HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO BỘ

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Wednesday 2024-04-24 09:09

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Tuesday 2024-04-23 04:45

Đảng ủy Bộ Y tế sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 và triển khai quy trình kiện toàn, bổ sung chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025

Tuesday 2024-04-23 04:40

Bộ Y tế kiện toàn lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Y học

Monday 2024-04-22 12:48

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo “Đề án tổng thể phát triển hạ tầng và ứng dụng CNTT phục vụ chuyển đổi số y tế đến năm 2030”

Monday 2024-04-22 09:40

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương làm việc với Chủ tịch Viện Ký ức COVID-19, Cộng hòa Pháp

Saturday 2024-04-20 14:33

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn tham dự chương trình khám, chữa bệnh miễn phí và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Điện Biên

Saturday 2024-04-20 14:25

Giảm số lượng, tăng nguồn lực khi sắp xếp các bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Friday 2024-04-19 09:12

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam

Wednesday 2024-04-17 09:28

Hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Wednesday 2024-04-17 03:58

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiếp Chủ tịch các thị trường mới nổi Toàn cầu của Tập đoàn Pfizer

Wednesday 2024-04-17 03:42

Đã có 40 doanh nghiệp và 239 sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” lần 2

Wednesday 2024-04-17 03:41

Đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý

Tuesday 2024-04-16 13:18

Tăng cường phối hợp, trao đổi để chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Tuesday 2024-04-16 01:53

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn họp giao ban với Cơ quan điều hành Quỹ Phòng, chống Tác hại của Thuốc lá

Tuesday 2024-04-16 01:28

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn dự họp Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 4/2024

Monday 2024-04-15 09:08

Bộ Y tế công bố quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Friday 2024-04-12 10:26

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tiếp lãnh đạo thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa Nhật Bản

Friday 2024-04-12 10:20

Sửa đổi Luật Dược: Khắc phục những bát cập, hạn chế về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Friday 2024-04-12 07:04

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thursday 2024-04-11 07:07

Asset Publisher Asset Publisher

Xác định vật chủ trung gian lây bệnh đậu mùa khỉ

28/05/2022 | 20:06 PM

 | 

Các nhà khoa học lo ngại một số động vật có thể là trung gian truyền bệnh.

Xác định vật chủ trung gian lây bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 1.

Người dân ở châu Âu có thể lây virus cho vật nuôi trong nhà khiến những vật nuôi này trở thành trung gian truyền bệnh cho những người khác

Có thể phải tiêu hủy vật nuôi trong nhà

Do đó, theo hướng dẫn từ ECDC, những vật nuôi trong nhà họ chuột như hamster và chuột lang sẽ bị tiêu hủy nếu cần để ngăn chặn bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Trang dailymail.co.uk đưa tin Chính phủ Anh được cho là cũng đang cân nhắc ban hành những hướng dẫn tương tự. Hiện Anh ghi nhận khoảng 70 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Tuy nhiên, ECDC đánh giá nguy cơ lây chéo từ người sang vật nuôi ở mức rất thấp, đồng thời nêu rõ hiện chưa thể đánh giá cụ thể nguy cơ vật nuôi là vật chủ trung gian lây truyền virus gây bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu. 

ECDC lưu ý giới chức y tế các quốc gia nên phối hợp với các chuyên gia thú y để đảm bảo năng lực xét nghiệm và cách ly vật nuôi từng tiếp xúc với nguồn bệnh. ECDC khuyến nghị cách ly những vật nuôi họ chuột ở các cơ sở cách ly riêng, trong khi những thú nuôi như chó và mèo có thể cách ly tại nhà, ở nơi có không gian ngoài trời thoáng đãng và được bác sĩ thú y thăm khám định kỳ.

Mối đe dọa mới

Bệnh đậu mùa khỉ vốn chỉ xuất hiện ở Tây và Trung Phi mới đây đã lan ra khoảng 20 quốc gia ngoài khu vực này với khoảng 200 ca bệnh được ghi nhận.

Theo chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm Seth Blumberg, từ Đại học California, San Francisco (Mỹ), về cơ bản bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa do các virus cùng chủng gây ra. Do đó, vaccine phòng bệnh đậu mùa cũng có hiệu quả bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ. Các dấu hiệu khi mắc bệnh cũng khá tương đồng như sốt, phát ban, choáng váng và sưng hạch bạch huyết. Điều may mắn là so với bệnh đậu mùa thì bệnh đậu mùa khỉ ít gây biến dạng và tỷ lệ tử vong thấp hơn bệnh đậu mùa. 

Chuyên gia Blumberg nói rằng cơ hội để kiểm soát đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ cao hơn so với COVID-19. Dựa trên lịch sử dịch tễ trong nhiều thập kỷ qua và từ những diễn biến đợt bùng phát mới thời gian vừa qua, bệnh đậu mùa khỉ chưa bùng phát đến mức gây đe dọa như đại dịch COVID-19. Do đó, chuyên gia Blumberg cho rằng có thể lạc quan một cách thận trọng rằng đợt bùng phát này có thể kiểm soát được.

Cảnh giác nguy cơ dịch bệnh

Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình dịch bệnh khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove, cho biết tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện đang trong tầm kiểm soát. Ở giai đoạn hiện nay, các biện pháp y tế cộng đồng như phát hiện sớm, cách ly ca bệnh có thể giúp ngăn chặn bệnh lây từ người sang người. Theo bà, bệnh lây lan do tiếp xúc gần về thân thể như tiếp xúc da, hầu hết các ca mắc đến nay đều ở thể nhẹ.

Trong khi đó, Cố vấn dịch bệnh hàng đầu từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), Susan Hopkins, cho rằng người dân cần đề phòng nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ khi kỳ nghỉ lễ tới gần, cho dù nguy cơ chung trong cộng đồng hiện rất thấp.

Tiến sĩ Rosamund Lewis, phụ trách các bệnh đậu mùa trong chương trình khẩn cấp của WHO cho biết hiện chưa đánh giá được nguy cơ virus biến đổi để lây lan nhanh hơn, nhưng thông thường, virus thuộc chi Orthopoxvirus có xu hướng ổn định, không biến đổi. Theo Tiến sĩ Lewis, các nhà virus học đang nghiên cứu phân tích chuỗi gene đầu tiên của virus này và đến nay chưa có bằng chứng cho thấy virus biến đổi.

Nguồn: SKĐS

Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), về lý thuyết, người dân ở châu Âu có thể lây virus cho vật nuôi trong nhà khiến những vật nuôi này trở thành trung gian truyền bệnh cho những người khác. Tình trạng này nếu xảy ra sẽ dẫn đến virus lây lan trong môi trường hoang dã và có nguy cơ trở thành bệnh đặc hữu lây lan từ động vật sang người tại châu lục này.


Thăm dò ý kiến