng. Trong đó có 11 ý kiến phản ánh về thái độ của nhân viên y tế (có thái độ thờ ơ, không quan tâm, không hướng dẫn (9 ý kiến), cáu gắt (2 ý kiến)); 23 ý kiến phản ánh về quy trình chuyên môn (21 ý kiến phản ánh về việc không đúng quy trình, giờ giấc làm việc, không đảm bảo điều kiện chuyển tuyến (1 ý kiến), chậm xử lý các tình huống cấp cứu khẩn cấp (1 ý kiến)); 3 ý kiến về thu phí ngoài quy định, thanh toán bảo hiểm y tế, 17 ý kiến phản ánh về nội quy bệnh viện không phù hợp, 3 ý kiến phản ánh về thái độ của nhân viên bảo vệ và an ninh bệnh viện. Như vậy, những ý kiến phản ánh về việc không đúng quy trình, giờ giấc làm việc và nội quy bệnh viện chiếm tỷ lệ cao. Đây là những vấn đề mà bệnh viện có thể tự cải thiện và khắc phục. Thái độ của nhân viên y tế cũng là điều mà nhiều người dân còn chưa hài lòng, mặc dù tình trạng cáu gắt với bệnh nhân đã giảm đáng kể, nhưng thái độ thờ ơ, không quan tâm, không hướng dẫn của một số nhân viên y tế đã khiến bệnh nhân và người nhà bức xúc, gọi điện phản ánh qua Đường dây nóng.

 

 

3. Sở Y tế Thanh Hóa đôn đốc các cơ sở y tế khám chữa bệnh về cập nhật thông tin phục vụ hoạt động của Đường dây nóng: Ngày 8 tháng 10 năm 2018, Sở Y tế Thanh Hòa ban hành công văn số 2675/SYT-TTr gửi Giám đốc các bệnh viện công lập và ngoài công lập; giám đốc các trung tâm y tế huyện, thị, thành phố về việc cập nhật danh sách, số điện thoại trực đường dây nóng các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Công văn nêu rõ: hiện tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (trừ bệnh viện Ung bướu mới thành lập) đã có số điện thoại hòa mạng hệ tống tổng đài trực đường dây nóng của Bộ Y tế 1900 9095, tuy nhiên thông tin chưa đầy đủ vì có cán bộ được phân công nhiệm vụ trực đường dây nóng trong thời gian trước nay đã chuyển công tác khác,... Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc rà soát, cập nhật danh sách về số điện thoại trực đường dây nóng ở các cơ sở y tế khám, chữa bệnh; nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh thông qua đường dây nóng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế đề nghị GIám đốc các đơn vị y tế thực hiện một số nội dung say: (1) Tiếp tục tổ chức công khai số điện thoại tổng đài trực đường dây nóng duy nhất của ngành Y tế trên toàn quốc là 1900 9095 tại vị trí dễ thấy và sử dụng thống nhất mẫu bảng thông báo số điện thoại tổng đài trực đường dây nóng của ngành y tế được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; (2) Đối với các Trung tâm y tế, bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân chưa đăng ký số điện thoại đường dây nóng, đề nghị hòa mạng 01 số thuê bao di động làm số điện thoại trực đường dây nóng của đơn vị để thuận tiện cho viejc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân; (3) Đề nghị các đơn vị báo cáo số điện thoại trực đường dây nóng theo mẫu về Sở Y tế trước ngày 15 tháng 10 năm 2018 để Sở Y tế tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế. (424 từ)

 

4. Bệnh viện Tâm thần Trung ương I báo cáo xác minh thông tin phản ánh của người bệnh qua đường dây nóng: ngày 26 tháng 10 năm 2018, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I đã có văn bản số 180/BC-BV gửi Bộ Y tế báo cáo kết quả xác minh thông tin phản ánh của người nhà bệnh nhân thông qua đường dây nóng Bộ Y tế. Công văn nêu rõ, Bệnh viện nhận được thông tin phản ánh qua đường dây nóng của người nhà bệnh nhân vào lúc 11 giờ 25 phút ngày 11 tháng 10 năm 2018 anh L. là người nhà bệnh nhân L.A.T. đã có hồ sơ bệnh án đến khám, nhập viện tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I vào lúc 11 giờ 05 phút ở quầy số 14 của bác sỹ L.V.T., nhưng bác sỹ T. không nhận bệnh nhân và nói đã hết giờ hành chính, yêu cầu bệnh nhân chiều quay lại khám. Anh L. không hài lòng với thái độ của bác sỹ. Sau khi nhận được thông tin phản ánh trên, lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Trung ương cùng I đã làm việc với khoa Khám bệnh tổng hợp để xác minh sự việc. Kết quả như sau: ông L.V.T là điều dưỡng trung cấp của khoa Khám bệnh tổng hợp, không phải là bác sỹ. Lãnh đạo Bệnh viện đã yêu cầu ông L.V.T viết bản tường trình về sự việc. Ông L.V.T. tường trình như sau: Vào hồi 11 giời 10 phút, khi ông L.V.T đang ngồi ở phòng hành chính của khoa thì người nhà bệnh nhân L.V.T đưa bệnh nhân đến khoa với mong muốn cho bệnh nhân nhập viện. Ông T. đã vào máy tiếp nhận người bệnh và bảo người nhà cho bệnh nhân ngồi ghế chờ. Sau đó ông T. đi gọi bác sỹ trực lên khám cho người bệnh để quyết định xem liệu bệnh nhân có đủ điều kiện nhập viện hay không. Có lẽ do tâm lý lo lắng cho người thân và nghĩ ông T. là bác sỹ mà không khám cho bệnh nhân, nên người nhà bệnh nhân đã bức xúc cho rằng ông T gây khó dễ vì thế người nhà bệnh nhân đã gọi điện cho đường dây nóng, Khi bác sỹ trực đến khám cho bệnh nhân và quyết định cho bệnh nhân vào viện. Ông T. đã làm thủ tục để bệnh nhân vào viện và đưa bệnh nhân vào khoa đúng chức chức trách nhiệm vụ được giao. Như vậy vấn đề ở đây là người nhà bệnh nhân chưa hiểu hết nhiệm vụ của ông T là điều dưỡng chứ không phải là bác sỹ có trách nhiệm khám bệnh. Khoa Khám bệnh tổng hợp đã họp và đề nghị ông L.V.T. rút kinh nghiệm trong việc tiếp đón người bệnh, cần giải thích cặn kẽ cho người bệnh và người nhà bệnh nhân để họ có thể hiểu rõ các quy định của bệnh viện. (508 từ)

 

5. Các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh sử dụng kỹ thuật mới phẫu thuật thành công cắt u não cho bệnh nhi 11 tuổi: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 30 tháng 9 năm 2018, các bác sỹ  Bệnh viện Nhi Đồng TP. Hồ Chí Minh đã sử dụng thành công hệ thống định vị thần kinh và kính hiển vi phẫu thuật thành công cho trẻ mắc u não to như trái bóng tennis. Bệnh nhân là bé trai 11 tuổi (ở Sóc Trăng), theo lời kể của gia đình, bé bị đau đầu kéo dài cả tháng, tình trạng ngày càng nặng và bé đi đứng loạng choạng nên gia đình đưa đến bệnh viện bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố để khám. Theo ThS. BS Nguyễn Duy Khải, Trưởng khoa ngoại Thần kinh: Sau khi khám và chụp Cộng hưởng từ MRI các bác sĩ đã phát hiện u não. Do khối u to , khu trú và chèn ép vùng tiểu não trái nên các bác sĩ đã dùng hệ thống định vị thần kinh để xác định chính xác vị trí của khối u não so với vị trí của hộp sọ. Điều này giúp bác sĩ phẫu thuật quyết định đường rạch trên da, đường mổ xương sọ có kích thước bé nhất, gần nhất để tiếp cận với khối u. Xác định rõ ràng ranh giới của khối u với tổ chức não lành, từ đó làm hạn chế tối đa tổn thương của não, đặc biệt là các loại u có cấu trúc giống với tổ chức não lành. BS Khải giải thích thêm. Sau vài giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã bóc tách trọn u to như quả bóng tennis, khu trú và chèn ép vùng tiểu não trái. Trải qua quá trình hồi sức sau mổ, theo dõi sát bé đã hồi phục và được xuất viện khỏe mạnh. Theo các bác sĩ, u não là loại u đặc chiếm tỉ lệ cao ở trẻ em. Điều trị u não ngày nay thường áp dụng đa mô thức kết hợp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và di truyền học. Trong những trường hợp khó như khối u kích thước nhỏ, vị trí sâu, đa ổ thì vai trò của phẫu thuật trong việc sinh thiết để biết rõ bản chất u là điều rất quan trọng. BS  Khải cũng đặc biệt lưu ý đến việc phát hiện sớm của u não. Những dấu hiệu sớm của bệnh bao gồm: Trẻ kêu đau đầu, buồn nôn, bước đi lúc nhanh lúc chậm, loạng choạng. Trẻ có thể nhìn không rõ, hình dạng vật khi nhìn bị méo mó. Tính tình trẻ trở nên trầm hoặc dữ dằn, hay cáu bẳn. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ trở nên chậm lớn hoặc không tăng cân nặng, chiều cao. BS CK1. Nguyễn Cát Phương Vũ cho biết thêm, hiện nay Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh được trang bị máy móc hiện đại với hệ thống định vị thần kinh và kính hiển vi phẫu thuật giúp ích rất nhiều trong việc phẫu thuật cũng như sinh thiết u não.

 

 

6. Các bác sỹ Bệnh viện Lê Lợi thành phố Vũng Tài cấp cứu một du khách bị ngừng tim do sét đánh khi đang tắm biển Vũng Tàu: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 30 tháng 9 năm 2018, trong lúc cùng người thân tắm biển ở Vũng Tàu, một nữ du khách từ thành phố Hồ Chí Minh đã bị sét đánh trúng dẫn tới ngưng tim, ngưng thở. Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu lúc 10h ngày 30/9, tại khoa cấp cứu bệnh viện Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bệnh nhân là N.T.N (41 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh. Bác sĩ cho biết, nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái, giãn đồng tử, ngưng tim ngưng thở. Ê-kíp bác sĩ đặt nội khí quản, ép tim ngoài lồng ngực, hồi sức tích cực cho bệnh nhân. Sau khi được cấp cứu, bệnh nhân có nhịp tim trở lại và đang thở máy. Tuy nhiên, hiện vẫn đang hôn mê. Bác sĩ tiên lượng tình trạng nữ du khách vẫn đang rất nguy kịch. Người thân bệnh nhân cho biết, trước lúc nhập viện chừng 1 giờ đồng hồ, bà N. ra khu vực biển Bãi Sau, TP Vũng Tàu tắm biển. Thời gian này trời chuyển mưa, có sấm sét. Lúc sau mọi người nghe tiếng sét lớn trúng vào bà N. dẫn tới bất tỉnh. Bác sĩ khuyến cáo người dân, khách du lịch không nên tắm biển trong thời tiết có mưa, giông, đồng thời cần tìm nơi trú ẩn an toàn để phòng tránh bị sét đánh. Nếu phát hiện người bị sét đánh, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.

 

7. Các bác sỹ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cứu sống một bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 30 tháng 9 năm 2018, các bác sỹ bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã can thiệp kịp thời cứu bệnh nhân T.V.T.C. (SN 1985, ngụ TP.HCM) xuất huyết ào ạt trong lúc ăn đám cưới mà không biết. Trước đó, anh C. nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn ói ra máu bầm và đi cầu phân đen liên tục. Lượng máu mất đến mức báo động, phải được truyền 3,5 lít máu để bồi hoàn. Vài ngày trước nhập viện, anh C. đi cầu phân đen nhiều lần nhưng không biết đây là dấu hiệu chảy máu tiêu hóa nên không đi khám. Đang ăn tiệc cưới chưa dùng hết món đầu tiên thì anh ói ra máu liên tục thì mới đi cấp cứu. Sau khi hồi được sức tích cực, chụp cắt lớp ổ bụng, các bác sĩ phát hiện phát hiện búi dị dạng mạch máu từ một nhánh của động mạch mạc treo tràng trên, nằm ngay trên thành ruột non đang có dấu hiệu chảy máu. Đây là thủ phạm gây chảy máu kéo dài. Bệnh nhân được hội chẩn, điều trị khẩn cấp bằng phương pháp can thiệp mạch để nút búi dị dạng. Các bác sĩ đã luồn một ống thông đường kính 1mm vào chính xác vị trí chảy máu nút mạch cứu bệnh nhân. Sau 24 giờ, bệnh nhân không còn triệu chứng chảy máu, sức khỏe người bệnh dần phục hồi. Chia sẻ với PV, người nhà bệnh nhân cho biết, nếu không chuyển đến cấp cứu kịp thời, có thể tình trạng bệnh của anh C. đã diễn tiến nguy kịch. Nếu chậm trễ trong cấp cứu, không những ảnh hưởng đến sức khỏe của C. có thể nặng hơn, mà kéo theo đó, gia đình cũng phải lo một khoản chi phí điều trị tốn kém. Sau khi được cấp cứu thành công, gia đình rất vui và biết ơn đội ngũ y bác sĩ bệnh viện đã cứu sống người thân của mình.

 Vị trí chảy máu âm thầm trong ruột bệnh nhân trước khi cấp cứu. Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Thuyết, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, người trực tiếp thực hiện thủ thuật, can thiệp mạch cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa là một kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu. Theo kinh điển, người bệnh chảy máu ruột non ào ạt như thế này cần được mổ cắt đoạn ruột đang chảy máu. Tuy nhiên, cuộc mổ thường khó khăn, do không dễ tìm thấy vị trí chảy máu trong lòng ruột. Với kỹ thuật can thiệp mạch, người bệnh tránh được cuộc mổ lớn, không cần phải cắt bỏ đoạn ruột, thời gian phục hồi nhanh, thời gian cần nằm viện ngắn. (504 từ)

 

8. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã cứu sống một bệnh nhân cao tuổi bị thương nặng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 01 tháng 10 năm 2018, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, Trưởng Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Nam cho biết, các bác sỹ của Bệnh viện vừa cứu sống kịp thời một cụ bà bị đa thương nặng. Theo thông tin trước đó, lúc 13 giờ 43 phút, chiều 30/9, Khoa Cấp cứu BVĐK Quảng Nam tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị L. (68 tuổi, trú tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) bị tai nạn giao thông. Khi nhập viện, bà L. bị đa thương nặng vùng đầu, mặt, mũi, chấn thương sọ não, gãy xương cẳng tay trái, dập nát toàn bộ khối mũi trán và đứt dây thần kinh thị giác trái. Tại đây, bệnh nhân L. được sơ cứu bằng cách băng thun cầm máu, chụp CT Scanner sọ não, XQ xương cẳng tay trái, hội chẩn cấp cứu, thành lập kíp mổ khẩn cấp. Sau đó, bà L. được chuyển đến Khoa Gây mê tiến hành cầm máu, kết hợp xương, tạo hình vết thương vùng mặt, mũi, mắt… Hiện tại, bệnh nhân L. đã qua cơn nguy kịch và đang được các y, bác sĩ BVĐK tỉnh Quảng Nam tiếp tục điều trị. (238 từ)

 

9. Các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật thành công nội soi 3D cho một bệnh nhân mắc khối sa sinh dục: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 01 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế đã sử dụng kỹ thuật nội soi 3D phẫu thuật thành công cho một nữ bệnh nhân mắc khối sa sinh dục. Ca phẫu thuật được các bác sỹ Bệnh viện T.Ư Huế cơ sở 2 (H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế). Theo các bác sỹ, đó là một ca phẫu thuật treo tử cung vào mỏm nhô trong điều trị sa sinh dục. Người được thực hiện ca phẫu thuật là bệnh nhân nữ B.T.N (55 tuổi, ngụ H.Phong Điền). Bệnh nhân nhập viện với triệu chứng són tiểu. Bệnh bà N. khởi phát cách đây 3 năm, mỗi lần làm việc nặng xuất hiện khối sa ra ngoài vùng âm hộ, càng về sau khối sa càng ngày càng to và sau này gây són tiểu. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tại khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 chẩn đoán là sa sinh dục độ III/són tiểu và chỉ định phẫu thuật nội soi 3D treo tử cung vào mỏm nhô. Ê kíp mổ gồm thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Trọng Nam (Trưởng Ê kíp), bác sĩ nội trú Lê Hữu Thắng và  bác sĩ CKI (gây mê) Trương Ngọc Phước thực hiện. Sau 3 ngày phẫu thuật, hiện nay bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn, tiểu tiện bình thường, thoải mái, không còn khối sa ra ngoài âm hộ. Bệnh nhân chỉ đau nhẹ ngày đầu sau mổ, các ngày sau hoàn toàn không đau. Phẫu thuật nội soi với nhiều ưu điểm như: ít đau sau mổ, thời gian hồi phục và trở lại công việc thường ngày nhanh, thời gian nằm viện ngắn, chi phí điều trị giảm, ít tai biến hơn, sẹo mổ nhỏ,… đã được áp dụng để thực hiện các phẫu thuật điều trị các bệnh phụ khoa có chỉ định phẫu thuật. Đặc biệt, phẫu thuật nội soi 3D còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội trong phẫu thuật như: phẫu trường mổ rộng rãi hơn, thấy rõ các cơ quan hơn giúp giảm tỷ lệ biến chứng trong mổ. Theo tác giả Peter Von Theoba, tỷ lệ thành công sau phẫu thuật nội soi treo vào mõm nhô điều trị sa sinh dục là 96%. Đã có rất nhiều báo cáo trên thế giới và trong y văn về phẫu thuật nội soi treo tử cung vào mỏm nhô, riêng trong nước từ trước đến nay, xuất hiện một vài báo cáo về phẫu thuật nội soi ổ bụng 2D treo vào mỏm nhô. Đặc biệt, chưa thấy báo cáo nào về phẫu thuật nội soi ổ bụng 3D treo vào mỏm nhô. Theo các bác sĩ ê kíp thực hiện phẫu thuật ca bệnh khó nói trên, sa sinh dục hay còn gọi là sa các cơ quan trong vùng chậu (POP = pelvic organ prolapsus) được biết đến là do tình trạng suy yếu của hệ thống nâng đỡ náy chậu dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo. (553 từ).

 

10. Các bác sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cứu sống một nạn nhân bị rơi từ tâng 5: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 01 tháng 10 năm 2018, anh Đ.P.K (54 tuổi) ở Phú Thọ, đang vận chuyển vật liệu xây dựng bằng thang vận lên đến tầng 5 thì bất ngờ hệ thống điện bị trục trặc khiến người và toàn bộ vật liệu rơi tự do, toàn bộ cơ thể đa chấn thương, nguy kịch; bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện TWQĐ 108 trong tình trạng rất nghiêm trọng, đe dọa tử vong bất cứ lúc nào. Tình trạng sốc đa chấn thương gồm: chấn thương ngực, dập phổi tràn máu tràn khí khoang màng phổi bên trái, gãy nhiều xương sườn bên trái, gãy 1/3 trên xương đùi phải, gãy mỏm khuỷu cánh tay phải và nhiều vết thương phần mềm. Các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nhanh chóng cấp cứu, hội chẩn liên khoa, bao gồm các bác sỹ khoa Cấp cứu, khoa Ngoại lồng ngực, khoa Chấn thương chỉnh hình, khoa Hồi sức và Gây mê) để đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất và tiến hành phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật gặp nhiều vấn đề phức tạp, bệnh nhân bị sốc mất máu, huyết động phải duy trì thuốc vận mạch liều cao, thùy dưới phổi bên trái bị dập và rách sâu do các mảnh xương sườn gãy găm vào gây chảy máu khó cầm nhiều vị trí. Các bác sĩ, phẫu thuật viên khoa ngoại lồng ngực, khoa chấn thương chỉnh hình kết hợp xử lý đồng thời. Cuộc mổ kéo dài trong 4 giờ, bệnh nhân phải bù tổng số 9 lít máu. Bác sỹ Vũ Quang Hưng – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết: Sau mổ, giai đoạn khó khăn nhất vẫn kéo dài nhiều ngày trong thời gian hồi sức tại khoa. Quá trình chảy máu trong khoang màng phổi của bệnh nhân vẫn tiếp diễn. Trong hai ngày đầu, bệnh nhân vừa được bù chọn lọc các chế phẩm máu, vừa được tiến hành các biện pháp điều trị nội khoa để cầm máu. Trong những ngày tiếp sau, tình trạng hô hấp cải thiện kém do lồng ngực bị chấn thương, bệnh nhân không ho khạc được. Đến nay, sau hai tuần điều trị tình trạng bệnh nhân đã ổn định, cai được máy thở, tập vận động tại giường và chuẩn bị ra viện. Việc cấp cứu và điều trị thành công bệnh nhân đa chấn thương nặng thể hiện sự phối hợp khẩn trương, hiệu quả của các chuyên khoa, sự theo dõi tỉ mỉ từng ngày, từng giờ diễn biến bệnh và xử trí kịp thời các tình huống bất thường, áp dụng tổng hợp các biện pháp, kỹ thuật đúng chỉ định, đúng thời điểm của các bác sĩ Bệnh viện. Mặc dù Bệnh viện không có quy trình báo động đỏ như một số bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng hình thức phối hợp giữa các khoa trong việc cấp cứu bệnh nhân đã giúp Bệnh viện thành công trong việc cứu sống bệnh nhân. (549 từ)

 

11. Trong tháng 9 năm 2018, số người cho biết không hài lòng về dịch vụ y tế ở thành phố Hồ Chí Minh đã tăng so với tháng trước và cùng kỳ 2017: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02tháng 10 năm 2018, Sở Y tế TPHCM cho biết, trong tháng 9-2018, số lượt ý kiến không hài lòng của người bệnh tăng rõ ở 3 nội dung: dịch vụ tiện ích phục vụ người bệnh, dịch vụ giữ xe, an ninh trật tự bệnh viện. Trong đó, với 298 lượt ý kiến phản ánh không hài lòng ở nội dung dịch vụ tiện ích phục vụ người bệnh và 315 lượt phản ánh không hài lòng ở nội dung dịch vụ giữ xe khi đến bệnh viện khám bệnh là 2 nội dung có lượt khảo sát không hài lòng tăng nhiều nhất so với tháng 8-2018 và cùng kỳ. Cũng theo Sở Y tế, phần mềm tổng hợp kết quả của hệ thống ki-ốt khảo sát không hài lòng của người bệnh (đặt tại khoa khám bệnh của các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế TPHCM) cho thấy trong tháng 9 có tổng cộng 6.126 lượt ý kiến không hài lòng, tăng  2% so với tháng cùng kỳ năm 2017. Sở Y tế đề nghị các bệnh viện chủ động tìm nguyên nhân để cải tiến chất lượng đối với các nội dung có biến động tăng về số lượt ý kiến không hài lòng; phòng quản lý chất lượng cần tham mưu ngay cho ban giám đốc bệnh viện các vấn đề để cải tiến chất lượng, hướng đến phục vụ tốt người bệnh. Hầu hết nội dung khảo sát các khâu trong khám chữa bệnh ngoại trú đều tăng so với tháng 8/2018, trong đó có 3 nội dung có số lượt phản ánh không hài lòng tăng nhiều nhất so với tháng 8/2018 là “Các dịch vụ tiện ích phục vụ người bệnh” (298 lượt, tăng 53,6%); “Dịch vụ giữ xe khi đến bệnh viện khám bệnh” (315 lượt, tăng 51%) và  “An ninh trật tự của bệnh viện” (292 lượt, tăng 34,2%). Nếu so sánh tổng số lượt ý kiến không hài lòng của người bệnh trong 9 tháng đầu năm 2018 và 9 tháng đầu năm cùng kỳ trong năm 2017: số lượt ý kiến không hài lòng giảm khá rõ 39,7% (38.154 lượt so với 63.268 lượt). Việc các bệnh viện triển khai ki ốt khảo sát sự hài lòng của người bệnh là một trong những biện pháp của Sở Y tế để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh trong các cơ sở y tế. (453 từ)

 

12. Các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh tạo hình thành công bàn tay của bé gai bị container cán nát: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ khoa Bỏng chỉnh trực, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã phẫu thuật tạo hình bàn tay bị giập nát cho bé gái P.L.H.T (14 tuổi, ngụ tại Bình Dương) có ước mơ trở thành nhà thiết kế. Trước đó, theo lời người mẹ kể, vào sáng ngày 24/9 khi chị đang chở 2 con song sinh đến trường trên đường Mỹ Phước Tân Vạn, TX Dĩ An (Bình Dương) thì xảy ra va chạm với xe container. Sau cú va chạm mạnh, xe máy bị kéo lê một đoạn, chị và con trai ngã ra ngoài còn bé gái H.T thì bị cuốn vào gầm container, bị bánh xe cán nát một bàn tay. Gia đình vội đưa bé đi cấp cứu. Sau khi sơ cứu tại một cơ sở y tế gần đó, bé P.T.H.T đã được chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 2 trong trạng thái còn tỉnh táo. Khi nhập viện, BS.CK2 Trương Anh Mậu - Phó khoa Bỏng chỉnh trực cho biết, bàn tay của bé bị giập nát các xương, cơ, mạch máu… do bị bánh xe container cán qua. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy thương tích rất nặng nề, rất khó để phẫu thuật và tạo hình lại bàn tay của bé nên nguy cơ bị tháo khớp là rất lớn. Tuy nhiên, người cha tha thiết là mong muốn giữ lại bàn tay cho con gái để không ảnh hưởng thẩm mỹ, tâm lý. Đặc biệt, người cha có thổ lộ, ước mơ sau này của bé là trở thành nhà thiết kế. Trước nguyện vọng đó, các bác sĩ trực đã tiến hành hội chẩn khẩn cấp và quyết định xử trí tổn thương, phẫu thuật tạo hình ngay. Ê-kíp đã cố gắng bảo tồn được 4 ngón tay cho bệnh nhi. Sau phẫu thuật, các ngón tay đã hồng hào hơn, tuy nhiên bệnh nhân vẫn được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa. Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Khi xảy ra tai nạn, người nhà cố gắng nhanh chóng đưa người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu vết thương. Sau đó chuyển người bị thương vào cơ sở y tế đủ điều kiện để điều trị. (426 từ)

 

13. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Đức Giang Hà Nội thực hện mở hộp sọ cứu sống bệnh nhân bị chảy máu não ồ ạt: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Đức Giang Hà Nội đã mở hộp sọ để cứu một bệnh nhân vị khối máu tự trong não không ngừng lan rộng. Bệnh nhân Lê T.T. (44 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) đến BV đa khoa Đức Giang khám do đột ngột đau đầu, nói ngọng. Bệnh nhân đã được các bác sĩ thăm khám, chụp CT sọ não, phát hiện trong não có khối máu tụ. Tuy nhiên sau nhập viện, tình trạng bệnh nhân xấu đi rất nhanh, rơi vào trạng thái hôn mê kèm liệt nửa người trái. Kết quả chụp CT sọ não lần 2 cho thấy khối máu tụ trong não đã lan rộng, kích thước gấp 3-4 lần so với ban đầu, gây chèn ép các tổ chức xung quanh, sức khoẻ nguy kịch. Ngay lập tức, BV tổ chức hội chẩn liên khoa, chỉ định mở hộp sọ, giải phép chèn ép não cho bệnh nhân, lấy máu tụ và cầm máu. BS Trần Minh Tân, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, ca mổ kéo dài 3 giờ căng thẳng. Bác sĩ thực hiện mở 1 miếng xương rộng ở bán cầu não, tương ứng vùng chảy máu não, đồng thờ mở nhu mô não lấy ra được nhiều máu tụ và tìm được vị trí chảy máu để cầm máu. Mảnh xương cắt rời khỏi hộp sọ bệnh nhân đã được nuôi dưỡng ở trung tâm bảo quản mô, khi bệnh nhân hồi phục sẽ tiến hành mổ lần 2 để ghép lại. Theo BS Tân, đây là cuộc mổ lớn rất nhiều nguy cơ, nếu không kịp thời phẫu thuật mở sọ giải áp và lấy bỏ khối máu tụ, bệnh nhân sẽ khó giữ được tính mạng. Chưa kể, bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, gan đã có dấu hiệu bị xơ, xét nghiệm trước mổ cho thấy tiểu cầu xuống thấp, còn 80, trong khi người bình thường từ 150-450, nên khó đông máu, dễ xảy ra chảy máu không kiểm soát được trong và sau khi phẫu thuật. Chính vì vậy, song song với việc phẫu thuật, bác sĩ phải truyền tiểu cầu và truyền máu cho bệnh nhân. Sau mổ 1 tuần, bệnh nhân cai được máy thở, tri giác tỉnh táo, nhận biết được người thân, sau 10 ngày, anh T. đã có thể ăn dù còn yếu. Và đến nay, sau gần 1 tháng phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục tốt, chờ phẫu thuật lần 2. (466 từ)

 

14. Các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho hai thanh niên nghiện bóng cười:  Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai hiện đang điều trị cho 2 bệnh nhân nghiện bóng cười gây tổn thương thần kinh và tủy sống. Theo người nhà bệnh nhân, thay vì mua từng quả bóng cười, nam sinh Hà Nội tự mua bình khí N2O về nhà sang chiết, hít dần. ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, hiện trung tâm đang điều trị cho 2 nam thanh niên nghiện bóng cười. Bóng cười thực chất là những trái bóng bay được bơm khí N2O. Trong đó có trường hợp nam sinh Nguyễn Tân Thanh, 21 tuổi, Hà Nội. Thanh bắt đầu hít bóng cách đây 2 năm do được bạn mời, sau đó “nghiện” dần, chủ động hít. Để có thể thoải mái chiêu đãi bạn bè, nam sinh này thường mua hẳn bình khí N2O 5 kg trị giá 1,1 triệu đồng về tự bơm. Lượng khí này bơm được 50 quả lớn hoặc hơn 100 quả nhỏ. 6 tháng trở lại đây, hầu như ngày nào Thanh cũng hít 20 quả bóng cười mỗi ngày. Gần đây, nam thanh niên thấy tay chân yếu dầu nên đi khám, cuối tuần qua, được chuyển đến Trung tâm chống độc điều trị trong tình trạng tổn thương thần kinh, tổn thương tủy sống, tê bì 2 chân. BS Nguyên cho biết, những trường hợp dùng bóng cười đơn thuần phải nhập viện điều trị như Thanh không nhiều, thay vào đó là các ca dùng bóng cười phối hợp với các loại ma túy thế hệ mới, ngày nào cũng có bệnh nhân mới nhập viện. Sau hít, bóng cười sẽ làm cơ thể phấn khích, vui vẻ, sảng khoái, tuy nhiên cảm giác này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Sau ngưng sử dụng, người dùng sẽ thấy mệt, trằn trọc, bồn chồn, lơ đãng, chán chường, ngủ li bì. Khi tăng cấp độ và sử dụng thường xuyên, bóng cười có thể gây loạn thần. “Bóng cười khi vào cơ thể sẽ chiếm chỗ oxy, ức chế thần kinh trung ương. Thiếu ít oxy sẽ tạo cảm giác hưng phấn thoáng qua nhưng thiếu nhiều sẽ khiến người hít hôn mê, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, tử vong do biến chứng tim mạch. Ngoài ra những trường hợp dùng cả quả bóng chụp lên đầu để tận hưởng cảm giác sảng khoái lâu dài cũng có thể bị ngạt thở, dẫn tới tử vong”, BS Nguyên nhấn mạnh. Ngoài ra loại khí này cũng gây rối loạn cảm giác, ức chế tủy sống gây thiếu máu do suy tủy. Với nam giới, hít bóng cười thường xuyên sẽ làm giảm sản sinh tinh trùng, nữ giới dễ bị sảy thai.

Với những trường hợp tổn thương thần kinh do hít nhiều khí cười, BS Nguyên cho biết sẽ cần điều trị tại BV tối thiểu 1-2 tuần, nhiều trường hợp phải hỗ trợ thở oxy, sau đó phải định kỳ quay lại tiêm giải độc để cải thiện tình trạng tổn thương trên não. (551 từ)

 

15. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Kiên Giang cấp cứu thành công lấy dị vật ra khỏi dạ dày của một bệnh nhân: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02 tháng 10 năm 2018, từ triệu chứng đau của bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Kiên Giang tiến hành chụp X - quang, kết quả cho thấy trong dạ dày bệnh nhân E. có 2 chiếc thìa (muỗng) có chiều dài 18-20cm. Bác sĩ CK1 Nguyễn Thành Trung, Phó trưởng Khoa Nội soi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cho biết, bệnh viện vừa thực hiện nội soi cấp cứu thành công trường hợp dị vật nguy hiểm trong dạ dày. Trước đó, chị Ph.T.E. (29 tuổi, ngụ xã Bình An, huyện Châu Thành) được đưa vào khoa cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh với triệu chứng tức vùng thượng vị, kèm nôn ói. Các bác sĩ cho chụp X-quang. Kết quả cho thấy trong dạ dày của chị E. có 2 cây muỗng bằng kim loại. Ngay sau đó, bệnh nhân được đưa xuống Khoa Nội soi của bệnh viện để phẫu thuật và đã gắp thành công 2 cái muỗng bằng kim loại, dài khoảng 18 - 20. Theo bác sĩ CK I Nguyễn Thành Trung, đây là trường hợp mắc dị vật khó và rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Nếu không can thiệp kịp thời, dị vật xuống ruột có thể gây thủng ruột hoặc vào ổ bụng gây tổn thương các cơ quan trong ổ bụng, như các mạch máu lớn, gan, mật, lách, thận… có thể dẫn đến tử vong. Người nhà không giải thích được vì sao 02 chiếc muỗng to như thế lại nằm trong dạ dày chị E. Tuy nhiên, gia đình cho biết chị E. đang mắc bệnh trầm cảm. (322 từ)

 

16. Các bác sỹ Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai phẫu thuật thành công cắt nang gan khỏng lồ cho một bệnh nhân: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 02 tháng 10 năm 2018, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi cho bà V. và cắt nang gan có kích thước 10cm. Đây được xem là một khối u nang lớn, hiếm gặp, nếu không được phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục, sức khỏe ổn định, ăn uống bình thường. Trước đó, bệnh nhân Thiều Thị V. (69 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng da tái, mệt mỏi, liên tục nôn ói. Qua lời người nhà bệnh nhân thông tin, khoảng 4-5 ngày trước khi nhập viện, bà V. rơi vào tình trạng khó ăn uống, ăn vào sẽ bị nôn ói. Do các biểu hiện bệnh, bước đầu, các bác sĩ nghi bà V. bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên sau khi thăm khám, chụp phim,… các bác sĩ phát hiện bà V. có một khối u nang kích thước lớn (10cm), chiếm gần 2/3 thùy phải của gan. U nang nhô cao đã chèn ép, đẩy cơ hoành lên cao, gây ra hiện tượng nôn ói. Do ca bệnh khá phức tạp nên các bác sĩ tại bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt chỏm nang gan cho bệnh nhân V.. Sau khi phẫu thuật, sức khỏe bà V. dần ổn định, ăn uống đi lại bình thường. Về ca bệnh này, bác sĩ Trần Ngọc Lưỡng, khoa Ngoại tổng quát cho biết, đây là một ca u nang hiếm gặp vì kích thước khối u rất lớn. Do được can thiệp không quá muộn nên sức khỏe của người bệnh sớm ổn định. Trường hợp nếu phát hiện chậm trễ, để lâu dài người bệnh sẽ bị suy kiệt sức khỏe, khả năng khối u bị vỡ rất cao, sẽ gây biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, bác sĩ Lưỡng khuyến cáo người dân cần ăn uống hợp vệ sinh, khám sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bệnh nhằm can thiệp kịp thời. (386 từ)

 

17. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh cứu sống hai bệnh nhân vỡ gan phức tạp nhờ quy trình báo động đỏ: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 03 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi (TP.HCM) đã cứu sống hai bệnh nhân bị vỡ gan phức tạp nhờ quy trình báo động đỏ. Bệnh nhân thứ nhất là chị ĐMK (24 tuổi, ở Long An), nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đe dọa tính mạng do có dấu hiệu sốc mất máu nặng. Người nhà cho biết chị K. bị tai nạn giao thông và được chuyển tới bệnh viện (BV) địa phương sơ cứu ban đầu. Tại BV đa khoa khu vực Củ Chi, các bác sĩ (BS) khoa Cấp cứu báo cáo lãnh đạo BV và tiến hành kích hoạt báo động đỏ. Ngay sau đó, BV huy động toàn bộ nhân lực và xác định chị K. bị vỡ gan độ 5 gây mất nhiều máu trong ổ bụng. Các BS vừa mổ vừa truyền máu cho chị K. Do tổn thương gan vỡ quá phức tạp nên các BS quyết định chèn ép mô gan vỡ bằng gạc và thắt động mạch gan khống chế mất máu. Các BS ghi nhận lượng máu mất trong ổ bụng chị K. là 2.500 ml. Trong quá trình phẫu thuật, chị K. được truyền 8 đơn vị máu. Hiện sức khỏe chị K. đã ổn định. Bệnh nhân thứ hai là chị NTT (26 tuổi, ở Tây Ninh). Sau khi va chạm với xe tải, chị T. được BV địa phương sơ cứu rồi chuyển tới BV đa khoa khu vực Củ Chi trong tình trạng vật vã, da niêm xanh nhợt, mạch yếu. Chưa hết, bụng chị T. chướng căng, chọc dò ra nhiều máu không đông. Kết quả chụp CT xác định gan vỡ đứt rời hai thùy. Ngay lập tức, BV kích hoạt “báo động đỏ” và chuyển chị T. vào phòng mổ. Phát hiện máu ổ bụng chị T. mất khoảng 3.000 ml, gan vỡ đứt rời hai thùy đang chảy máu dữ dội, các BS nhanh chóng dùng chỉ chuyên dụng thắt các mạch máu và khâu ghép mô gan vỡ. Tiếp theo, các BS sử dụng bảy miếng gạc lớn bọc ép mô gan lại. Hiện chị T. cũng đã hồi phục sức khỏe (415 từ).

 

18. Nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắc Nông bị khởi tố hình sự vì sai phạm trong đầu tư xây dựng: . Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 03 tháng 10 năm 2018, Cơ quan CSĐT tỉnh này vừa khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với nguyên Giám đốc Bệnh viện đa Khoa tỉnh Đác Nông, Nguyễn Mạnh Cường về hành vi “thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Cường bị khởi tố vì để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý sử dụng thuốc, vật tư y tế tại Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Nông. Theo đó, tháng 10-2004, tỉnh Đác Nông phê duyệt dự án nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Nông giai đoạn 1 là 176 tỷ đồng. Đến tháng 6-2008, điều chỉnh tăng gần 215 tỷ đồng, và tiếp tục điều chỉnh tăng lên 233 tỷ đồng vào tháng 10-2011. Chủ đầu tư dự án là Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Nông, do ông Nguyễn Mạnh Cường làm Giám đốc. Đến năm 2014, Thanh tra tỉnh Đác Nông đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị y tế, mua sắm và quản lý sử dụng thuốc, vật tư y tế tại dự án này. Về cá nhân chịu trách nhiệm chính các sai phạm thuộc về ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Nông, giai đoạn 2004-2011. Tuy nhiên, sau khi có kết luận của Thanh tra tỉnh Đác Nông, ông Cường bỗng dưng phát nhiều trọng bệnh, như: thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, nhồi máu não cũ, tăng huyết áp độ II, rối loạn mất ngủ kéo dài và rối loạn trí nhớ. Kết luận giám định cho thấy, tỷ lệ mất khả năng lao động 76%, kèm theo bệnh án “tâm thần” nên gây khó khăn trong việc xử lý trách nhiệm cá nhân đối với ông Cường (363 từ).

 

19. Điều dưỡng Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã dùng tiền cá nhân để mua tã, sữa cho trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 04 tháng 10 năm 2018, hiện Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhân dân Gia định đang chăm sóc cho 3 bệnh nhi sơ sinh bị mẹ đẻ bỏ rơi ở Bệnh viện. BS Trương Thị Mai Thanh, Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho biết các điều dưỡng đã bỏ tiền cá nhân để mua tã và sữa cho các cháu. Trường hợp đầu tiên là một bé gái 72 ngày tuổi, con sản phụ khai tên B.T.N.M (ngụ TP.HCM). Ngày 17/7, chị M. sinh một bé gái nặng 2.2 kg, đủ tháng nhưng còi cọc hơn những trẻ thường và bị bệnh tim bẩm sinh, phải chuyển lên khoa Sơ sinh chăm sóc. Tuy nhiên sau khi lâm bồn không lâu, nữ bệnh nhân đã bất ngờ biệt tích đến nay. Bé trai thứ hai là con của sản phụ N.M.C (quê Cần Thơ). Bé được sinh ra khi mới 35 tuần tuổi nên bị nhiễm trùng, nặng chỉ 1.6kg. Thời gian đầu không bú và không thở được, ekip điều trị phải cho đứa trẻ ăn qua đường tĩnh mạch, truyền CPAP, dùng kháng sinh. Sau 24 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi dần ổn định. Hiện bé đã 54 ngày tuổi và nặng 2.9kg. "Bé sinh ngày 26/8, nặng 2.3kg, còi hơn những trẻ bình thường dù đủ tháng. Chúng tôi cũng phải đưa bé lên khoa Sơ sinh để chăm sóc. Hiện con đã 37 ngày tuổi, nặng 3.250 gram. Lúc vào sanh nười mẹ có để lại số điện thoại nhưng khi chị mất tích, các điều dưỡng có tìm gọi nhưng không liên lạc được" – BS Thanh nói. "Trẻ bị mẹ bỏ rơi nên các y bác sĩ, điều dưỡng ai cũng thương, dù bận rộn nhưng ai cũng dành thời gian chia nhau ra chăm sóc, cho các bé bú sữa, tắm rửa. Có điều dưỡng còn nhịn chút tiền để mua tã sữa cho bé, lấy đồ của trẻ ở nhà đem lên cho các con mặc. Bé nào lớn rồi thì quần áo lại để dành cho những bé sau" – Trưởng khoa Sơ sinh tâm sự. Với trẻ đến ngày khai sinh, các điều dưỡng cũng phải lo luôn khâu đặt tên cho bệnh nhi. Hàng trăm cái tên đã ra đời trong hoàn cảnh không ai muốn. Đại diện Phòng Kế hoạch tổng hợp của BV cho biết, thông thường sau khi người mẹ trốn khỏi BV, hồ sơ của bệnh nhi sẽ được chuyển xuống phòng để làm thông báo trình ban Giám đốc và gửi đi UBND phường để cơ quan chức năng niêm yết, thông báo trên báo đài để người nhà biết tin đến nhận. Sau 7 ngày nếu vẫn không có tin tức gia đình, cơ quan chức năng sẽ tiến hành làm thủ tục, duyệt hồ sơ của những người có nhu cầu nhận con nuôi. Nếu vẫn không khả thi thì BV sẽ làm công văn gửi lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tính đến chuyện chuyển trẻ qua các Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ xã hội.Quá trình này thường kéo dài khoảng 30 ngày. Người muốn nhận con nuôi phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Luật Nuôi con nuôi do Nhà nước quy định như điều kiện tài chính, nhân thân, hôn nhân... Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do UBND cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận (664 từ).

 

20. Các bác sỹ Bệnh viện da khoa khu vực Thủ Đức và Bệnh viện Nhân dân Gia định cứu sống một bệnh nhân vị cưa máy cắt ngang bụng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 04 tháng 10 năm 2018, với quy trình báo động đỏ liên viện, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức và Bệnh viện Nhân dân Gia định đã cứu sống một bệnh nhân bị tai nạn lao động, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân là anh L.T.G. (sinh năm 1975, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) trong lúc cầm máy cưa, không may bị vướng vào áo, té ngã và bị cưa cắt ngang vào bụng, được đồng nghiệp rút cưa và đưa vào khoa Cấp cứu BV Đa khoa khu vực Thủ Đức trong tình trạng da niêm nhợt nhạt, lơ mơ, vã mồ hôi, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, thở ngáp cá, vết thương toác thành bụng từ rốn đến giữa đùi trái, lòi ruột ra ngoài.  Bác sĩ khoa Cấp cứu nhận định bệnh nhân sốc mất máu nguy kịch, ngay lập tức lập 3 đường truyền, xả dịch, giảm đau, đăng ký máu khẩn, kích hoạt báo động đỏ nội viện và chuyển bệnh nhân lên phòng mổ. Trong quá trình di chuyển bệnh nhân ngưng tim ngưng thở, được hồi sinh tim phổi tích cực trên đường chuyển vào phòng mổ cấp cứu. Tại phòng mổ, bệnh nhân vừa được hồi sức tích cực vừa phẫu thuật khẩn cấp, phẫu thuật viên xác định bệnh nhân bị đứt động mạch chậu ngoài bên trái 8cm, rách tĩnh mạch chậu ngoài trái 6cm, đứt đôi đại tràng sigma, thủng hồi tràng 2 vị trí cách góc hồi manh tràng 1.5m. Do xác định vết thương mạch máu phức tạp đe doạ tử vong ngay trên bàn mổ, BV Đa khoa khu vực Thủ Đức đã kích hoạt báo động đỏ liên viện đến BV Nhân Dân Gia Định. Nhận được tín hiệu hỗ trợ khẩn cấp, ngay lập tức ê-kíp bác sĩ của BV Nhân Dân Gia Định mang theo những dụng cụ mảnh ghép động mạch đã đến thẳng phòng mổ của BV Đa khoa khu vực Thủ Đức để cùng phối hợp can thiệp phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Trong quá trình mổ, bệnh nhân được truyền 13 đơn vị hồng cầu lắng, 8 đơn vị huyết tương tươi. 2 ngày sau mổ, tri giác bệnh nhân có dấu hiệu phục hồi, mạch, huyết áp ổn định, đồng tử 2 bên có phản xạ ánh sáng, tiểu tốt, các chỉ số xét nghiệm dần ổn định, siêu âm mạch máu chi dưới không phát hiện hẹp hay tắc mạch. Tuy qua khỏi nguy kịch, nhưng tiên lượng bệnh nhân còn nặng, có nguy cơ tắc mạch, xuất huyết, tổn thương đa cơ quan sau ngưng tim ngưng thở, nhiễm trùng – nhiễm độc. Hiện tại, bệnh nhân tiếp tục được điều trị và theo dõi sát tại khoa Hồi sức tích cực của BV Đa khoa khu vực Thủ Đức (528 từ).

 

21. Các bác sỹ Bệnh viện Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh cứu sống một nạn nhân bị tai nạn giao thông làm đứt lìa gan: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 05 tháng 10 năm 2018, khoảng 12h ngày 2/10, bệnh nhân T.H.L (quận Thủ Đức, sinh năm 2000) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Quận Thủ Đức do tai nạn giao thông. Bệnh nhân dù tỉnh táo nhưng nhanh chóng có các dấu hiệu sốc mất máu như huyết áp tụt, mạch tăng, da xanh nhợt, chi lạnh. Bệnh nhân được hồi sức tích cực và chụp CT, đồng thời ê-kíp trực bật báo động đỏ toàn viện. Kết quả CT cho thấy bệnh nhân bị vỡ gan nặng, gan trái gần như bị đứt lìa, dịch ổ bụng nhiều (1,3 lít máu chảy trong ổ bụng). Ngay lập tức, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật cắt thùy gan trái cầm máu, kiểm tra các tổn thương trong ổ bụng. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 tiếng diễn ra thành công, bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Ngoại tổng quát. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 6 tháng đầu năm nay, toàn quốc xảy ra 8.999 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.103 người, bị thương 7.027 người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đường bộ là người điều khiển phương tiện giao thông đi sai làn đường, vượt xe sai quy định, sử dụng rượu bia, vi phạm quy trình thao tác lái xe, phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật (299 từ).

 

22. Các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố dùng phương pháp bắc ầu nối mạch máu phẫu thuật thành công cứu sống một bệnh nhi: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 051 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã dùng phương pháp bắc cầu nối mạch máu để phẫu thuật cứu bé trai 7 tuổi (Đồng Tháp) liên tục ói ra máu vì tăng áp tĩnh mạch cửa do dị dạng. Theo thông tin, lúc khoảng 5 tuổi, bé trai đã từng ói ra máu 1 đợt và được truyền máu. Một tháng sau bé tiếp tục ói máu, đau bụng âm ỉ, người nhà cho bé sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc được một tháng. Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, cách đây hai tuần, do ói ra máu liên tục, ước lượng khoảng hơn 1 chén cơm nên bé được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương. Tại bệnh viện, hàm lượng hồng cầu của bé chỉ còn 20%. Lập tức, bé nhanh chóng được truyền máu, ổn định huyết động và chuyển ngay đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Kết quả siêu âm và CT Scan cho thấy, bé bị tăng áp tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch cửa trái và phải dãn ngoằn ngoèo, dãn toàn bộ đường mật trong và ngoài gan, lách to. Bệnh nhi bị nôn ra máu, xuất huyết tiêu hóa nên phải can thiệp điều trị sớm. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định phương án giải áp tĩnh mạch cửa: phẫu thuật bắc cầu tĩnh mạch cửa để chuyển hướng lượng máu từ tĩnh mạch cửa vào các tĩnh mạch khác. Dùng 1 đoạn tĩnh mạch cảnh trong ở cổ làm cầu bắc ngang giải áp cho tĩnh mạch cửa qua tĩnh mạch mạc treo tràng trên ở ruột. ThS BS Tạ Huy Cần, Trưởng khoa Ngoại tổng quát cho biết, đây là kỹ thuật phẫu thuật cực kỳ khó và tỉ mĩ vì tĩnh mạch cực kỳ mỏng và nhỏ, dưới 0,1 mm, đòi hỏi êkíp phẫu thuật phải hiểu ý nhau, tinh tế, chỉ cần đi lệch hoặc thao tác thiếu chính xác sẽ làm rách mạch máu, phải nối lại chắc chắn không tốt và gây ảnh hưởng đường máu đi. ThS BS Nguyễn Thị Cẩm Xuyên thuộc kíp mổ cho biết, nếu tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa kéo dài, bệnh nhi sẽ bị xuất huyết nặng và ồ ạt, đe dọa tính mạng. Đây là ca bắc cầu nối mạch máu vô cùng khó, số ca trong nước thành công đếm trên đầu ngón tay khi làm phẫu thuật này đối với bệnh nhi. Sau ca phẫu thuật kéo dài gần 5h, hiện lưu lượng máu dẫn về gan và cầu bắc thông nối rất tốt. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã dần hồi phục, ổn định, dự kiến sẽ xuất viện trong thời gian tới (503).

 

23. Các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ cấp cứu thành công một bệnh nhi bị rắn lục cắn: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 05 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân tỉnh Vĩnh Long bị rắn lục bò vào nhà cắn. Bệnh nhân là em Nguyễn Văn Triệu, 12 tuổi, ngụ ấp Phú Long, xã Tân Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Chiều 4/10, các bác sỹ Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cấp cứu bệnh nhân Nguyễn Văn Triệu trong tình trạng bị sưng phù vết thương, sưng khớp. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có biểu hiện rối loạn đông máu do rắn độc cắn, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Lập tức, các bác sĩ tiến hành truyền huyết thanh kháng độc rắn. Sau khi truyền huyết thanh, bệnh nhân tỉnh táo, không còn rối loạn đông máu và qua khỏi cơn nguy kịch...
Cha bệnh nhân là anh Nguyễn Văn Muôn cho biết trưa 4/10, sau khi đi học về, em Triệu nằm trên giường và gác chân lên gối xem tivi. Trong lúc xem tivi, Triệu giật mình vì bị con gì cắn mạnh vào 2 ngón chân ở bàn chân phải. Triệu la lên và anh Muôn kiểm tra vết thương, phát hiện 2 ngón chân giữa ở bàn chân phải của Triệu bị nhiều dấu răng cắn sâu, máu chảy nhiều. Nhìn vết thương, anh Muôn khẳng định con bị rắn cắn. Lấy đèn pin rọi xuống giường, anh Muôn phát hiện con rắn lục dài gần 1 mét còn nằm ngay phía dưới giường. Lập tức, gia đình đưa em Triệu vào Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ cấp cứu. Sau gần 2 ngày nằm viện điều trị, chiều 5/10, bệnh nhân tỉnh táo, đi lại bình thường và có thể xuất viện trong vài ngày tới. Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Thị Nhân Mỹ, Phó Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ, cho biết: Từ đầu tháng 9 đến nay, Khoa đã cấp cứu 8 trường hợp bị rắn độc cắn, trong đó Cần Thơ có 4 ca, Hậu Giang 2 ca, Vĩnh Long 2 ca. Đa số các ca nhập viện là do bị rắn hổ, rắn lục cắn, gây rối loạn đông máu, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây xuất huyết não dẫn đến tử vong. Trong 8 ca nhập viện cấp cứu có một vài ca bị biến chứng nặng do trẻ cân nặng thấp, lượng độc chất vào cơ thể nhanh khiến trẻ khi nhập viện trở nặng, nhiều ca xuất hiện tình trạng trẻ đi tiểu ra máu. Phản ánh của người nhà bệnh nhân khi đưa trẻ bị rắn cắn nhập viện cấp cứu, đều có chung đặc điểm là trẻ bị rắn bò vào nhà cắn. Hiện nay các tỉnh Tây Nam bộ vào mùa nước nổi, đây là thời điểm rắn mất nơi trú ẩn nên thường bò vào nơi khô ráo, nhất là nhà của người dân để trú ẩn và liên tục gây ra các vụ cắn người (561 từ).

 

24. Các bác sỹ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức sử dụng phương pháp can thiệp nội mạch cứu sống sản phụ bị băng huyết sau sinh: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 05 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã cứu sống một sản phụ bị băng huyết sau ca sinh mổ bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Theo bác sĩ Lê Thanh Dũng, Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sau khi sinh con ở viện tuyến dưới, sản phụ 32 tuổi chảy máu không cầm được, đã truyền 6 đơn vị máu. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, kíp bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh đã kịp thời can thiệp mạch. Tình trạng chảy máu ổn định, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương để theo dõi và điều trị tiếp. Theo bác sĩ Dũng, chảy máu sau đẻ thường hoặc mổ đẻ là một trong những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng sản phụ. Bệnh nhân ra máu âm đạo. Số lượng máu mất nhiều sẽ làm da nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt, nặng hơn thì rối loạn đông máu, sốc do giảm thể tích tuần hoàn, suy thận. Can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị chảy máu sau đẻ. Tuy vậy, phương pháp này đòi hỏi thực hiện ở các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (279 từ).

 

25. Các bác sỹ Bệnh viện K Tân Triều phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị u máu ở não: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 05 tháng 10 năm 2018, Bệnh nhân N.T.V (37 tuổi, Bắc Giang) được gia đình đưa đến Bệnh viện K Tân Triều trong tình trạng gần như liệt hoàn toàn nửa người bên trái. Bệnh sử của bệnh nhân khiến bác sĩ rất chú ý. Vì cách thời điểm 3 tháng vào viện, bệnh nhân cũng có dấu hiệu tương tự, nghi ngờ tai biến, đột quỵ và được điều trị nội khoa như một trường hợp tai biến, tình trạng ổn định được ra viện. Tuy nhiên 3 tháng bệnh nhân lại xuất hiện các dấu hiệu tương tự, kèm theo biểu hiện nhìn đôi, liệt gần như nửa người bên trái và được giới thiệu đến Bệnh viện K khám. TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh (Bệnh viện K) cho biết, trước những dấu hiệu của bệnh nhân, các bác sĩ nghi ngờ có khối u não. Đúng như chẩn đoán ban đầu, hình ảnh chiếu chụp cho thấy bệnh nhân có khối u ở vùng cầu não, chiếm đến 2/3 chu vi cầu não. “Đây là vị trí liên quan đến thở, nhịp tim, liệt, vận động và nuốt (phản xạ ho khạc đờm) và khối u đã chèn ép khiến người bệnh có các biểu hiện giống như một cơn đột quỵ, liệt yếu nữa người”, TS Liên nói. Với trường hợp này, nếu không phẫu thuật, khối u sẽ ngày càng phát triển gây nên các triệu chứng trầm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh. Trong khi phẫu thuật, đây là một vị trí hiểm, nếu rủi ro người bệnh sẽ vĩnh viễn phải thở máy, nhẹ hơn thở khí quản trong thời gian dài, ăn bằng xông (do có nguy cơ mất phản xạ nuốt). Vì thế, quyết định phẫu thuật cho bệnh nhân là một thách thức lớn với các bác sĩ. "Trong khi thể tích não bé, khối u chiếm đến 2/3 nên chúng tôi lựa chọn đường mổ vào sau gáy nhỏ chỉ 4cm, với trường mổ thực sự chỉ khoảng 1cm và đã lấy được toàn bộ khối u mà không làm tổn thương các tổ chức khác. Sau ca mổ 4 tiếng thực hiện ngày 27/9, chỉ sau một ngày bệnh nhân được cai máy, ngày 2 bệnh nhân đã ngồi dậy, ngày 3 bệnh nhân tập đi lại và hiện giờ phản ứng, nói năng tốt", TS Liên vui mừng thông báo. Anh N.T.V chia sẻ, những tưởng mình "ra đi mãi mãi" nên khi bác sĩ giải thích phương pháp điều trị anh và gia đình nhất quyết đòi mổ. TS Liên chia sẻ thêm, trong ca phẫu thuật, Ekip hồi sức đặc biệt quan trọng, vì trong quá trình mổ chỉ cần não phù lên một chút bác sĩ sẽ không có chỗ để đi sâu vào can thiệp vì vị trí cần can thiệp cách bề mặt da 8 – 10cm. Xung quanh đó mạch máu, dây vận động, dây cảm giác đều "chằng chịt", có thể ví như một cái cây, bác sĩ có nhiệm vụ lấy khối u chiếm 2/3 thân cây nhưng không được làm cây sập, tổn thương thêm (564 từ).

 

26. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Cà Mau phẫu thuật thành công thay khớp háng cho cụ ông 98 tuổi: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 10 năm 2018, Ê kíp phẫu thuật của Bệnh viện đa khoa Cà Mau đã thay khớp háng thành công cho cụ ông 98 tuổi. Đây là ca thay khớp háng cho bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau. Ngày 5/10, bác sỹ Nguyễn Minh Lễ, Trường Khoa Chấn thương chỉnh hình- bỏng thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau cho biết, vừa phẫu thuật thay khớp háng thành công cho cụ ông 98 tuổi. Ngày 5/10, bác sỹ Nguyễn Minh Lễ, Trường Khoa Chấn thương chỉnh hình- bỏng thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau cho biết, vừa phẫu thuật thay khớp háng thành công cho cụ ông 98 tuổi. Đến 9 giờ 30 phút ngày 2/10, các bác sỹ tiến hành phẫu thuật thay khớp háng bán phần không xi măng cho bệnh nhân Nguyễn Văn Sủng. Ca phẫu thuật thay khớp háng thành công, bệnh nhân tự xoay trở, đi lại được trên khung tập đi khá vững. Bác sĩ Nguyễn Minh Lễ cho biết thêm, bệnh nhân sẽ  xuất viện sau 10 ngày kể từ ngày phẫu thuật và tiếp tục điều trị nâng đỡ, tập vật lý trị liệu hỗ trợ (236 từ).

 

27. Các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh điều trị thành công cho một bệnh nhi 32 ngày tuổi vị viêm da mủ do tắm lá thuốc: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 10 năm 2018, bé T. bị viêm da, nhưng thay vì đưa con đến BV, gia đình lại cho tắm lá. Sau vài ngày, bệnh nhi phải nhập viện trong tình trạng hai bên mặt, toàn thân bong tróc thành cả mảng lớn. Ngày 6/10, Bác sĩ Đỗ Thị Bích Phượng, Khoa Các bệnh nhiệt đới (BV Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết, sáng nay BV tiếp nhận bệnh nhi Nình Xuân T. (32 ngày tuổi, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh) bị viêm da chảy mủ toàn thân do tắm lá. Trước đó một tuần, bệnh nhi có biểu hiện nổi bọng nước rải rác toàn thân, mỗi ngày bọng nước to dần, vỡ chảy mủ. Tuy nhiên, thay vì đưa bé đi khám, gia đình tắm lá cho trẻ khiến tình trạng chảy mủ da nặng thêm. Đến ngày 6/10, gia đình mới đưa bé vào BV kiểm tra. Tại BV, kết quả khám lâm sàng cho thấy bé bị tổn thương da chảy mủ, mắt chảy dử vàng nhiều, đóng vảy rải rác toàn thân. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm da mụm mủ/viêm kết mạc mắt nên tiến hành điều trị. Theo bác sĩ Phượng, trường hợp của bé T. bị viêm da rất nặng, hai bên mặt, toàn thân bong tróc thành cả mảng lớn nhìn rất đáng sợ. Hiện bệnh nhi đang được theo dõi và chăm sóc tại Bệnh viện (280 từ).

 

28. Các  bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cứu sống mẹ con sản phụ bị nhau tiền đạo nguy kịch: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh vừa cứu sống mẹ con sản phụ bị nhau tiền đạo nguy kich. Theo thông tin, thai phụ ở Quảng Ninh mang thai 38 tuần bị đau bụng từng cơn, bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu. Thai phụ 30 tuổi mang thai lần 3, dự sinh ngày 20/10. Ngày 3/10 bà bầu đau bụng cơn, được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh kiểm tra. Bệnh nhân mổ đẻ lần một năm 2009, sinh non thai 32 tuần. Lần hai lại mổ đẻ thai 29 tuần do bị tiền sản giật, nhau bong non, bé mất. Bệnh nhân còn có một lần mổ nội soi chửa ngoài tử cung. Kết quả khám lâm sàng và siêu âm lần này cho thấy sản phụ bị tiền sản giật, chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy thai. Bé gái chào đời nặng 2,6 kg, phản xạ tốt, có dị tật bẩm sinh khe hở môi, hở vòm. Sức khỏe của mẹ và bé ổn định, đang được chăm sóc và theo dõi đặc biệt tại Khoa hồi sức cấp cứu. Bác sĩ Vũ Thị Thanh Ngọc cho biết, bình thường nhau bám ở thân và đáy tử cung. Nếu nhau bám thấp xuống đoạn dưới tử cung, có khi che lấp cả lỗ tử cung thì gọi là nhau tiền đạo. Hiện tượng này gây chảy máu từng đợt vào các tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Đến khi chuyển dạ, đoạn dưới tử cung căng giãn ra (do cơn co tử cung đẩy thai xuống phía dưới) làm cho nhau bám bị trượt và bong, gây chảy máu trầm trọng.Nhau tiền đạo được gọi là một cấp cứu sản khoa, nếu không xử trí kịp thời và chính xác, tình trạng này dễ dẫn đến tử vong cho cả mẹ và con. Các bác sĩ khuyến cáo chị em nên theo dõi thai kỳ thường xuyên đề phòng nguy hiểm và có hướng xử lý kịp thời (377 từ).

 

29. Các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai cứu sống một bệnh nhân nguy kịch do ngộ độc so: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 10 năm 2018, Nam bệnh nhân Đặng Đình Hoà, 60 tuổi, ở Cát Bà, Hải Phòng, được tuyến từ dưới chuyển đến BV Bạch Mai trong tình trạng nguy kịch, liệt toàn thân, suy hô hấp nặng, phải thở máy, đồng tử 2 bên giãn 6mm. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, với tình trạng này, các bác sĩ ít kinh nghiệm hoặc với nền y học trước đây có thể nhầm lẫn với một người đã tử vong. Qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết, tối hôm trước ông Hoà có nướng một con so to cỡ 10cm để ăn. Đến 22h cùng ngày, ông Hoà thấy khó thở, tê môi, lưỡi, miệng, mặt, chân tay và bắt đầu nói khó. Gia đình lập tức đưa bệnh nhân đến BV Cát Bà. Dù được cấp cứu nhưng tình trạng khó thở vẫn tiếp tục tăng lên, liệt tất cả các chi. Khi thấy bệnh nhân có dấu hiệu sụp mi, đã lập tức chuyển lên BV Bạch Mai. Tại đây, bác sĩ chỉ định thở máy, hồi sức tích cực. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân đã có thể tự thở. Hiện sau 20 ngày nằm viện, bệnh viện đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt. ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc cho biết, trường hợp nói trên ngộ độc tetrodotoxin – một chất độc tự nhiên có trong con so (dễ bị nhầm là sam biển lành tính). Tetrodotoxin là độc tố thần kinh, rất độc, tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ (nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại), nếu đun sôi 100 độ C thì sau 6 giờ mới giảm được một nửa độc tính; để phá hủy hoàn toàn độc tính phải đun sôi ở 200oC trong 10 phút, nếu cho vào dung dịch HCl 0,2-0,3% sau 8 giờ mới bị phân huỷ. Khi bị nhiễm độc, bệnh nhân rối loạn cảm giác (tê môi, lưỡi, chân tay), sau đó nhanh chóng bị liệt toàn bộ các cơ của cơ thể, đồng tử giãn, trong đó quan trọng là liệt các cơ hô hấp, dẫn tới bệnh nhân không thể ho khạc, không thể thở được và nhanh chóng suy hô hấp, tử vong. Chất độc cũng có thể gây loạn nhịp tim, tụt huyết áp, nôn, đau bụng. Đáng lưu ý, tình trạng ngộ độc xuất hiện nhanh và rất nặng, tỉ lệ tử vong lớn nếu không được cấp cứu kịp thời, đặc biệt với những người ăn uống trên tàu thuyền, ngoài đảo, xa cơ sở y tế. Thực tế đã từng có người tử vong trên đường vận chuyển do không kịp tới bệnh viện. Chất độc tetrodotoxin phổ biến có ở cá nóc, tuy nhiên cũng có ở nhiều loài sinh vật khác như con so, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, một số loài cua, sa giông, một số loài ốc biển… BS Nguyên khuyến cáo, để phòng tránh các trường hợp ngộ độc và tử vong đáng tiếc, bà con không ăn cá nóc và các loài sinh vật biển lạ hoặc khi bình thường ít được ăn. Vì ngay cả với các chuyên gia, việc phân biệt chắc chắn giữa các sinh vật trông hình dạng tương tự nhau nói chung cũng rất khó (595 từ).

 

30. Các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai phẫu thuật thành công lấy bướu giáp có kích thước lớn trong lồng ngực của một bệnh nhân: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 10 năm 2018, các bác sĩ Đơn vị phẫu thuật lồng ngực và mạch máu của bệnh viện Bạch Mai đã phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị bướu giáp chìm kích thước lớn. Bướu này là một thể nặng của bệnh lý tuyến giáp và đã nằm trong lồng ngực bệnh nhân 10 năm nay. Bệnh nhân là LTO, 63 tuổi, quê Sơn La. Theo người nhà bệnh nhân, năm 16 tuổi bà đã có khối u xuất hiện ở vùng cổ nhưng không điều trị. Đến năm 2004, khi đi khám bà được chẩn đoán bướu giáp và phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp tại BV tỉnh Sơn La. Từ đó, bà O. không có điều kiện đi khám lại. Khoảng 10 năm sau phẫu thuật, bà thấy xuất hiện tình trạng khó thở khi nằm ngửa, nuốt nghẹn... nhưng đi khám ở y tế cơ sở lại không tìm ra bệnh. Khi các triệu chứng trên ngày càng nặng, bà O. đến BV tỉnh Sơn La khám mới biết mình bị một khối u lớn đã có dấu hiệu chèn ép vào khí quản và thực quản. Sau đó, bà được chuyển lên tuyến trên là BV Bạch Mai để tiếp tục điều trị. Tại đây, kết quả chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ thấy khối u kích thước lớn 10 x 80 cm sa vào trung thất, đè đẩy toàn bộ khí quản sang bên đối diện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp. Rối loạn thông khí hạn chế mức độ vừa đến nhiều và được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Sau khi mổ, các bác sĩ đã lấy ra khối u lớn. Hiện bà O. đã khỏe mạnh, được xuất viện (337 từ).

 

31. Các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Hà Nam cứu sống 3 bố con bị ngộ độc nấm: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 06 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Hà Nam vừa cứu sống 3 bệnh nhân bị ngộ độc vì ăn phải nấm lạ hái trong vườn nhà. Theo như gia đình cho biết, anh Đoàn Văn Sang là bố 2 bệnh nhi hái nấm mọc tự nhiên trong vườn về để nấu bữa trưa. Sau khi ăn cơm xong, khoảng 1 tiếng sau, cháu Đoàn Thành Lợi (14 tuổi) có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, chóng mặt. Đến tầm 3h chiều, đến lượt cháu Đoàn Nhật Anh (10 tuổi) cũng có biểu hiện tương tự. Gia đình đã đưa 2 cháu đến bệnh viện tuyến huyện để sơ cứu sau đó chuyển lên Bệnh viện Sản nhi tỉnh. Sau khi nhập viện, các bác sĩ chẩn đoán 2 bệnh nhi đã bị ngộ độc do ăn nấm. Các bác sĩ đã tiến hành truyền dịch, rửa dạ dày và thực hiện các biện pháp cấp cứu cần thiết. Cũng theo người nhà 2 bệnh nhi, khi đưa 2 cháu vào viện cấp cứu, anh Đoàn Văn Sang bố 2 cháu cũng đã phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam vì cùng bị ngộ độc sau khi ăn nấm. Sau khi được điều trị tích cực, đến nay, tình trạng cả 2 bệnh nhi và anh Sang đã ổn định, huyết áp ổn, bụng đỡ đau, da hồng, tinh thần tỉnh táo, bệnh nhân đã không còn buồn nôn và có thể tự thở.

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh cho biết: Trong thời gian qua, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do thức ăn, do uống nhầm thuốc, nhầm dầu hỏa, nhưng trường hợp ngộ độc do nấm thì đây là lần đầu tiên (348 từ).

 

32. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ kịp thời cứu sống một sản phụ bị bong nhau non thể nặng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 07 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa kịp thời phát hiện một thai phụ có thai 26 tuần bị lưu thai, bong nhau non thể nặng. Sản phụ tên N.H.N.G. (30 tuổi, Cần Thơ) đến thăm khám thai vì lo lắng xuất hiện tình trạng mệt mỏi, nhức đầu và thường xuyên đau bụng. Qua thăm khám, sản phụ được chẩn đoán: nhau bong non thể nặng, thai 26 tuần 6 ngày lưu. Xác định đây là trường hợp mang thai có có yếu tố nguy cơ tiền sản giật, biến chứng nhau bong non thể nặng có thể đe dọa tính mạng sản phụ. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn quyết định xử trí phẫu thuật nhằm cứu sống và bảo tồn tử cung để duy trì khả năng sinh sản cho sản phụ. Sau gần 1 giờ, ca phẫu thuật đã thực hiện thành công. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, đang được chăm sóc hậu phẫu tại bệnh viện. Theo các bác sĩ, nhau bong non là tình trạng nhau bám đúng vị trí nhưng bị bong sớm trước khi được sổ ra ngoài do có sự hình thành khối huyết tụ sau nhau. Khối huyết tụ lớn dần làm bong bánh nhau ra khỏi thành tử cung, cắt đứt sự trao đổi oxy giữa mẹ và con. Nhau bong non thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ hay trong lúc chuyển dạ. Triệu chứng lâm sàng có thể khác nhau tùy theo thể nặng hay nhẹ. Đây là một trường hợp cấp cứu sản khoa, diễn biến đột ngột, nhanh chóng gây tử vong cho thai nhi và đe dọa tính mạng người mẹ bởi các biến chứng nguy hiểm như choáng, rối loạn đông máu, vô niệu, thậm chí là tử vong. Để phòng tránh nhau bong non, các sản phụ nên khám thai định kỳ tại bệnh viện chuyên khoa phụ sản để được bác sĩ tư vấn và quản lý thời kỳ thai nghén; tư vấn dinh dưỡng cho sản phụ trong thời gian mang thai. Đặc biệt là bổ sung axit folic trước và ngay sau khi mang thai; phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để xử trí kịp thời (418 từ).

 

33. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 14 tuổi vị tắc ruột vì ăn quá nhiều hồng ngâm: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 08 tháng 10 năm 2018, csc bác sỹ Khoa Ngoại , Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã tiến hành phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Nguyễn Thị L. (14 tuổi, ở xã Đức Dũng, huyện Đức Thọ) bị tắc ruột sau khi ăn nhiều hồng ngâm. Trước đó, ngày 5/10, bệnh nhân L. ở nhà ăn khoảng 1kg hồng. Sau ăn thấy xuất hiện đau bụng, kèm theo nôn được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ để khám. Qua thăm khám các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bán tắc ruột và cho nhập khoa Ngoại theo dõi, điều trị. Tại đây, bệnh nhân được thăm khám và chỉ định các cận lâm sàng, siêu âm có hình ảnh các quai ruột giãn, tăng nhu động nhiều, thành ruột dày; chụp phim X quang có hình ảnh mức nước, mức hơi trong ổ bụng. Các bác sĩ hội chẩn thống nhất chẩn đoán tắc ruột, giải thích cho gia đình để tiến hành phẫu thuật giải phóng chỗ tắc. Quá trình phẫu thuật các bác sĩ đã lấy khối bã thức ăn cách hồi manh tràng khoảng 20cm, sau đó tiến hành hút dịch trong lòng ruột khâu phục hồi ống tiêu hóa, rửa ổ bụng đặt dẫn lưu. Hiện tại bệnh nhân tỉnh, toàn trạng ổn định tiếp tục được chăm sóc tại khoa Ngoại dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới (288 từ).

 

34. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn cứu đôi mắt cho một bệnh nhân có nguy cơ thủng giác mạc: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 09 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân có nguy cơ thủng giác mạc, mất chức năng thị lực do tự ý đắp lá rừng. Bệnh nhân là bà Bàn Thị L (ở Vĩnh Yên, Bình Gia, Lạng Sơn) nhập viện trong tình trạng mắt trái sưng nề, khó mở, nhìn mờ, sợ ánh sáng, mắt đau nhức, chảy nước mắt. Bà L cho biết, trước đó 2 tháng, chị có triệu chứng đau mắt, cộm đỏ. Do chủ quan không đến bệnh viện để thăm khám mà tự ý lên rừng hái lá cây về đắp chữa mắt nhưng không khỏi. Do tình trạng bệnh ngày càng nặng, bà đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn thăm khám. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm giác mạc mắt trái, gây ảnh hưởng tới sức khỏe đôi mắt. Tuy nhiên, nhờ đến bệnh viện kịp thời, hiện tại mắt bệnh nhân L đã ổn định và được ra viện. Theo BS Phan Thanh Huy - Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn: Thời gian gần đây, một số người dân thường tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, việc làm này nếu không có kiến thức chuyên môn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, bệnh nhân không nên sử dụng các loại thuốc tự chữa bệnh tại nhà mà không hiểu rõ tác dụng của thuốc. Khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. (325 từ)

 

35. Các bác sỹ Bệnh viện Quốc tế City cứu sống mẹ con một sản phụ bị bong nhau non hiếm gặp: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 09 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện quốc tế City đã cứu sống thai nhi 37,5 tuần tuổi và giữ lại được tử cung cho sản phụ Nguyễn Thị Bích C. (34 tuổi, ngụ tại quận 1, TPHCM) bị nhau bong non diện rộng. Trên đường vào viện chờ sinh, chị C. bị ra huyết âm đạo kèm đau bụng nhiều. Khi được đưa vào viện, các y bác sĩ chẩn đoán tình trạng thai suy cấp, nghi nhau bong non và tiến hành mổ để cứu sống hai mẹ con sản phụ. Sau khi mổ, chị C. phải nằm tại khoa chăm sóc đặc biệt và truyền 1 đơn vị hồng cầu lắng do mất nhiều máu. Em bé cũng được đưa vào khu chăm sóc tích cực 3 ngày. Bác sĩ CK II. Nguyễn Thị Cúc - Khoa Sản Bệnh viện quốc tế City cho biết, trường hợp của chị C. là 1 ca con quý vì đã 2 lần thụ tinh trong ống nghiệm thất bại, thai vừa được 37,5 tuần tuổi thì xảy ra biến chứng thai kỳ. “Chúng tôi đã cứu kịp thời bé sơ sinh, giữ lại được tử cung cho sản phụ, mặc dù tử cung đã tím. Khi em bé sinh ra, toàn bộ bánh nhau trôi ra theo, khối máu tụ sau nhau rất lớn, bé sơ sinh ở trạng thái mềm nhũn, đội ngũ hồi sức đã tích cực hồi sức cho bé. Nếu chậm trễ một chút, thai nhi có thể nguy kịch, không cứu được, sản phụ có thể mất tử cung, thậm chí tử vong” – BS Cúc cho biết. Thông tin thêm, BS Cúc cho biết nhau bong non là một bệnh lý cấp cứu sản khoa ít gặp và rất nguy hiểm. Dưới 1% thai phụ rơi vào tình trạng nhau bong non. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ trẻ tử vong trong bụng mẹ rất cao do thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Đối với sản phụ, nhau bong non có thể gây biến chứng rối loạn đông máu gây đờ tử cung, có thể phải cắt bỏ tử cung, hoặc đe dọa cả tính mạng (400 từ).

 

36. Bệnh viện đa khoa Vĩnh Lông đình chỉ công tác đối với kíp trực liên quan đến vụ song thai chết lưu ở Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 12 tháng 10 năm 2018, Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh cho biết đã đình chỉ kíp trực liên quan đến vụ song thai chết lưu ở Vĩnh Long. Liên quan đến vụ việc thai nhi song sinh chết lưu tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long, cơ quan chức năng đã quyết định đình chỉ công tác kíp trực. Theo đó, trả lời báo Tiền Phong, ông Nguyễn Công Tuấn - Phó Giám đốc Sở y tế tỉnh Vĩnh Long xác nhận, đến thời điểm này cơ quan chức năng đã ra quyết định tạm chỉ công tác đối với các y bác sĩ trong  kíp trực trong vụ 2 thai nhi song sinh chết lưu xảy ra vào ngày 15/9 vừa qua. Ông Tuấn cho biết: "Hiện tại Hội đồng chuyên môn đang chờ kết quả giám định pháp y từ công an để tiến hành tổ chức buổi họp của Hội đồng chuyên môn của tỉnh để có hướng xử lý tiếp theo". Trước đó, Sở y tế tỉnh Vĩnh Long đã thành lập Hội đồng chuyên môn gồm các bác sĩ từ các bệnh viện huyện, thành phố trên địa bàn của tỉnh.Các chuyên gia của Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM cũng đã được mời để đánh giá vụ việc khách quan hơn. Phó Giám đốc Sở y tế tỉnh Vĩnh Long khẳng định: "Sẽ xử lý đến cùng đối với những tập thể và cá nhân nếu có sai sót, tắc trách, thiếu trách nhiệm trong chuyên môn để xảy ra vụ việc”. Trước đó, theo VOV, vào ngày 11/9, sản phụ Cao Hồng Thu mang song thai được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Sau 4 ngày nằm trong bệnh viện, sản phụ liên tục đau bụng nhưng không sinh con được, các bác sỹ chỉ kiểm tra thai nhi và không có hành động gì. Đến sáng 15/9, sản phụ Thu bắt đầu đau bụng dữ dội được chồng đưa đi kiểm tra thì phát hiện 1 thai nhi đã chết lưu trong bụng. Đến trưa cùng ngày, thai nhi thứ 2 cũng chết lưu tương tự. Lo sợ tính mạng của người mẹ, gia đình đã đưa sản phụ sang Bệnh viện Hòan Mỹ Cửu Long tại TP.Cần Thơ để cấp cứu. Tại đây, qua thăm khám, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành mổ để đưa 2 thai nhi đã chết lưu trong bụng của sản phụ ra ngoài để cứu lấy tính mạng sản phụ Thu và tiếp tục điều trị. Sau đó vào chiều ngày 15/9, người thân của sản phụ Thu đã ôm thùng giấy có chứa thi thể 2 thai nhi song sinh là 2 bé gái xông thẳng vào bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long để đòi gặp lãnh đạo, các bác sĩ của bệnh viện này để yêu cầu làm rõ nguyên nhân chết của 2 thai sinh song sinh (532 từ).

 

37. Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật thành công cắt khối bướu trên mặt của một bệnh nhân: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 12 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy đã phẫu thuật thành công cắt khối bướu trên mặc bệnh nhân, che lấp mắt. Bà Hường 51 tuổi, ngụ TP HCM, từ lúc chào đời đã mang khối bướu vùng mặt.Khối bướu liên tục mọc khắp cơ thể mặc dù đã được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ.Mặc cảm, bà nghỉ học từ khi mới vào lớp một và bắt đầu chuỗi ngày sống khép kín. Bà chữa trị ở một số bệnh viện nhưng chưa hiệu quả.10 năm trước bà lên bàn mổ song bác sĩ phải dừng giữa ca phẫu thuật vì bướu chảy máu quá nhiều. "Gần đây các khối bướu lủng lẳng che khuất mắt, đau nhức hành hạ khiến tôi không ăn ngủ được, đêm nào cũng thức dậy mấy lần xoa cho đỡ đau", bà Hường cho biết. Em gái bà phải nghỉ việc để chăm sóc, hỗ trợ sinh hoạt cho bà Hường và người mẹ hơn 80 tuổi. Tiến sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng Khoa Phỏng Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh nhân Hường vào viện ngày 24/7. Bà bày tỏ mong ước: "Dù chết trên bàn mổ tôi cũng chấp nhận, mong bác sĩ phẫu thuật để khối bướu bớt hành hạ đau nhức". Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bướu sợi thần kinh vùng đầu mặt. Mắt trái không nhìn thấy do u thần kinh thị, mắt phải thị lực bình thường nhưng bị khối u xô lệch che khuất tầm nhìn. CT Scanner cho thấy nhiều khối bướu choán chỗ mô dưới da khắp vùng đầu mặt cổ bệnh nhân. Hai khối bướu lớn có mạch máu giãn lớn, ngoằn ngoèo bên trong, ca phẫu thuật sẽ nhiều rủi ro. Các bác sĩ từ nhiều chuyên khoa đã tiến hành hội chẩn.Ngày 30/7, bà Hường được chụp DSA khối u vùng trán trái, bơm thuốc làm tắc mạch. Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, Phó Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết các mạch máu trong khối bướu bệnh nhân rất lớn, nếu không tiến hành tắc mạch trước thì việc cầm máu khó khăn, trong mổ sẽ chảy máu nguy hiểm tính mạng. Ngày 7/8 bà Hường được mổ cắt khối u trán phải nặng khoảng 800 g, xoay vạt da đầu và ghép da che phủ tổn khuyết.Một tuần sau, các bác sĩ tiến hành nút mạch máu lần hai.Ngày 24/8, bà bước vào ca mổ thứ hai kéo dài 5 giờ nhằm cắt u nặng khoảng một kg ở vùng má, cổ trái. Sau các ca mổ, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đang chờ ra viện. Ôm chầm bác sĩ ngày 11/10, bà Hường cho biết chưa bao giờ mãn nguyện như thế. "Tôi không còn đau nhức nặng nề như mấy năm qua, cắt được hai khối bướu lớn, giờ ngủ ngon, ăn được, mắt nhìn thấy ánh sáng", bà Hường xúc động (532 từ).

 

38. Các bác sỹ Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh cứu sống một sản phụ mang song thai bị thuyên tắc ối: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2018, Thai phụ 30 tuổi vào Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) ngày 4/10 với song thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm, chưa chuyển dạ, có bệnh lý đái tháo đường. Lúc 8h45 ngày 9/10, các bác sĩ tiến hành mổ bắt con lúc thai 37 tuần tuổi. Sau khi đưa bé gái nặng 2,8 kg chào đời lúc 8h50, bé trai nặng 2,7 kg ra lúc 8h51. Trong lúc đang sổ nhau thì người mẹ bắt đầu co giật, tím tái, khó thở, ngưng tim. Kíp mổ báo động đỏ toàn viện. Bác sĩ Nguyễn Đăng Quang, Trưởng Khoa Cấp cứu, trưởng tua trực cùng y bác sĩ khoa gây mê hồi sức lập tức có mặt tại phòng mổ. “Trước tình huống tối khẩn, chúng tôi tích cực hồi sức tim phổi, đồng thời gọi điện khởi động hệ thống báo động đỏ liên viện với Bệnh viện Chợ Rẫy", bác sĩ Quang nói. Bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện rối loạn đông máu và suy đa cơ quan khiến việc hồi sức gặp nhiều khó khăn.Gần một giờ kiểm tra cầm máu, sản phụ mới qua cơn nguy kịch. Các bác sĩ tiến hành thắt động mạch tử cung, đặt ống dẫn lưu, đóng bụng trước khi chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sản phụ chảy khoảng một lít máu màu nâu sậm qua ống dẫn lưu. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân vẫn còn bị rối loạn đông máu và suy đa cơ quan do thuyên tắc ối. Bác sĩ Hùng Vương sang hội chẩn, quyết định không mổ lại vì khả năng việc chảy máu không liên quan phẫu thuật. Đến tối, tình trạng rối loạn đông máu mới bắt đầu ổn. Chiều 11/10, sức khỏe sản phụ ổn định. Hai em bé khỏe mạnh, được chăm sóc tại Bệnh viện Hùng Vương. Bác sĩ Huỳnh Xuân Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết đây là trường hợp thuyên tắc ối được cứu sống cả mẹ lẫn con nhờ cơ chế báo động đỏ nội viện và ngoại viện. "Điều quan trọng hơn là trong thời khắc khó khăn nhất, chúng tôi bằng mọi cách giữ được tử cung cho bệnh nhân”, bác sĩ Nghiêm nói (433 từ).

 

 

39. Các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh phẫu thuật thành công loại bỏ u nặng 1,5 kg cho một bệnh nhi: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 15 tháng 10 năm 2018, sau 8 giờ căng thẳng, các bác sĩ mới loại bỏ hoàn toàn được khối u nặng 1,5 kg trên người bé gái 10 tuổi. Theo các bác sĩ, đây là một khối u cực hiếm và thuộc loại giáp biên ác tính, không đáp ứng với hóa trị. Bé gái T.T.Q.N, 10 tuổi ở Đồng Nai, được người nhà đưa đến bệnh viện Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh khám do tình trạng ho kéo dài, khó thở khi gắng sức. Qua hình ảnh CT scan ngực, các bác sĩ đã phát hiện một khối u phổi khổng lồ xâm lấn toàn bộ phổi trái gây tắc đồng thời với phế quản gốc trái và động mạch phổi trái, khiến bệnh nhi chỉ hô hấp bằng 1 phổi bên phải. Ths.BS Vũ Trường Nhân, phó khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết bé gái này do không có triệu chứng rõ ràng và không có chẩn đoán tiền sản nên đã mang trong người khối u suốt 10 năm. Chính vì thế, khối u đã âm thầm phát triển rất lớn, xâm lấn toàn bộ phổi trái của bé. Đây có thể là trường hợp đầu tiên trên thế giới ghi nhận ở lứa tuổi này với kích thước lớn như vậy. Các bác sĩ đánh giá, đây là một ca mổ vô cùng khó khăn và nguy hiểm, ê kíp mổ đã quyết định chỉ sinh thiết u bằng kim với hy vọng nếu là khối u ác tính thì hóa trị sẽ giúp thu nhỏ kích thước, nhờ đó cuộc mổ khả thi và an toàn hơn. Tuy nhiên, kết quả sinh thiết cho thấy đây là khối u nguyên bào sợi cơ quanh phế quản bẩm sinh (tiếng Anh là congenital peribronchial myofibroblastic tumor). Theo tài liệu của WHO tính đến năm 2015, chỉ có 16 trường hợp được báo cáo trên thế giới và thường được phát hiện ở lứa tuổi sơ sinh nhờ vào chẩn đoán tiền sản. Bác sĩ Nguyễn Trần Việt Tánh, khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện Nhi Đồng 2, một trong các bác sĩ trực tiếp mổ cho biết: “Đây là cuộc mổ mà 10 bác sĩ gặp phải cũng hết 7-8 người muốn bỏ cuộc. Lý do là khối u quá lớn, đã xâm lấn vào khoang màng ngoài tim, động tĩnh mạch phổi và phế quản bên trái khiến cuộc mổ rất khó khăn và kéo dài, chỉ một sai lầm nhỏ trong lúc mổ cũng khiến bệnh nhi mất mạng ngay trên bàn mổ”. Tuy nhiên, do tính chất nguy hiểm của khối u, nếu như cuộc mổ này không được thực hiện, khối u có thể gây tắc động mạch và phế quản đối bên khiến bệnh nhi có thể bị đột tử. Vì lý do đó và sự đồng lòng của cha mẹ bé, ê kíp mổ đã quyết tâm thực hiện cuộc mổ để cứu lấy bé. Ê kíp mổ đã phải khéo léo bóc tách và mất 8 giờ căng thẳng mới loại bỏ hoàn toàn được khối u nặng 1,5 kg. Và bệnh nhi cũng đã đã kiên cường vượt qua được tất cả thử thách. Kết quả tái khám sau mổ 6 tháng cho thấy, bé đã hồi phục sức khỏe hoàn toàn và không bị các biến chứng (606 từ).

 

40. Các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai cứu sống mẹ con sản phụ nguy kịch vì tự bỏ điều trị u tuyến giáp khi mang thai: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 15 tháng 10 năm 2018, đang điều trị bệnh basedow (bệnh lý tuyến giáp) thì phát hiện mang thai, bệnh nhân L.T.C (18 tuổi, Thanh Hóa) lập tức bỏ thuốc điều trị vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Khi thai được 30 tuần, sản phụ phải đi cấp cứu vì khó thở, phù hai chi dưới, ho khạc đờm đục... Bệnh nhân được phát hiện cường giáp rất nặng, tổn thương thận, suy tim. Chiều ngày 15/10, sau 10 ngày thành công ca mổ đẻ nguy kịch cứu mẹ con sản phụ 32 tuần thai do tự bỏ thuốc điều trị bệnh basedow, TS. BS Nguyễn Quang Bảy, Phụ trách Khoa Nội tiết - Đái tháo đường (BV Bạch Mai, Hà Nội) mới "thở phào", vui mừng thông báo về ca bệnh đặc biệt này. BS Bảy cho biết, bệnh nhân bị basedow đang điều trị nhưng cách đây gần 1 năm, khi phát hiện có thai đã tự ý bỏ thuốc mà không đi khám lại. Trước đó, ngày 24/9/2018, chị L.T. C. được người nhà đưa đến BV trong tình trạng khó thở kèm phù 2 chi dưới, ho khạc đờm đục, đang mang thai tuần thứ 30. Kết quả siêu âm thai thấy có 1 thai, ngôi chưa ổn định, nặng 1,293g; các cơn co tử cung không rõ, siêu âm màng phổi thấy tràn dịch màng phổi 2 bên. Thai nhi có giai đoạn máy thưa, thiểu ối, nguy cơ thai chết lưu trong tử cung. Ngày 5/10, khi thai được 32 tuần tuổi, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển dạ nên bác sĩ chỉ định mổ đẻ.Em bé nặng 1,6kg khi lấy ra khỏi bụng mẹ gần như không thở, tim đập rời rạc. Kíp bác sĩ khoa Nhi (BV Bạch Mai) có mặt ngay tại phòng mổ đã hồi sức tim phổi sơ sinh cấp cứu ngay sau sinh. "Sau khoảng 5 phút toàn trạng của cháu đã tốt hơn, nhịp tim đạt trên 100 phút/lần. Ngay lập tức bệnh nhân được chuyển đến khoa Nhi cấp cứu, thở máy, lồng ấp và truyền dịch, theo dõi 24/24", BS Đỗ Tuấn Anh, khoa Nhi cho biết. Hiện tại, bệnh nhi đã ổn định và được ra khỏi lồng ấp, tự bú 25-30ml sữa/ bữa và đang tăng cân. Sau sinh, sản phụ tỉnh táo, tình trạng cường giáp ổn định, không sốt, không khó thở, chân không phù, đi lại nhẹ nhàng. Các chỉ số sinh tồn đã ổn định và hai mẹ con có thể xuất viện trong một vài ngày tới. TS Bảy cho biết, khoảng 3 đến 4% phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Các rối loạn này có thể tồn tại từ trước nhưng đa phần là xuất hiện sau khi thụ thai. "Dù xuất hiện từ trước hay sau, nhưng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi", TS Bảy nhấn mạnh (554 từ).

 

41. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh thuận thực hiện thành công ca thay máu toàn phần cứu sống bệnh nhi 3 ngày tuổi: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 16 tháng 10 năm 2018, lần đầu tiên Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận thực hiện thành công ca thay máu toàn phần, kịp thời cứu sống bệnh nhi 3 ngày tuổi bị bệnh vàng da. Hiện sức khỏe bệnh nhi sơ sinh đã ổn định. Ngày 16.10, bác sĩ Lê Huy Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận cho biết sau 6 ngày điều trị tại Khoa nhi của bệnh viện, sức khỏe bé sơ sinh bị bệnh vàng da đã hồi phục. Theo bác sĩ Thạch, ngày 7.10, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi 3 ngày tuổi (con bà Đ.G.C.N, ở thị trấn Phước Dân, H.Ninh Phước), được các bác sĩ Khoa nhi chẩn đoán: vàng da sơ sinh, tăng bilirubin gián tiếp sớm, nhiễm trùng sơ sinh, chậm tiêu phân su. Các bác sĩ cho bệnh nhi chiếu đèn hai mặt tích cực và các điều trị hỗ trợ khác nhưng lượng bilirubin toàn phần vẫn tăng lên đến 30,18 mg%. Qua hội chẩn trực tuyến cùng bác sĩ Nguyễn Thanh Thiện, Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), các bác sĩ nhận định bệnh vàng da ở trẻ nếu để quá một tuần sẽ nguy hiểm đến tính mạng, dễ gây ra các biến chứng do chất bilirubin tăng xâm nhập vào nhân xám não làm tổn thương não dẫn tới nguy cơ tàn tật, bại não ở trẻ, và đã đưa ra phương án điều trị là thay máu toàn phần. Được sự hướng dẫn bác sĩ tuyến trên, ê kịp trực Khoa nhi, Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận tiến hành thay máu toàn phần cho bệnh nhi kịp thời (322 từ).

 

42. Các bác sỹ Bệnh viện K cứu sông một bệnh nhân bị nhược bằng phương pháp thay huyết tương: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 16 tháng 10 năm 2018, lần đầu tiên, các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K thực hiện thành công kỹ thuật thay huyết tương điều trị cho một bệnh nhân nam bị nhược cơ nặng do u tuyến ức di căn màng phổi. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm dễ gây tử vong do cơ hô hấp bị yếu, khiến bệnh nhân không thở được. Bệnh viện K cho biết, bệnh nhân được thay huyết tương điều trị nhược cơ nặng do u tuyến ức di căn màng phổi là anh N.Đ.H (31 tuổi). Anh H. được đưa tới Bệnh viện K cấp cứu trong tình trạng hôn mê, thở yếu, suy hô hấp nguy kịch do liệt cơ hô hấp. Khai thác nhanh bệnh sử của nam bệnh nhân, người nhà cho biết bệnh nhân đang điều trị u tuyến ức. Sau khi bệnh nhân H. được thông khí nhân tạo - thở máy qua ống nội khí quản, điều chỉnh các rối loạn về hô hấp và huyết động, đồng thời làm các xét nghiệm chẩn đoán, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu xác định bệnh nhân bị nhược cơ nặng do u tuyến ức di căn màng phổi. Tiên lượng đây là trường hợp nặng và khó điều trị vì trước đó bệnh nhân đã được truyền hóa chất 4 chu kì để điều trị u tuyến ức. Trước tình trạng sức khỏe của bệnh nhân H. rất xấu do nhược cơ hô hấp rất nặng, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu đã lập tức áp dụng kĩ thuật thay huyết tương cho bệnh nhân với hy vọng cải thiện tình trạng nhược cơ để anh H. sống không phải phụ thuộc máy thở. Thay huyết tương (Plasma exchange - PEX) trong bệnh lý cơn nhược cơ nặng là phương pháp loại bỏ các kháng thể tự miễn có trong bệnh lý nhược cơ ra khỏi cơ thể cùng với huyết tương và được thay thế bằng huyết tương mới. Do đó làm cải thiện tình trạng yếu cơ và giúp cho người bệnh được hồi phục nhanh cơ lực. Với sự tận tình, theo dõi tích cực của y bác sĩ cùng chuyên môn sâu và trang thiết bị hiện đại, sau 2 lần thay huyết tương, tình trạng liệt cơ của bệnh nhân H. đã cải thiện rõ. Đến lần thay thứ 3, bệnh nhân không phải thở máy, đã rút được ống nội khí quản và tự thở. Sau 6 lần thay huyết tương kết hợp điều trị nội khoa, đến nay, bệnh nhân đã thở tốt, ăn uống không sặc và sinh hoạt đi lại bình thường (484 từ).

 

43. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Bắc Giang cấp cứu cho một bệnh nhân bị sốc do ong vò vẽ đốt: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 16 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang đã tiếp nhận cấp cứu cho một nam bệnh nhân hôn mê, sốc nặng do ong vò vẽ đốt. Bệnh nhân là anh G.D. (30 tuổi, trú tại huyện Yên Dũng, Bắc Giang). Anh D. bị ong vò vẽ bu kín và đốt hàng chục vết trên người. Qua thăm khám, bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang phát hiện trên cơ thể anh D. có 20 nốt ong đốt. Bệnh nhân bị sốc nặng do nọc độc của ong tấn công. Nhận thấy đây là một tình huống nguy kịch, các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu khẩn cấp. Anh D. được truyền dịch, lọc máu và sử dụng thuốc lợi tiểu. Sau đó, bệnh nhân đã hồi tỉnh, huyết áp ổn định, đi lại nhận thức được. Bác sĩ Thân Sơn Tùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang cho biết, thời điểm này đang là mùa ong sinh sản, Nhiều trường hợp nhập viện muộn nên cơ thể nhiễm độc nặng, gây khó khăn cho điều trị. Một số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy thận cấp, vỡ hồng cầu và rối loạn đông máu do bị ong vò vẽ đốt nhiều nốt dẫn đến biến chứng suy đa tạng. Các bác sĩ khẩn trương đưa ra phác đồ điều trị tích cực, truyền dịch, lọc máu, sử dụng thuốc lợi tiểu để cứu chữa bệnh nhân. Theo các bác sĩ hầu hết bệnh nhân bị ong đốt thường không biết cách sơ cứu hoặc không đến cơ sở y tế trong 6 giờ đầu sau khi xảy ra sự cố. Trong khi đó, nọc độc ong vò vẽ rất nguy hiểm đối với sức khoẻ, chỉ trên 10 nốt đốt đã rất nặng nề. Bệnh nhân sẽ thấy đau nhiều, choáng, khát, tiểu ít dần, tổn thương cơ, suy thận, tan máu, rối loạn động máu và tiểu cầu, có thể tổn thương các tạng khác (384 từ).

 

44. Các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh cứu sống bệnh nhi 10 tuổi bị khối u nguyên bào sợ cơ quanh phế quản: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 16 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh vừa phẫu thuật cứu sống bệnh nhi T.T.Q.N. (10 tuổi, ngụ Đồng Nai) có khối u nguyên bào sợi cơ quanh phế quản bẩm sinh khổng lồ và cực hiếm, xâm lấn toàn bộ phổi trái. Bệnh nhi được người nhà đưa đến BV trong tình trạng ho kéo dài, khó thở khi gắng sức. Qua hình ảnh CT scan ngực, các bác sĩ đã phát hiện một khối u phổi khổng lồ. ThS - BS Vũ Trường Nhân, Phó khoa Ngoại tổng hợp BV Nhi Đồng 2, cho biết đây là khối u cực hiếm và thuộc loại giáp biên ác tính không đáp ứng với hóa trị. Các bác sĩ của BV đã quyết tâm thực hiện cuộc mổ để cứu lấy bé. Ca mổ kéo dài 8 giờ đã loại bỏ hoàn toàn được khối u nặng 1,5kg. Bé sau đó đã hồi phục sức khỏe hoàn toàn và không bị các biến chứng (215 từ).

 

45. Quảng Ngãi thông tin về nguyên nhân bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 18 tháng 10 năm 2018, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo thông tin về trường hợp bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật lấy dụng cụ chỉnh hình xương đùi. Theo thông báo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, bệnh nhân Lê Chiến (68 tuổi, thôn Tân An, xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi) tử vong do ngừng tuần hoàn không phục hồi do sốc phản vệ độ IV sau tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch ở bệnh nhân có bệnh phổi mãn tính, bệnh tim thiếu máu cục bộ, cơ thể suy kiệt, hậu phẫu lấy dụng cụ kết hợp xương đùi trái ngày thứ nhất. Ông Phạm Ngọc Lân- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết, từ quá trình tiếp nhận người bệnh, thăm khám, chẩn đoán, điều trị cho đến khi xảy ra sự việc trên, các phòng ban, khoa chuyên môn đã thực hiện đúng chức trách chuyên môn và quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế. Sự việc xảy ra vào sáng 10-10, bệnh nhân Lê Chiến sau khi được phẫu thuật lấy dụng cụ chỉnh hình xương đùi đã được đưa về phòng hồi tỉnh tiếp tục điều trị sau phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của phẫu thuật viên, thuốc gồm Vimotram 1.5g x 02 lọ, Bigentil 100mg x 02 lọ, khi điều dưỡng tiêm kháng sinh thì bệnh nhân buồn nôn, mệt, đau ngực. Sau đó, dù được cấp cứu, nhưng bệnh nhân không qua khỏi. Ông Lân cho rằng, việc tiêm kháng sinh thực hiện đúng quy trình, bệnh nhân Lê Chiến có tiền sử gãy xương đùi trái đã được kết hợp xương cách đây 10 năm, không có tiền sử dị ứng với các loại thuốc đã dùng trước đây.  Đây là sự cố ngoài ý muốn (350 từ).

 

46. Sở Y tế Hà Nội đình chỉ phòng khám khiến bé 22 tuổi tử vong:  Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 18 tháng 10 năm 2018, Liên quan tới trường hợp tử vong bất thường của bé Nguyễn Gia B. (22 tháng tuổi, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) sau khi được gia đình đưa tới khám tại phòng khám của bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc (ở số 392 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội), Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo nhanh về vụ việc nghiêm trọng này. Theo Sở Y tế Hà Nội, chiều 16-10 bệnh nhi Nguyễn Gia B. (sinh 1-12-2016, ở xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được bố mẹ đưa đến Phòng khám chuyên khoa Nội của bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc (ở số 392 Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội) để khám với các dấu hiệu sốt, tiêu chảy. Sau đó, bệnh nhi B. được bác sĩ Cúc khám và trực tiếp truyền dịch Ringer lactat. Tuy nhiên sau khi truyền được khoảng 15 phút thì bệnh nhi B. có biểu hiện tím tái. Ngay sau đó, bác sĩ Cúc đã rút kim truyền và cùng gia đình đưa bé B. vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu.

Khi được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, bé B. đã có dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim, không đo được mạch, huyết áp, đồng tử giãn 4mm – không phản xạ ánh sáng. Mặc dù được cấp cứu theo phác đồ nhưng sau hơn 30 phút không có kết quả. Bệnh nhi B. được chẩn đoán tử vong ngoại viện. Trước sự việc trên, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát lại giấy phép hoạt động của phòng khám chuyên khoa Nội tại địa chỉ 392 đường Ngô Gia Tự. Đây là phòng khám được Sở Y tế  cấp phép hoạt động, gồm 2 nhân sự là bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phòng khám và y sĩ Đinh Thị Hằng Nga là nhân viên hợp đồng. Nhằm phục vụ công tác điều tra, Sở Y tế Hà Nội quyết định đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám trên. Đồng thời yêu cầu Phòng Y tế quận Long Biên phối hợp với cơ quan Công an quận Long Biên và các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc này. Hiện nay, toàn bộ số tài liệu, thuốc, vật tư và hồ sơ có liên quan tại phòng khám của bác sĩ Cúc đã bị Công an quận Long Biên niêm phong để phục vụ công tác điều tra (458 từ).

 

47. Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức nói về đường dây mua bán thận: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 18 tháng 10 năm 2018, sau khi công an phát hiện đường dây mua - bán thận với giá hàng trăm triệu đồng mỗi quả thận và việc lấy thận cũng như ghép thận diễn ra tại bệnh viện này, GS-TS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức, cho biết khoảng 2 tháng trước, Công an TP Hà Nội đã đề nghị BV Việt Đức phối hợp để điều tra nhóm mua - bán thận mà công an đang điều tra. Theo rà soát, thời gian qua có 5 cặp cho - nhận thận không cùng huyết thống được ghép thận tại BV Việt Đức. Tuy nhiên, nếu xét theo hồ sơ pháp lý, cả 5 cặp hồ sơ hiến - ghép tạng này đều đủ yêu cầu. Cặp đầu tiên bệnh nhân nam Q.H.N., 36 tuổi ở Phú Thọ, bị suy thận mãn. nhận tạng từ người hiến là C.T.T.N., 30 tuổi ở An Giang. Để hoàn thành thủ tục hiến thận đã có bố và chồng đến BV Việt Đức, nghe các bác sĩ giải thích và kí cam kết. Cặp thứ 2 là bệnh nhân P.T.T.X., 43 tuổi ở Hải Dương bị suy thận mãn nhận tạng từ người hiến là H.N.T., 30 tuổi ở Quảng Trị, có mẹ đẻ và vợ đến viện kí cam kết. Cặp 3 là bệnh nhân Đ.H.N., 43 tuổi ở Hà Nội, nhận tạng từ người hiến là V.T.Đ., 25 tuổi ở Lạng Sơn, cũng có mẹ đẻ và vợ đến viện kí cam kết. Cặp 4 là bệnh nhân T.V.H., 26 tuổi ở Bắc Ninh, nhận tạng từ người hiến là P.V.H., 27 tuổi ở Lạng Sơn, cũng có vợ và mẹ đẻ đến nghe và ký cam kết.Cặp thứ 5 là bệnh nhân Đ.D.M., 40 tuổi ở Hà Nội, nhận thận từ người hiến L.Đ.V., 28 tuổi ở Lạng Sơn, có vợ và mẹ đẻ đến nghe và ký cam kết. Theo GS Giang những cặp bệnh nhân hiến - ghép tạng này đều không cùng huyết thống nhưng một trong những yêu cầu nghiêm ngặt với người hiến thận đó là phải có ít nhất 2 người thân trong gia đình (bố, mẹ hoặc chồng, vợ) đến BV, cùng ký cam kết đồng ý hiến thận. Mối quan hệ gia đình cũng được chứng thực bằng các giấy tờ liên quan, chứng nhận của địa phương, qua phòng công chứng xác định. PGS-TS Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm ghép tạng thuộc BV Việt Đức, cho biết bản thân ông đã từng phải từ chối nhiều ca ghép, ngay trước giờ phẫu thuật vì nhận thấy có vấn đề giữa người cho - người nhận. Thậm chí có nhiều trường hợp hiến - ghép thận thấy hồ sơ tại BV làm quá chặt chẽ đã phải chuyển sang viện khác. Theo PGS Nghĩa, hầu hết những trường hợp đến hiến thận thường chỉ định luôn người nhận thận, chỉ có một số ít trường hợp để lại thông tin về việc có nhu cầu hiến tạng cho người xa lạ. Với hồ sơ hiến - nhận tạng luôn phải có sự chứng nhận, kí tên, điểm chỉ của 2 người thân nhân với người hiến. Quy định hồ sơ cũng chặt chẽ, giấy tờ chứng minh thân nhân đi theo người hiến không chỉ bản gốc mà cần công chứng. Ngoài ra, với có trường hợp nghi ngờ, Trung tâm sẽ gọi điện về công an địa phương xác minh. "Mặc dù bệnh nhân ghép rất cần ghép tạng nhưng theo quy định chúng tôi đã từ chối ghép cho nhiều ca bởi nghi ngờ việc hiến thận "có vấn đề""- PGS Nghĩa nói. Theo GS Giang, hiện nay tại BV Việt Đức mỗi tuần thực hiện từ 4 - 6 ca ghép thận. Nhu cầu ghép thận rất nhiều, nhưng ngoài việc không có nguồn tạng hiến thì chi phí đối với người ghép cũng là số tiền rất lớn khiến bệnh nhân không thể ghép thận. Tuy nhiên, GS Giang cũng cho rằng thực tế có thể có những trường hợp khó khăn đột xuất về kinh tế, bị "cò" mồi bắt mối, thậm chí lân la cho vay tiền đến khi không có khả năng trả thì phải trả... bằng thận. Bởi theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, mọi người trưởng thành đều có quyền cho thận, không yêu cầu có cùng huyết thống. Do đó để tránh kẽ hở có thể dẫn đến mua - bán thận, quy trình hiến thận tại BV Việt Đức được thực hiện rất chặt chẽ. Một người trưởng thành, có đủ điều kiện hiến thận khi đi hiến, ngoài chính bản thân người hiến đồng ý thì cần có yêu cầu xác nhận địa phương về nhân thân. Đặc biệt, người hiến thận cần dẫn theo ít nhất 2 người thân ruột thịt (bố mẹ, vợ, hoặc chồng) đến BV để nghe bác sĩ giải thích, kí, điểm chỉ vào hồ sơ. "Tôi khẳng định quy trình tại BV làm rất chặt chẽ, về phía nhân viên y tế tuyệt đối không có chuyện móc nối để làm hồ sơ. Chỉ cần phát hiện nếu cán bộ y tế có liên quan, chắc chắn sẽ lập tức bị đuổi việc"- GS Giang khẳng định (923 từ).

 

48. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh khen thưởng đột xuất cho tập thể và 3 cá nhân của Bệnh viện Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 19 tháng 10 năm 2018, BV Q.Thủ Đức TP.HCM là BV khối quận huyện đi đầu trong cả nước về ứng dụng kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh. Chiều 19.10, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đã đến Bệnh viện (BV) Q.Thủ Đức để khen thưởng đột xuất cho tập thể khoa Hồi sức tích cực - Chống độc B và 3 cá nhân (bác sĩ Lê Duy Lạc, Trần Hùng và Nguyễn Tiến Nhân) vì đã thực hiện thành công đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho 40 bệnh nhân chỉ trong vòng 18 tháng. PGS.TS Tăng Chí Thượng đã biểu dương thành tích mà BV đã đạt được và bày tỏ sự tin tưởng của ngành y tế TP vào những kỹ thuật mới, chuyên sâu mà BV Q.Thủ Đức đã và đang triển khai. Lãnh đạo Sở Y tế hy vọng BV tiếp tục đầu tư vào các khoa Hồi sức để chăm sóc cho người bệnh ngày một tốt hơn và tin tưởng BV phát triển vững mạnh, đi đầu trong khối điều trị tuyến quận huyện. Bác sĩ Nguyễn Minh Quân, Giám đốc BV Q.Thủ Đức, cho rằng BV sẽ luôn cố gắng nỗ lực hết mình, “lấy người bệnh làm trung tâm”, góp phần chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh (266 từ).

 

49. Các bác sỹ và nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh hiến máu cứu bệnh nhân nguy kịch: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 19 tháng 10 năm 2018, 5 tình nguyên viên hiến máu là các bác sỹ BVĐK TP Hà Tĩnh và thành viên Ngân hàng máu sống Thành đoàn đã tham gia hiến máu cứu sống bệnh nhân Trần Thị Ngọc D. cư trú tại xã Thạch Lạc, Thạch Hà. Bệnh nhân Trần Thị Ngọc D (28 tuổi) vào viện trong tình trạng sốc mất máu, không thể đo được huyết áp, rất nguy kịch có thể dẫn đến tử vong. Qua các xét nghiệm cận lâm sàng và thăm khám bệnh nhân, các bác sỹ kết luận bệnh nhân bị chửa ngoài tử cung thai 7 tuần tuổi, vỡ ngập máu tràn ra các khoang bụng, tình trạng khá nguy cấp do thiếu máu trầm trọng. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn nhanh và quyết định mổ cấp cứu, truyền máu ngay để giữ tính mạng cho bệnh nhân. Trong lúc nguy cấp, bệnh viện đã huy động nguồn máu sống tại chỗ, kịp thời cung ứng 3 đơn vị máu của 3 bác sỹ. Đồng thời, nhận được thông tin, 2 thành viên CLB Ngân hàng máu sống Thành đoàn Hà Tĩnh cũng kịp thời đến tiếp thêm 2 đơn vị máu sau đó (240 từ).

 

50. Các bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh phẫu thuật thành công cắt u dị tật vùng hậu môn cho bệnh nhi 1 ngày tuổi: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 20 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ khoa Ngoại và chuyên khoa, BV Sản Nhi Quảng Ninh đã tiếp nhận bệnh nhi là bé trai NTL (một ngày tuổi, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh). Bé L. là con thứ ba, sinh thường, đủ tháng, được phát hiện có dị tật vùng hậu môn sau khi sinh. Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm tim cho thấy bộ phận sinh dục ngoài của bệnh nhi không phân biệt rõ, có tinh hoàn, lỗ đái thấp, vùng hậu môn trực tràng có tổ chức niêm mạc lộ ngoài. Cạnh hậu môn có khối u vùng cùng cụt chia làm nhiều múi, kích thước khoảng 3 cm… Các bác sĩ (BS) đã quyết định cắt u, bảo tồn cơ thắt hậu môn cho bệnh nhi. Sau hơn một giờ phẫu thuật, ca phẫu thuật đã thành công. Hiện bé L. được theo dõi tại khoa Sơ sinh của bệnh viện. Theo BS Trịnh Trương Tuyên, người trực tiếp tiến hành ca phẫu thuật, trường hợp của bệnh nhi nếu không được phẫu thuật kịp thời khối u quái sẽ có nguy cơ lớn nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Được biết dị tật của bé L. đã được chẩn đoán từ khi còn nằm trong bụng mẹ nên ngay sau khi chào đời đã được chuyển về BV Sản Nhi Quảng Ninh điều trị (271 từ).

 

51. Các bác sỹ Bệnh viện Nhi Quảng Ninh phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi 13 ngày tuổi bị tăng áp động mạch phổi: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 20 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã tiếp nhận bệnh nhi (13 ngày tuổi) trong tình trạng suy hô hấp sơ sinh. Theo thông tin, do mẹ bé Phạm Hà P. vì dọa đẻ non đã tiến hành mổ đẻ vào lúc thai 32 tuần. Tại thời điểm nhập viện, bé P. nặng 1800gr và đang trong tình trạng li bì, môi chi tím, suy hô hấp sơ sinh. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, siêu âm cho thấy hình ảnh hẹp van động mạch phổi do bất thường lá van động mạch phổi, van động mạch phổi dày, đường kính chỗ hẹp 4mm. Hở van động mạch phổi nhẹ, còn ống động mạch, đường kính phía phổi 2,5mm, đường kính phía chủ 6,5mm... Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và chỉ định Phẫu thuật đóng ống động mạch với phương pháp Gây mê nội khí quản cho trẻ. Sau hơn 1h, ca mổ cấp cứu thành công, tình trạng của bé P. ổn định và tiếp tục được theo dõi đặc biệt tại Khoa Hồi sức cấp cứu cua bệnh viện. Theo bác sĩ, thường sau sinh 12 tiếng, ống động mạch thường đóng lại ở trẻ đủ tháng và đóng hoàn toàn khi trẻ 2-3 tuần tuổi. Với trường hợp trẻ sau sinh còn ống động mạch lớn nếu không được phẫu thuật kịp thời, có thể khiến lượng máu chảy qua tim tăng cao gây suy tim từ đó dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: tăng áp động mạch phổi, viêm phổi và tử vong (314 từ).

 

52. Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức phản hồi về thông tin “nếu không có người nhà hiến máu tình nguyện thì không được phẫu thuật”: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 23 tháng 10 năm 2018, Giám đốc BV Việt Đức , GS.TS Trần Bình Giang vừa có công văn trả lời về những thông tin đăng tải trên báo chí liên quan đến hiện tượng “cò máu” tại bệnh viện. Theo đó, bệnh viện khẳng định, không có trường hợp bệnh nhân nào không được phẫu thuật nếu không có người nhà hiến máu tình nguyện. Trả lời Công văn của Bộ Y tế về việc “Xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến hiện tượng cò máu”, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức cho biết, Bệnh viện đặc thù là bệnh viện ngoại khoa, hàng năm số lượng ca mổ tăng lên khoảng 10% (năm 2017 tổng số phẫu thuật trên 65000 ca). Hơn nữa, bệnh viện đảm nhận nhiệm vụ điều trị cấp cứu tuyến cuối của cả nước với những trường hợp tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông hay tai nạn lao động rất phức tạp và nặng nề. Trung tâm truyền máu BV hữu nghị Việt Đức là một trong số ít đơn vị trong cả nước thực hiện đồng thời các nhiệm vụ lấy, chiết tách các thành phần máu, lưu trữ bảo quản và cung cấp máu, các chế phẩm máu phục vụ kịp thời điều trị bệnh nhân với đặc điểm bệnh nhân mổ lớn, nhiều khi cần cung cấp ngay tức thì một số lượng lớn máu và các chế phẩm máu đặc biệt khi có cấp cứu chảy máu ồ ạt, góp phần cứu sống nhiều người bệnh hiểm nghèo. Có những bệnh nhân đa chấn thương nặng như vỡ tạng đặc gan, thận, lách… trong và sau ca mổ cần sử dụng liên tục gần 50 đơn vị máu và chế phẩm từ máu để cứu sống bệnh nhân, như bệnh nhân Phan Văn K. mổ ngày 13/10/2018 do chấn thương gan nặng. Tại BV Hữu nghị Việt Đức nguồn máu đến từ 3 nguồn chính: tiếp nhận máu từ những người hiến máu trong cộng đồng, tiếp nhận máu từ Viện huyết học truyền máu Trung ương và tiếp nhận máu tại điểm hiến máu cố định trong bệnh viện bao gồm từ cán bộ y tế, nhân dân quanh khu vực và từ người nhà bệnh nhân. Hàng ngày, BV mổ trung bình 150 ca mổ phiên, khoảng trên 30 ca mổ cấp cứu, hầu hết cần truyền máu. Có những loại máu và thời điểm không đủ cung cấp từ các nguồn trên, bệnh viện vận động người nhà người bệnh, người dân và cả cán bộ y tế của bệnh viện hiến máu để truyền cho người bệnh. Đây là một nghĩa cử cao đẹp giúp cứu sống người bệnh, nhiều người nhà người bệnh sẵn sàng hiến máu, thậm chí huy động người nhà hiến vượt số lượng theo yêu cầu truyền cho người nhà mình với một suy nghĩ đơn giản tại sao những người không quen biết trong xã hội còn tình nguyện hiến máu cứu người mà mình lại không thể hiến cho ngay người nhà mình? Tuy nhiên số lượng này chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng số máu truyền tại bệnh viện, nhiều thời điểm khi lượng máu hiến nhân đạo đủ thì cũng không huy động từ nguồn này, đơn cử năm 2018, tháng 3, 4, 5, 6 hoàn toàn không lấy máu tại bệnh viện. Công văn BV hữu nghị Việt Đức khẳng định, nhu cầu cung cấp đủ máu cho điều trị bệnh nhân rất lớn, chủ yếu từ nguồn hiến máu lưu động. Việc duy trì điểm hiến máu cố định tại BV chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm với xã hội về vai trò hiến máu tình nguyện, giải quyết nguồn khan hiếm máu vào những thời điểm thiếu máu cục bộ, vận động tiếp nhận máu trong những trường hợp người bệnh có nhóm máu hiếm Rh(-) hay nhóm máu AB mà không có được sự hỗ trợ từ Viện huyết học truyền máu Tư. Bệnh viện Việt Đức khẳng định, không có trường hợp bệnh nhân nào không được phẫu thuật nếu không có người nhà hiến máu tình nguyện; Không có chủ trương, quy định nào về việc người nhà bệnh nhân phải cho máu mới được phẫu thuật; Không có cá nhân hay tổ chức nào trong bệnh viện mưu lợi hay tiếp tay cho những trường hợp cò máu. Tất cả những trường hợp cò máu khi bệnh viện phát hiện được đều đã tiến hành giao cho cơ quan công an để xử lý theo pháp luật; Người nhà bệnh nhân nếu cho máu chỉ trong trường hợp cần nhóm máu hiếm đòi hỏi phải cùng huyết thống hoặc người nhà tình nguyện hiến máu khi nguồn cung không đủ (856 từ).

 

53. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng trị cứu sống một bệnh nhi bị tim bẩm sinh: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 24 tháng 10 năm 2018, bác sĩ Nguyễn Hữu Đức, Phó trưởng khoa Tim mạch - lão khoa, Trưởng đơn nguyên tim mạch can thiệp (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị) cho hay sức khỏe bệnh nhi Hồ Đăng Anh (9 tháng tuổi, trú xã Hướng Linh, H.Hướng Hóa) đã tiến triển tốt và đang tiếp tục theo dõi tại khoa nhi của bệnh viện. Trước đó, ngày 18.10, em Anh được người nhà đưa vào viện trong tình trạng ho, khó thở, chậm phát triển thể chất. Người nhà bệnh nhân cho hay, anh trai của Anh đã qua đời 1 năm trước vì bệnh tim bẩm sinh. Qua siêu âm, các bác sĩ xác định Anh có dị tật lỗ thông liên thất, đã tăng áp phổi mức độ vừa, giãn buồng tim. Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định mổ nội soi bít lỗ thông bằng dụng cụ qua đường mạch máu (187 từ).

 

54. Các bác sỹ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng phẫu thuật thành công cho bé 5 tháng tuổi bị tim bẩm sinh: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 24 tháng 10 năm 2018, sau hơn 20 ngày phẫu thuật và điều trị, cháu bé 5 tháng tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh đã được ekip y bác sỹ bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng phẫu thuật thành công và tài trợ toàn bộ chi phí điều trị. Bé P.T.B.N (Thăng Bình, Quảng Nam), nhập viện vào ngày 1/10 trong tình trạng suy dinh dưỡng. Bé chỉ nặng 4.7 kg, khó thở, viêm phổi nặng và bị tim bẩm sinh. Chị D.T.Th., mẹ bé cho biết lúc mới sinh bé vẫn khỏe mạnh nhưng khi được hơn 1 tháng tuổi thì bé hay thở dốc mạnh, khó thở. Gia đình vội đưa bé đi khám ở địa phương, sau đó được giới thiệu lần lượt chuyển ra các bệnh viện tuyến trên ở Đà Nẵng và Huế để điều trị bệnh tim bẩm sinh cho bé. Gia đình chị Th. khó khăn. Từ khi phát hiện bệnh của bé N., vợ chồng chị phải vay mượn khắp nơi để lo cho con, kể cả vay ngân hàng, vay nóng. Công việc của người chồng không ổn định. Gia đình hai bên nội ngoại của bé thì sống chủ yếu bằng nghề nông nên không trợ giúp được nhiều. Trong khi đó, chi phí phẫu thuật cho bé quá lớn nên 2 vợ chồng chưa biết phải xoay sở ra sao, bởi càng để lâu bệnh tình của bé sẽ nặng hơn. Bé P.T.B.N được ba mẹ bồng bế rong ruổi nhiều nơi tìm kiếm niềm hy vọng. Qua thông tin đại chúng, Đơn vị Tim mạch – bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng đã biết đến trường hợp bệnh lý cũng như hoàn cảnh khó khăn của của bé N. và đã liên hệ gia đình cho bé nhập viện. Đặc biệt, toàn bộ chi phí phẫu thuật, điều trị cho bé đều được Quỹ nhịp tim Việt Nam và Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ tài trợ. Nhanh chóng nhập viện và thực hiện siêu âm tim, các bác sĩ cho biết bé N. bị thông liên thất lỗ lớn, tăng áp phổi nặng, tiên lượng nặng và cần phải được phẫu thuật sớm... Sau gần 10 ngày điều trị dứt điểm bệnh viêm phổi cho bé, ca phẫu thuật vá lỗ thông liên thất cho bé N. đã diễn ra thành công. Không giấu được niềm xúc động, chị Th. nghẹn ngào trước sự giúp đỡ tận tình của bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Không chỉ tài trợ chi phí mổ tim cho bé, chi phí ăn uống của hai vợ chồng từ hôm bé nhập viện điều trị cho đến nay cũng được bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng hỗ trợ, giúp đỡ. Chị Th. Nói: “Thực sự chỉ biết cảm ơn quý bệnh viện, nhà tài trợ rất nhiều vì đã đem lại cơ hội sống cho con tôi” (517 từ).

 

55. Các bác sỹ Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cứu sống thai phụ vỡ túi phình mạch não nguy hiểm: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 25 tháng 10 năm 2018, một thai phụ mang thai ở tuần thứ 37 thì xuất hiện những triệu chứng đau đầu, chóng mặt dữ dội, chị N.T.N (33 tuổi – ngụ quận 4 TPHCM) được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM (BV ĐHYD).Tại đây, chị N. được các BS chẩn đoán bị xuất huyết dưới nhện, một bệnh lý vỡ túi phình động mạch não nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới nhện thường là chấn thương hoặc do vỡ túi phình động mạch não. Nếu người bệnh không được bít hoặc kẹp túi phình mạch máu não kịp thời, nguy cơ vỡ lại rất cao, lên đến 20-30% trong 2 tuần đầu tiên và 50% trong 6 tháng đầu. Nếu túi phình động mạch não vỡ lại, 70-90% người bệnh sẽ tử vong. Ngoài ra Xuất huyết dưới nhện còn có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề như nhồi máu não, dãn não thất làm tổn thương hệ thần kinh của người bệnh. Phình động mạch não là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Tỷ lệ người dân có túi phình động mạch não khá cao, chiếm 3-5% dân số. Do vậy, việc điều trị xuất huyết dưới nhện cần điều trị toàn diện, bao gồm điều trị triệt để túi phình, hồi sức sau phẫu thuật và theo dõi, phòng ngừa những biến chứng khác. BS. Trần Quốc Tuấn – Khoa Ngoại Thần kinh BV ĐHYD cho biết: “Xuất huyết dưới nhện rất nguy hiểm, bởi ở giai đoạn túi phình động mạch não chưa lớn và chưa vỡ, người bệnh hầu như không có triệu chứng gì. Các túi phình mạch máu não chỉ có thể phát hiện dựa trên các chẩn đoán hình ảnh học. Nếu túi phình to (chưa vỡ) thì có thể gây triệu chứng yếu liệt chi, liệt vận động mắt hoặc mờ mắt do chèn ép dây thần kinh. Khi túi phình vỡ gây xuất huyết khoang nội sọ, người bệnh sẽ đau đầu đột ngột dữ dội, cổ cứng, nặng hơn có thể kèm rối loạn tri giác (lơ mơ, hôn mê) và động kinh.” Đối với trường hợp thai phụ N., sau khi hội chẩn và cân nhắc các nguy cơ, các BS BV ĐHYD đã quyết định chủ động mổ lấy thai ở tuần thứ 37 và tiếp tục can thiệp mạch máu não điều trị sau sinh để giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Bằng kinh nghiệm, sự cẩn trọng và phối hợp ăn ý của cả ê kíp BS, điều dưỡng Khoa Phụ sản và Ngoại Thần kinh, con chị N. đã chào đời an toàn. TS BS. Trần Nhật Thăng – Phụ trách Khoa Phụ sản BV ĐHYD, người trực tiếp mổ lấy thai cho biết: “Trường hợp này khá may mắn vì thai nhi đã phát triển đầy đủ nên chúng tôi quyết định chủ động mổ lấy thai. Nếu để sản phụ chuyển dạ tự nhiên, những cơn gò, cơn đau khi chuyển dạ sẽ khiến tình trạng xuất huyết não nặng nề hơn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con..." (569 từ).

 

56. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ phẫu thuật cắt thành công khối u xơ 4kg cho một bệnh nhân: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 25 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đã bóc tách thành công khối u xơ tử cung nặng 4 kg cho một bệnh nhân nữ ở TP Long Xuyên (tỉnh An Giang).  Trước đó, bệnh nhân tên Đ.T.M.D. (37 tuổi, ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) nhập viện khi bị đau bụng khá nhiều, có một khối bất thường ở bụng... Ngay lập tức các bác sĩ ở bệnh viện tiến hành siêu âm, chụp CT Scan ổ bụng và kiểm tra các khâu cần thiết. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị khối u xơ khá lớn từ hạ vị lên khỏi rốn, với kích thước tương đương một túi thai 7 tháng tuổi. Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 4 năm trước khi thấy đau bụng và có đi bệnh viện thăm khám, phát hiện có u xơ tử cung, nhưng nhỏ. Lúc đó, chị D. chưa sinh con nên bác sĩ không phẫu thuật mà yêu cầu theo dõi và nên đến cơ sở y tế kiểm tra thường xuyên; nhưng do chị D. sợ phẫu thuật nên một thời gian dài không đi khám. Gần đây bị đau nhiều nên mới đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ kiểm tra và phát hiện khối u khủng này. Trước tình hình trên, các bác sĩ hội chẩn và thống nhất phẫu thuật bóc tách khối u cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật thành công, khi khối u nặng khoảng 4 kg được bóc tách ra khỏi người bệnh nhân D. Hiện nay, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống  bình thường…  Các bác sĩ chuyên khoa lưu ý, u xơ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Thông thường, khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh khó nhận biết bởi bệnh không để lại nhiều triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, khi khối u phát triển với kích thước to, kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau, tiểu rắt, tiểu buốt, chảy máu tử cung, rong kinh kéo dài, chèn vào trực tràng gây táo bón, xanh xao, suy kiệt sức khỏe… Bệnh này cũng là nguyên nhân chính khiến nữ giới khó thụ thai, gây nguy cơ sẩy thai cao… Do đó, cần đi kiểm tra thường xuyên để được tư vấn phòng trị bệnh hiệu quả (438 từ).

 

57. Các bác sỹ Bệnh viện Quốc tế City phẫu thuật thành công tách ngón cho một bệnh nhi bị hội chứng bẩm sinh ở bàn tay, bàn chân hiếm gặp:  Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 25 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Bệnh viện Quốc tế City vừa phẫu thuật tách ngón thành công cho một bệnh nhi bị hội chứng dính ngón bẩm sinh ở bàn tay và bàn chân hiếm gặp. Ngày 25-10, Bệnh viện Quốc tế City cho biết vừa phẫu thuật tách ngón thành công cho bệnh nhi bị hội chứng dính ngón bẩm sinh ở bàn tay trái và bàn chân trái hiếm gặp. Bệnh nhân là bé T.Darika (2 tuổi, quốc tịch Campuchia), nhập viện vào Việt Nam ngày 23-10. Kết quả khám và chụp X-Quang cho thấy bé bị thiểu sản các xương ngón tay và dính ngón. Sau 2 tiếng phẫu thuật bằng phương pháp giải phóng vòng thắt, tách ngón thứ 3 và thứ 4 bàn tay trái và ngón thứ 2, thứ 3 bàn chân trái, các bác sĩ đã trả lại hình hài cho bệnh nhi kém may mắn. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, người thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi, bàn tay có khiếm khuyết nhưng nay bé đã có đủ 5 ngón. Sau khi các ngón được tách rời độc lập, theo thời gian, các đốt ngón sẽ dài ra nhanh và tốt hơn vì xương bé còn sụn tăng trưởng. Hiện các ngón  tuy ngắn nhưng bé vẫn có thể cầm nắm các vật nhỏ, viết và tập vở. Khi trưởng thành, qua tập luyện vật lý trị liệu các ngón sẽ linh hoạt hơn nhiều. Ngoài ra, bé có thể được dùng phương pháp thẩm mỹ hỗ trợ là gắn ngón tay silicon hoặc phẫu thuật kéo dài, ghép xương ngón. Phẫu thuật tách dính ngón rất phức tạp, tạo áp lực rất lớn cho bác sĩ bởi đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, thời gian phẫu thuật kéo dài, chưa kể sau mổ còn nhiều nguy cơ như: hoại tử vạt da ghép, hoại tử ngón tay sau phẫu thuật, tổn thương thần kinh ngón, có thể khiến ngón tay của trẻ mất cảm giác. Theo thời gian, trẻ có thể bị sẹo co dính lại ngón, cần phải phẫu thuật tiếp. Do vậy, việc phẫu thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết. "Đến nay, y học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh cảnh hiếm gặp vòng thắt bẩm sinh. Trẻ khi mắc bệnh này sẽ khó điều trị khi một hoặc nhiều ngón tay hoặc chân dính liền với các ngón còn lại, gây biến dạng dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt, cầm nắm và mất thẩm mỹ", BS Xuân Anh thông tin (479 từ).

 

58. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương Phú Thọ cấp cứu thành công cho bệnh nhhi 10 tháng tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 26 tháng 10 năm 2018, bác sỹ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) cho biết bệnh viện đã cấp cứu thành công bệnh nhi 10 tháng tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch. Trước đó, ngày 21/10, bệnh nhi N. N. A, 10 tháng tuổi, ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, nhập viện điều trị bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Trong quá trình điều trị, bệnh nhi đã được dùng thuốc cefotaxim 2g đường tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày. Đến sáng 25/10, 5 phút sau khi được tiêm cefotaxim 2g thì trẻ quấy khóc, đỏ vùng cổ, mặt, ngực, tím môi, gốc mũi, mạch 150 lần/phút. Ngay lập tức, điều dưỡng tại buồng đã phát hiện và ấn chuông báo động. Các bác sỹ kiểm tra và xác định bệnh nhi bị sốc phản vệ và ngay lập tức ra y lệnh tiêm Adrenalin đợt một. Sau 5 phút, trẻ nổi vân tím toàn thân, da tím tái, mạch 140 lần/phút, nồng độ oxy trong máu là 96%. Các bác sỹ tiếp tục tiêm Adrenalin đợt 2.Tuy nhiên, tình trạng của trẻ diễn biến xấu, mạch 230 lần/phút, tím tái toàn thân. Các bác sỹ lại tiếp tục tiêm Adrenalin đợt 3, bóp bóng ôxy, chuyển bệnh nhi về khoa Hồi sức cấp cứu và đặt nội khí quản thở máy, dùng Adrenalin truyền liên tục. Sau 3 giờ được cấp cứu tích cực, bệnh nhi đã tiến triển rất tốt và đã được bỏ thở máy, chuyển thở ôxy kính. Sau 12 tiếng tiếp theo, trẻ không phải thở ôxy và đã ăn tốt, tình trạng sức khỏe ổn định. Trực tiếp cùng các bác sỹ khoa Nội nhi-Đông y cấp cứu bệnh nhi, bác sỹ Lương Minh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết khi nhận được tín hiệu báo động có bệnh nhân sốc phản vệ, các bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu đã nhanh chóng hỗ trợ cấp cứu bệnh nhi. Bệnh nhi quá nhỏ (10 tháng tuổi) và đã sử dụng liên tiếp 3 đợt Adrenalin, nhưng tình trạng sốc phản vệ không có chiều hướng thuyên giảm, các bác sỹ đã quyết định truyền Adrenalin qua đường tĩnh mạch liên tục. 

Sau khi được cấp cứu kịp thời, hiện tại bệnh nhi đã ổn định và tiếp tục được theo dõi sát tại khoa và có thể xuất viện trong vài ngày tới. Bác sỹ Đặng Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương khuyến cáo nguy cơ sốc phản vệ có thể xảy ra ở mọi người và cực kỳ nguy hiểm. Chính vì vậy, người dân không nên tự ý sử dụng các kỹ thuật tiêm, truyền tại nhà (509 từ).

 

59. Các bác sỹ Bệnh viện Da liễu Trung uowg điều trị thành công cho bệnh nhi 5 tuổi bị bệnh ngoài da khó chữa: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 26 tháng 10 năm 2018, sau 10 ngày được đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Trung ương tận tình điều trị, tình trạng bệnh của bé trai 5 tuổi mắc bệnh khó chữa đã ổn định và vừa được xuất viện sáng nay. Bệnh viện Da liễu Trung ương tổ chức lễ trao quà ủng hộ cho bệnh nhân Chung Ngọc Thuyên với số tiền ủng hộ hơn 50 triệu đồng. Trước đó, sáng 16/10, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận bệnh nhi Chung Ngọc Thuyên (sinh năm 2013, tại Cao Bằng) nhập viện để điều trị bệnh vảy nến thể mủ. Qua khai thác bệnh sử từ người thân, được biết cháu bé đã có tiền sử bị bệnh từ khi hai tháng tuổi, có nhiều bất thường trên da, bong vảy nhiều ở da đầu, thân mình. Gia đình cho bé đi khám và điều trị ở cơ sở y tế địa phương, bệnh có ổn định nhưng sau đó tái phát nhiều lần. Nguy hiểm hơn, do quá sốt ruột về bệnh tình của con em mình, người nhà đã đi khám thầy lang, dùng thuốc lá chữa, lâu dần khiến tình trạng bệnh ngày một nặng thêm. Qua thăm khám ban đầu PGS. TS Lê Hữu Doanh – PGĐ Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận thấy, bé Thuyên có tổn thương cơ bản là các dát đỏ bong vảy trắng dày, dễ bóc ở tay chân, thân mình, tập trung chủ yếu ở bàn tay, bàn chân, cẳng chân hai bên. Mụn mủ nông, tập trung rải rác thành đám ở đầu gối, cẳng tay, bụng. Bé hơi sốt nhẹ, nhưng tỉnh táo, ngứa nhiều, móng tay vàng và có dấu hiệu bị mủn. Trong quá trình nằm điều trị tại Khoa Điều trị bệnh da Phụ nữ và Trẻ em, bé Thuyên được làm các xét nghiệm cơ bản, sinh thiết khẳng định chẩn đoán bé bị bệnh “vảy nến thể mủ toàn thân”, cần phải điều trị. Tuy nhiên, gia đình bé Thuyên lại có hoàn cảnh rất khó khăn. Bé có bà nội đã ngoài 90 tuổi bị mù, bố bị thiểu năng trí tuệ, một mình mẹ bé Thuyên phải cáng đáng cả 5 - 6 người trong nhà với việc làm thuê làm mướn rất vất vả mặc dù không biết tiếng Kinh. Do đó, để phần nào sẻ chia hoản cảnh khó khăn với gia đình, Bệnh viện Da liễu Trung ương cùng một số các nhà hảo tâm đã hỗ trợ miễn phí toàn bộ chi phí điều trị, suất ăn hàng ngày cho bệnh nhi và người nhà cùng với số tiền đóng góp hơn 50 triệu đồng cho gia đình. Ngoài ra, trước khi ra viện bé Thuyên sẽ tiếp tục được Bệnh viện Da liễu Trung ương cấp phát thuốc miễn phí. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của bệnh viện, bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính, có thể tái phát nhiều đợt, chưa chữa khỏi hoàn toàn nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể kiểm soát tốt bệnh. Do đó, để đảm bảo tốt sức khỏe của bé sau khi ra viện, gia đình cần cần chú ý không nên tự ý điều trị tại nhà, nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, cần đưa bé đi khám và theo dõi định kỳ theo hẹn của bác sĩ (616 từ).

 

60. Các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai cứu sống một bệnh nhân bị vỡ phình động mạch lách, bục đại tràng: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 29 tháng 10 năm 2018, các bác sỹ Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai vừa thành công trong việc cứu sống một bệnh nhân vị vỡ phình động mạch lách, bục đại tràng, viêm phúc mạc, bác sĩ phải truyền hơn 9 lít máu và các chế phẩm của máu. TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, nhiều chuyên khoa của BV vừa phối hợp cứu sống trường hợp bệnh nhân bị vỡ phình động mạch lách, bục đại tràng, viêm phúc mạc, suy gan, xơ gan do rượu hết sức hy hữu. Bệnh nhân là Phan Văn B. (46 tuổi, Hải Phòng), làm bảo vệ tại Hà Nội. Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu và xơ gan do rượu. Cuối tháng 9, ông B. được đồng nghiệp chuyển vào khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai trong tình trạng đau bụng dữ dội. Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân bị vỡ phình động mạch lách, máu đang phun dữ dội. Ngay lập tức, các bác sĩ chỉ định can thiệp nút mạch, sau đó bệnh nhân được chuyển về Trung tâm chống độc điều trị. Tuy nhiên sau nút phình động mạch lách, tình trạng bệnh nhân vẫn rất nặng: Đau khắp bụng, thiếu máu, giảm tiểu cầu… Sau hội chẩn căng thẳng toàn viện, các chuyên gia đầu ngành của BV Bạch Mai quyết định chuyển bệnh nhân đến khoa Ngoại để mổ cấp cứu. Lúc này đại tràng xuống và đại tràng xích ma của bệnh nhân bị vỡ, máu và phân tràn đầy ổ bụng. Phẫu thuật viên đã phải cắt toàn bộ đại tràng, đưa ruột non ra làm hậu môn nhân tạo, rửa sạch ổ bụng đồng thời đặt 4 dẫn lưu gồm 1 dưới gan, 1 dưới lách, 1 ở manh tràng và 1 ở túi cùng Douglas. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về Trung tâm Chống độc điều trị. Theo TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, đây là ca mổ rất “kinh khủng”. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân được truyền hơn 9 lít máu bao gồm hồng cầu, tiểu cầu và các chế phẩm máu khác. Trong quá trình điều trị sức khoẻ của ông B. hồi phục tốt, bệnh nhân không bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn phổi, ổ bụng, bệnh nhân đã được rút hết các ống dẫn lưu. Sau hơn 10 ngày điều trị, khi tình trạng sức khoẻ ổn định, bệnh nhân được chuyển về tuyến dưới để điều trị tiếp. TS Dũng cho hay, đây là trường hợp rất may mắn do chuyển đến viện sớm và được xử lý kịp thời nên đã cứu sống được bệnh nhân (489 từ).

 

61. Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh cứu sống mẹ con sản phụ bị suy thai cấp do sa dây rốn: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 29 tháng 10 năm 2018, bác sĩ Nguyễn Phúc Long, Phó Giám đốc BV Đa khoa Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, BV vừa cứu sống mẹ con sản phụ Trần Thị Ái V. (39 tuổi, ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên) bị suy thai cấp do sa dây rốn. Trước đó, sản phụ được đưa đến BV trong tình trạng đau bụng vỡ ối, chuyển sinh, mang thai lần 2. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện thai nhi trong tình trạng suy cấp do dây rốn bị sa xuống cổ tử cung. Ngay lập tức, các bác sĩ cho sản phụ thở ô xy, hỗ trợ đẩy em bé lên để tránh chèn ép dây rốn, đồng thời chuyển mổ cấp cứu. Sau 10 phút, các bác sĩ đã mổ lấy ra bé gái nặng 2,9 kg, an toàn, khỏe mạnh. Hiện tại, sức khỏe của mẹ con sản phụ V. đã ổn định và tiếp tục được theo dõi tại BV. Theo Bộ Y tế, tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Đây là một cấp cứu hàng đầu vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch máu dây rốn. Nếu không lấy thai ra ngay, có khả năng thai sẽ chết trong vòng 30 phút. Trung bình, cứ 300 trẻ chào đời có 1 ca mắc sa dây rốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sa dây rốn. Theo đó, về phía mẹ, những người sinh nhiều lần nên ngôi thai bình chỉnh không tốt gây các ngôi bất thường; khung chậu hẹp, méo; có khối u tiền đạo. Về phía thai, các trường hợp gây sa dây rốn do ngôi thai bất thường, ví dụ ngôi ngược, ngôi ngang do ngôi không tỳ vào cổ tử cung nên dây rốn có thể sa trước ngôi; sa một chi làm dây rốn sa theo. Sa dây rốn thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ (thai khoảng hơn 38 tuần). Hiện tượng này dễ gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ mắc tổn thương não do thiếu oxy. Khi bị sa dây rốn, sản phụ có thể cảm thấy dây rốn trong vùng kín. Khi cảm thấy sự bất thường, cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức và thông báo khẩn cấp về tình trạng sa dây rốn. Thai phụ không cố gắng đẩy dây rốn trở lại, tránh ăn uống trước khi sinh vì xác suất phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và con (530 từ).

 

62. Một y sỹ của Bệnh viện đa khoa Phú Quốc bị hành hung tại Bệnh viện: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 30 tháng 10 năm 2018, trong lúc Y sĩ Lê Trung Hâu, phòng X - quang bệnh viện đa khoa Phú Quốc, đang lấy thông tin một bệnh nhân thì bất ngờ người thân bệnh nhân này đánh hai tát tay vào mặt y sĩ Hậu. Liên quan sự việc nêu trên, ngày 30/10, Ông Trương Văn Hữu, Quyền giám đốc bệnh viện Đa khoa Phú Quốc, xác nhận sự việc nêu trên. Hiện bệnh viện đã đề nghị Công an thị trấn làm rõ sự việc ai đã đánh y sĩ Lê Trung Hậu. Theo thông tin ban đầu, khoảng 19h ngày 29/10, một nam thanh niên tên là Lê Hoàng Dương (ngụ ở ấp Cây Thông Trong, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc) bị một nhóm khác đánh trọng thương đưa vào bệnh viên cấp cứu. Khi đưa bệnh nhân Dương sang phòng chụp X- Quang, y sĩ Lê Trung Hậu (27 tuổi) hỏi thăm thông tin bệnh nhân thì bị một người trong nhóm người thân bệnh nhân Dương đánh hai tát tai. Sự việc gây náo loạn bệnh viện khiến nhiều người có mặt ở bệnh viên hoảng sợ. Ngay sau đó, công an thị trấn Dương Đông, cảnh sát cơ động đến mời các bên liên quan về làm việc. Hiện tại công an thị trấn Dương Đông vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc, ai trực tiếp đánh y sĩ Trung Hậu cũng như nguyên nhân dẫn đến sự việc này (277 từ).

 

63. Bệnh viện đa khoa huyện Krong Bông phê bình kíp trực đi ăn để bệnh nhi đến khoa Ngoại khám chữa bệnh nhưng không có bác sỹ: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 30 tháng 10 năm 2018. bác sĩ Trần Ngọc Minh - Giám đốc BVĐK huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã đưa hình thức xử lý đối với kíp trực đi ăn tối để bệnh nhi tới khoa Ngoại khám chữa bệnh nhưng không thấy bác sĩ với hình thức phê bình rút kinh nghiệm. Bác sĩ Minh cho biết thêm, theo giải trình của kíp trực, khoảng 17 giờ 40 phút, ngày 19/10, các y, bác sĩ và nhân viên khoa Ngoại tranh thủ ra căng tin bệnh viện ăn cơm nên khi bệnh nhi bị tai nạn giao thông được đưa vào cấp cứu đã không thấy có bác sĩ trực. Tuy nhiên, khi nhận được tin báo của điều dưỡng bệnh viện thì mọi người đều bỏ dở bữa cơm đang ăn để chạy về khoa tiếp tục làm việc.

“Qua các cuộc họp, xét thấy đó không phải là bỏ trực mà là các anh em đi ăn cơm nên không đưa ra hình thức kỷ luật mà phê bình rút kinh nghiệm cả kíp trực ngày hôm đó. Qua đây bệnh viện cũng quán triệt việc điều dưỡng phải hướng dẫn chi tiết cho người nhà bệnh nhân để tránh xảy ra việc tương tự này”, bác sĩ Minh cho hay. Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, vào lúc 17 giờ 42 phút ngày 19/10, Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Bông tiếp nhận bệnh nhi T.V.T (SN 2015, trú tại thôn 3, xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông) bị tai nạn giao thông. Lúc nhập viện bệnh nhi tỉnh táo, có vết thương dập phần mềm ở vùng trán, máu chảy lan ra vùng mặt nhưng đã ngưng chảy, còn rỉ máu. Sau đó, điều dưỡng khoa Cấp cứu nhận bệnh và hướng dẫn người nhà đưa bệnh nhi lên khoa Ngoại để xử lý vết thương. Tuy nhiên, người nhà đưa bệnh nhi lên khoa Ngoại nhưng không thấy cán bộ y tế nên đã quay lại khoa Cấp cứu. Lúc này bác sĩ Lê Văn Trung - Trưởng phòng Kế hoạch Nghiệp vụ (người trực lãnh đạo) và một điều dưỡng đang có mặt ở khoa. Điều dưỡng hướng dẫn người nhà lên khoa Ngoại và điện thoại thông báo với bác sĩ khoa Ngoại. Tại thời điểm nhận bàn giao của ca trực trước và ca trực sau tại khoa Ngoại vì không có bệnh nhân mới và tưởng còn cán bộ của phiên thường trực trước tại khoa nên ca trực sau tranh thủ đi ăn cơm tại căng tin bệnh viện (cách khoa 50m). Sau khi nhận được điện thoại, điều dưỡng Phan Đình Ba (khoa Ngoại) đã trở về và xử lý băng ép vết thương cho cháu T. Sau đó, người nhà xin chuyển tuyến đưa bệnh nhi lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Cũng theo báo cáo, trong quá trình tiếp nhận và xử lý cấp cứu bệnh nhi, người nhà không có ý kiến gì và thông cảm cho việc chờ cán bộ y tế vài phút từ căng tin về. Người quay clip đưa lên mạng xã hội Facebook không phải là người nhà bệnh nhi. Thời gian bệnh nhi vào viện đến lúc được xử lý vết thương khoảng 5- 6 phút và thời gian từ lúc vào viện cho đến khi chuyển viện chỉ khoảng 20 phút (612 từ).

 

64. Các bác sỹ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cứu sống bệnh nhi sơ sinh: Theo thông tin từ Đường Dây nóng Bộ Y tế ngày 30 tháng 10 năm 2018, một bé trai chào đời tại Bệnh viện (BV) Từ Dũ với khối thoát vị rốn có kích thước hơn 10cm. Sau khi tiến hành hồi sức, ổn định trẻ, các bác sĩ lập tức chuyển bệnh nhi sang BV Nhi đồng Thành phố để mổ cấp cứu. Những ca chuyển viện tính từng phút từng giây như thế đã góp phần cứu sống hàng trăm trẻ sơ sinh ở TPHCM trong năm qua. TS-BS Hồ Tấn Thanh Bình, Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh BV Nhi đồng Thành phố, cho biết sau khi tiếp nhận trường hợp bé trai nói trên, các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và quyết định mổ cấp cứu phục hồi thành bụng chỉ sau 1 giờ nhập viện. “Đây là thành công của phối hợp sản-nhi trong can thiệp những dị tật bẩm sinh cần được can thiệp sớm. Đặc điểm của sự phối hợp này là kịp thời phẫu thuật can thiệp trong thời gian sớm nhất, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh”, BS Bình lý giải. Bệnh nhi trước đó được các bác sĩ BV Hùng Vương mổ lấy thai với bệnh lý hẹp eo động mạch chủ. Dị tật này khiến máu từ tim không thể nuôi được cơ thể và em bé có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được can thiệp kịp thời. Ngay lập tức, bệnh nhi được BV Hùng Vương chuyển sang BV Nhi đồng 1 để thực hiện phẫu thuật tim. Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã chỉnh sửa thành công phần động mạch bị teo hẹp của bệnh nhi, đưa bệnh nhi thoát “cửa tử”​ 

Thăm dò ý kiến