THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM DƯỚI 15 TUỔI THÀNH PHÔ YÊN BÁI NĂM 2004
29/09/2005 | 05:00 AM
Những năm gần đây tai nạn thương tích ngày càng nhiều và đã trở thành một trong kháng nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên. Tai nạn chủ yếu thường gặp do: ngã, chết đuối, tai nạn giao thông, bom mìn, bỏng, ngộ độc thức ăn, súc vật cắn...
THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRẺ EM DƯỚI 15 TUỔI THÀNH PHÔ YÊN BÁI NĂM 2004
Những năm gần đây tai nạn thương tích ngày càng nhiều và đã trở thành một trong kháng nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên. Tai nạn chủ yếu thường gặp do: ngã, chết đuối, tai nạn giao thông, bom mìn, bỏng, ngộ độc thức ăn, súc vật cắn...
Ở tỉnh Yên Bái hàng năm có nhiều trẻ bị súc vật cắn phải tiêm phòng, rất nhiều trẻ em khác bị tai nạn phải vào cấp cứu tại các cơ sở Y tế, đáng chú ý hơn cả năm 2003 tại thành phố Yên Bái có 9 học sinh đuối nước đều bị tử vong, 3 trẻ bị điện giật tử vong. Thực tế cho thấy Tai nạn thương tích thực sự là một vấn đề sức khoẻ của trẻ em, năm 2004 Khoa y tế lao động Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Yên bái đã tiến hành một điều tra: Thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 15 tuổi ở thành phố Yên Bái năm 2004. Với mục đích: Tìm hiểu về thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em số mắc/chết, nguyên nhân và hoàn cảnh xảy ra tai nạn thương tích ở trẻ em, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình trạng trên.
Điều tra hồi cứu toàn bộ trẻ em dưới 15 tuổi bị tai nạn thương tích ở các xã phường trong thành phố Yên bái, theo mẫu phiếu ghi chép các trường hợp tai nạn thương tích ở các xã phường trong thành phố Yên bái, theo mẫu phiếu ghi chép các trường hợp tai nạn thương của Bộ y tế. Thời gian tiến hành từ tháng 11/2003 đến tháng 11/2004.
Kết quả điều tra: Năm 2004 thành phố Yên bái có 183 trẻ bị tai nạn thương tích phải điều trị, chiếm tỷ lệ 1,22%, trong đó có 9 trẻ tử vong. Tỷ lệ chết / mắc là 4,9%, Tỷ lệ mắc của trẻ nam (1,52%) cao hơn trẻ nữ (0,9%), P<0,01. Tỷ lệ mắc của trẻ em tăng dần theo độ tuổi, nhóm tuổi 10 - 14 có số mắc cao nhất 1,38% đứng thứ 2 là nhóm 5 - 9 tuổi 1,15% thấp nhất là nhóm 0 – 4 tuổi 1,14% ( P < 0, 01). Tỷ lệ chết của trẻ em < 15 tuổi do tai nạn thương tích là: 0,06% Tỷ lệ chết/ mắc theo nguyên nhân: cao nhất là đuối nước chiếm 66%, thứ 2 ngã: 6,2%, thấp nhất tai nạn giao thông 5,2%, các nguyên nhân khác không có tử vong.
Phân tích 183 trường hợp tai nạn thương tích chúng tôi có nhận xét sau:
Về nguyên nhân tai nạn thương tích: ở Yên Bái do súc vật cắn chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, thứ 2 là ngã 34%, sau đến tai nạn giao thông 10,3%, bỏng 6%, đuối nước 3,2 %, khác 3,5%.
Về địa điểm xảy ra: tại nhà tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, thứ 2 trên đường đi chiếm 34%, buồng học 16%, nơi công cộng thấp nhất 3%.
Về thời gian: Số mắc cao nhất trong quí III chiếm tỷ lệ 33,8%, sau đến quí II chiếm 32,6%, đây là khoảng thời gian trẻ nghỉ hè ở nhà nhiều, phù hợp với kết quả điều tra về địa điểm xảy la tai nạn tại nhà cao nhất (43%). thấp nhất qui I: 16,9%.
Trên cơ sở kết luận của điều tra chúng tôi đưa ra mốt số những khiến nghị: Đối với chính quyền, đoàn thể địa phương: Đưa các mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương ích vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội dài hạn và hàng năm của các xã, phường trong tỉnh Yên bái. Phấn đấu hạ tỷ lệ mắc, chết do tai nạn thương tích ở trẻ em thành phố Yên bái xuống dưới 1,2% .Quan tâm đến trẻ em đặc biệt trẻ nam, nhóm tuổi 10 đến 14 tuổi. Chú trọng đến cắc chương trình an toàn cho trẻ tại gia đình và cộng đống. Đặt các biển báo, biển cấm ở không nơi nguy hiểm không cho trẻ em đến gần, leo trèo gây tai nạn.
Đối với gia đình: Kiểm soát chặt chẽ thời gian sinh hoạt của trẻ, đặc biệt trong dịp hè. Hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với súc vật nuối, hướng dẫn cho trẻ phân biệt các loại động vật nguy hiểm để tránh.
Đối với nhà trường: Đưa các nội dung về phòng chống tai nạn thương tích vào trong chương trình giảng dạy ngoại khoá của nhà trường. Mùa hè tổ chức các lớp tập bơi lội vào trong nội dung học tập thể dục của nhà trường.
Đối với ngành Y tế: Tăng cường công tác truyền thông giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích, sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn (đặc biệt là các trường hợp súc vật cắn) trước khi chuyển đến cơ sở y tế, trên các phương tiện thông tin nhằm giúp các bậc phụ huynh có kiến thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ an toàn cho trẻ. Giám sát và báo cáo các trường hợp tai nạn từ tuyến cơ sở để có số liệu phản ánh sớm thực trạng nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục.
Mở các lớp huấn luyện nâng cao kỹ năng cấp cứu nạn nhân cho cán bộ y tế xã, phường. Có kinh phí cho hoạt động phòng chống tai nạn thương tích tại xã, phường.
Đây là một điều tra đầu tiên về tai nạn thương tích ở tỉnh Yên bái, kết quả điều tra không đại điện được cho tỷ lệ mắc chung của cả tỉnh, nhưng cũng có thể đại diện được cho mốt số vùng trong tỉnh. Bước đầu đã đưa ra được bức tranh tổng thể về tai nạn thương tích ở trẻ em thành phố Yên bái, số mắc, số chết, loại hình mắc, nhóm mắc cao... nhưng chưa trả lời được câu hỏi tại sao một cách cụ thể. Vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp sâu hơn.
Bác sĩ Nguyễn Thuý Lan - y tế lao động, Trung tâm y tế dự phòng Yên Bái
Related news
- KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI GIÁM SÁT ĐIỂM ĐUỐI NƯỚC TẠI NAM ĐỊNH VÀ ĐỒNG THÁP TỪ THÁNG 7-12/2011
- TÌNH HÌNH TỬ VONG TOÀN QUỐC NĂM 2010
- Báo cáo công tác Phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng năm 2011
- Hội thảo đánh giá kết quả triển khai giám sát điểm đuối nước tại Nam Định
- Thông báo tình hình tai nạn thương tích 6 tháng đầu năm 2011
- Các giải pháp phòng chống đuối nước cho trẻ em ở Việt Nam