Căn bệnh hành chính hóa” hoạt động công đoàn
26/08/2016 | 10:29 AM
Căn bệnh “hành chính hóa” hoạt động công đoàn tồn tại từ lâu và đã tới lúc phải thay đổi để phù hợp tình hình mới - đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại buổi tọa đàm Giải pháp khắc phục tình trạng “hành chính hóa” trong tổ chức , hoạt động công đoàn do Công đoàn Công Thương Việt Nam phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động tổ chức ngày 25.8 vừa qua.
Căn bệnh “hành chính hóa” hoạt động công đoàn tồn tại từ lâu và đã tới lúc phải thay đổi để phù hợp tình hình mới - đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại buổi tọa đàm Giải pháp khắc phục tình trạng “hành chính hóa” trong tổ chức , hoạt động công đoàn do Công đoàn Công Thương Việt Nam phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động tổ chức ngày 25.8 vừa qua.
Theo đại diện Ban Tổ chức Công đoàn Công Thương Việt Nam - cho rằng, hiệntrong hoạt động công đoàn. Trong khi hoạt động công đoàn là hoạt động quần chúng, trên cơ sở vận động, tuyên truyền, giáo dục với các hình thức hết sức phong phú. Nhưng muốn làm tốt được việc này đòi hỏi người làm công tác công đoàn, cụ thể là các thành viên trong Ban Thường vụ, Ban chấp hành công đoàn các cấp phải sâu đi sát với cơ sở, cần lắng nghe chia sẻ và nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của người lao động… phải “sắn tay” và hòa nhịp cùng quần chúng để triển khai các hoạt động công đoàn. Tuy nhiên phương pháp hoạt động của các cấp công đoàn ở nhiều nơi lại nặng về mệnh lệnh, xơ cứng, giáo điều với việc ban hành các văn bản. Bởi thế, hiệu quả nhìn chung hoạt động công đoàn còn rất hạn chế, chưa xứng tầm; vai trò của tổ chức công đoàn trong xã hội cũng như trong doanh nghiệp chưa thật sự phát huy như mong muốn, bản thân người lao động và đoàn viên thờ ơ, chưa mặn mà với tổ chức công đoàn.
Nhiều đại biểu cho rằng, nguyên nhân của căn bệnh “hành chính hóa” là do Công đoàn Việt Nam được coi là một tổ chức chính trị - xã hội có chức năng tham gia quản lý nhà nước nên phải gánh trên vai nhiều nhiệm vụ nặng nề. Cụ thể, ngoài việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, công đoàn còn phải làm cả các việc tuyên truyền về phòng chống ma túy, về sức khỏe sinh sản, về an toàn giao thông… Có đại biểu cho rằng, mô hình tổ chức của Công đoàn theo 4, 5 cấp như hiện nay là quá cũ, tồn tại từ mấy chục năm nay và chỉ phù hợp cho một giai đoạn nhất định của thời bao cấp. Vậy, mô hình nào cho hoạt động công đoàn trong tình hình mới, khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - vẫn là câu hỏi đang bỏ ngỏ. Một nguyên nhân khách quan nữa được nhiều đại biểu chỉ ra rằng, cán bộ công đoàn chuyên trách hiện nay đều là công chức nhà nước, do vậy, tư duy và nhận thức khó tránh khỏi bệnh “hành chính”, không bám sát cơ sở, không nắm hơi thở cuộc sống của người lao động; làm hay không làm vẫn có kinh phí để hoạt động,vv.
Từ những phân tích trên, các đại biểu đều thống nhất, muốn chữa được bệnh “hành chính hóa” thì trước tiên phải xác định lại chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, trong đó, nhiệm vụ số 1 phải là bảo vệ quyền lợi của người lao động; tinh giản bộ máy tổ chức; chủ động được công tác cán bộ. Phương thức hoạt động cũng phải thay đổi một cách căn bản. Cụ thể hiện nay mối quan hệ làm việc giữa cấp trên và cấp dưới của công đoàn phải là mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ (thay vì lãnh đạo ); tập trung chỉ đạo, hướng dẫn cho cơ sở nhiều hơn. Đồng thời để tránh bệnh “hành chính hóa”, từng cấp công đoàn cần lựa chọn những việc làm thiết thực, sát với chức năng của tổ chức công đoàn... của từng đơn vị./.
Related news
- Bộ Y tế phát động, kêu gọi quyên góp ủng hộ người lao động ngành y tế bị thiệt hại do ảnh hưởng bão số 3
- Chung kết “Đặc nhiệm Blouse trắng 2018”
- Bộ Y tế phát động “Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” và tuyên truyền công tác an toàn thực phẩm
- Các cấp công đoàn ngành y tế tiếp tục thực hiện: “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”
- 374 con em ngành y tế nhận học Học bổng Nguyễn Đức Cảnh Khuyến học - khuyến tài
- Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong Hội đồng lương